Xu hướng phát triển dân cư và phân bố lao động

Một phần của tài liệu Chuyên đề quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội TS hoàng văn long (Trang 46 - 48)

Con người có vai trò là yếu tố quyết định trong sự phát triển xã hội, sự phát triển dân số trong các quốc gia, trong tương lai sẽ không theo xu hướng tăng khối lượng mà là nâng cao tuổi thọ của con người song song với việc nâng cao điều kiện và phong cách sống; trọng tâm của vấn đề này là giữ tỷ lệ sinh đẻ phù hợp với nhu cầu của mỗi gia đình và toàn xã hội. Quá trình phát triển dân số sẽ dần dần cân bằng và tháp tuổi dân cư sẽ chuyển từ hình tam giác sang hình trụ. Tuy vậy quá trình này còn phụ thuộc vào chế độ chính trị xã hội của từng quốc gia. Cần phân tách và phân loại phát triển dân số tự nhiên và cơ học theo vùng để xác định hướng phát triển dân số và tính tổng hợp của dân cư trong vùng, xác định việc phân dân cư và lao động trong toàn lãnh thổ cũng như trong từng vùng.

Đặc biệt có ý nghĩa trong phát triển dân cư toàn quốc hay trong các vùng là tăng cơ học hay còn gọi là di dân. Quá trình di dân diễn ra theo các xu hướng sau:

- Di dân đến một nơi khác hoàn toàn ngoài phạm vi vùng đã cư trú và đã làm việc.

- Di chuyển dân cư trong lao động hàng ngày và hàng tuần từ nơi thừa đến nơi thiếu lao động, hay từ nơi ở đến nơi làm việc mà không thay đổi chỗ ở (hiện tượng di dân con lắc trong lao động). Hiện tượng di dân này chủ yếu trong các vùng hay trong khoảng cách gần, chủ yếu từ nông thôn vào các đô thị, từ các đô thị nhỏ vào các đô thị lớn hay trung tâm công nghiệp.

Di dân đi nơi khác phát triển theo các xu hướng:

- Di dân từ các điểm dân cư nhỏ đến các điểm dân cư lớn hơn, từ nông thôn ra các đô thị nhất là các đô thị lớn.

- Di dân từ các vùng có điều kiện sống và lao động, cảnh quan và môi trường xấu đến nơi có điều kiện từ hơn.

- Cường độ và quy mô di dân giảm dần, khi khoảng cách từ nơi đi, nơi đến tăng lên.

Nguyên nhân cơ bản của di dân là do sự nhau về điều kiện sống và lao động, sự phát triển của việc làm giữa các vùng vì các lý do sau:

- Sự thay đổi chức năng của điểm dân cư do xây dựng mới và mở rộng các cơ sở sản xuất và dịch vụ.

- Đô thị hoá nông thôn với sự tăng gia lao động trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

- Tập trung hoá cơ sở hạ tầng trong một điểm dân cư kéo theo nhu cầu lao động. - Tăng số lượng ca, kíp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư…

Di dân là một hiện tượng tồn tại phát triển khách quan và cần thiết cho