Quy hoạch cải tạo và phát triển các cơ cấu dân cư và các giai đoạn thực hiện quy hoạch đó.

Một phần của tài liệu Chuyên đề quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội TS hoàng văn long (Trang 48 - 50)

hoạch đó.

Trên cơ sở đường lối chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước và với sự nhất quán của các mục tiêu trong các dự thảo phải đảm bảo tỷ lệ cân đối và hài hoà giữa cơ cấu dân cư và cơ cấu lao động, cụ thể là nhiệm vụ:

- Tạo ra tỷ lệ cân đối hài hoà giữa lực lượng lao động, khả năng phát triển việc làm với việc duy trì sự phát triển nguồn lao động và việc làm (tái sản xuất lực lượng lao động) các điểm dân cư với sự phát triển của cơ cấu dân cư.

Để giải quyết nhiệm vụ trên, Nhà nước và chính quyền địa phương phải cân đối trên toàn lãnh thổ quốc gia hay các vùng dân cư lực lượng lao động và khối lượng của hạ tầng cơ sở. Do đó trong quá trình quy hoạch và cân đối cần phải xem xét các yêu cầu của các xí nghiệp về lực lượng lao động cũng như nhu cầu của họ về quy mô, công suất của cơ sở hạ tầng xã hội trên cơ sở tiêu chuẩn phát triển và nhu cầu; cần phải tác động điều chỉnh sao cho tương ứng và đáp ứng, đồng thời cũng phải xác định nguồn lao động xã hội cũng như khối lượng của cơ sở hạ tầng xã hội trong vùng. Tiền đề để giải quyết các vấn đề trên là sự phát triển của dân số, của di dân con lắc dao động (trao đổi lao động trong vùng). Phương châm giải quyết là sử dụng nguồn lao động và công trình cơ sở hạ tầng, xuất phát từ việc tăng cường tổ chức không gian lao động xã hội (tập trung, chuyên môn hoá và hợp tác hoá cao hơn) từ mục tiêu đạt được tương quan hiệu quả: không gian - thời gian giữa các nơi ở và làm việc, cũng như từ mục tiêu nâng cao mức sống của dân cư. Với yêu cầu hoàn thiện công tác kế hoạch hoá và quản lý, cần phải nâng nghiệp vụ trong quy hoạch phát triển dân cư và lực lượng lao động, đặt biệt đi sâu vào khai thác giá trị kinh tế của nguồn lao động xã hội; một yếu tố thúc đẩy sản xuất xã hội. Đó là hợp lí hoá lực lượng lao động theo lãnh thổ, nâng cao hiệu suất lao động (tăng tỉ lệ người trực tiếp sản xuất và giảm người gián tiếp sản xuất) tận dụng tốt thời gian lao động trong các cơ sở sản xuất, giảm lao động theo thời vụ...

Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của quy hoạch phân bố dân cư là dự báo chuyển biến dân số. Từ dự báo này cho ta dự định sự thay đổi về lượng dân số trong thời kỳ quy hoạch, để có phương hướng sử dụng, di chuyển dân hợp lý với mục đích sử dụng tốt hơn nguồn lao động sẵn có, nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội.

Giải quyết tốt vấn đề dự báo dân số trong quy hoạch cho phép chúng ta quyết định đúng đắn các nhiệm vụ thực tiễn về xác định nhu cầu tiêu thụ sản phẩm; tổ chức lĩnh vực dịch vụ, xác định tiềm năng nguồn lao động và phân bổ chúng hợp lý giữa các ngành và một loạt các vấn đề khác về tổ chức sản xuất, giao thông, trang thiết bị máy móc . . .

Lượng dân số trong tương lai phải phù hợp với mức độ phát triển sản xuất trong quy hoạch. Nhưng thông thường giữa số lượng dân theo tính toán quy hoạch và lượng dân tính theo phát triển tự nhiên có sự khác nhau, nghĩa là có sự chênh lệch về nguồn lao động, để sử dụng chúng hợp lý phải có những biện pháp cân đối lao động, tổ chức dân số đúng đắn, phù hợp với điều kiện thực tế của vùng.

* Dự báo dân số tương lai.

- Xác định khả năng phát triển dân số tự nhiên (Nt)

Căn cứ vào dân số hiện tại, tốc độ tăng dân số tự nhiên (cho phép), hệ số qui đổi lao động để xác định dân số qua các thời kỳ trong vùng và từng tiểu vùng, từ đó tính ra số lượng lao động trong toàn vùng và tiểu vùng.

Cách tính dân số phát triền tự nhiên: Nt = N p )t 100 1 ( 0 + hay Nt = t v p N     + ± 100 ) ( 1 0

Trong đó: Nt - dân số tương lai (người) N0 - dân số hiện trạng (người).

P - tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình (om).

v - tỷ lệ tăng, giảm cơ học (do nhập vào hay chuyển đi) (%) t - số năm trong giai đoạn dự báo.

Dựa vào cơ cấu lao động ta tính được số lao động tăng tự nhiên. - Xác định khả năng phát triển dân số theo nhu câu lao động (Nk).

Căn cứ vào, mục tiêu và cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất của các ngành, các đơn vị sản xuất kinh doanh, định mức lao động trong từng ngành, từng đối tượng (loại cây trồng, loại gia súc, loại công việc) để xác định nhu cầu lao động qua các thời kỳ trong vùng và tiểu vùng.

Căn cứ vào yêu cầu kỹ năng lao động thực hiện quy trình công nghệ, xác định yêu cầu trình độ lao động, nghề nghiệp. Nk = [100 -(B C)] 100 + × A Trong đó:

Nk - Dân số theo nhu cầu lao động (người)

A - Tổng số lao động trực tiếp trong các ngành sản xuất (lao động)

B(%) - Tỷ lệ dân số lao động gián tiếp, phục vụ (B thường có tỷ lệ 8 – 10%) C(%) - Tỷ lệ dân số không tham gia lao động (trẻ em, người già, tàn tật; C = 50%).

* Biện pháp tổ chức lao động.

So sánh dân số phát triển tự nhiên và dân số tính theo nhu cầu lao động để nghiên cứu giải pháp phân bố dân cư.

Ta có: Nk – Nt = ∆N

Khi ∆N > 10% so với Nk:

Nt > Nk dân số lớn, lao động dư thừa, biện pháp hữu hiệu di chuyển dân đi nơi khác. Nt < Nk dân ít, lao động thiếu cho phép nhập dân đến.

Khi ∆N < 10% so với Nk .Có thể cân đối lao động tại chỗ, bằng cách mở rộng ngành nghề.

2.3.2.2. Phát triển giáo dục - đào tạo

- Đào tạo phổ thông: nhu cầu đào tạo, mục tiêu đào tạo và các giải pháp thực hiện mục tiêu. - Đào tạo nguồn nhân lực: mục tiêu phát triển nguồn nhân lực, nhu cầu đào tạo và các giải pháp đào tạo.

- Luận chứng các chương trình và dự án đầu tư (có phân kỳ theo từng giai đoạn 5 năm).

3.2.3. Y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân

- Mục tiêu phát triển nhu cầu về y tế và chăm sóc sức khoẻ, các giải pháp thực hiện).

- Luận chứng các chương trình và dự án đầu tư (có phân kỳ theo từng giai đoạn 5 năm).

3.2.4. Văn hoá, thông tin, thể dục thể thao

- Mục tiêu nhu cầu và giải pháp thực hiện.

- Luận chứng các chương trình và dự án đầu tư (có phân kỳ theo từng giai đoạn 5 năm).

3.2.5. Mức sống dân cư, xoá đói giảm nghèo

- Mục tiêu, giải pháp thực hiện

- Luận chứng các vấn đề ưu tiên trong việc nâng cao mức sống và xoá đói giảm nghèo (có phân kỳ theo từng giai đoạn 5 năm)

3.2 6. Bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên

- Luận chứng các phương án lựa chọn phương án sử dụng tài nguyên thiên nhiên. + Tài nguyên đất.

+ Các tài nguyên khác.

- Bảo vệ môi trường: đảm bảo môi trường không bị suy thoái trước sự phát triển không ngừng của công nghiệp và các ngành khác.

Một phần của tài liệu Chuyên đề quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội TS hoàng văn long (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w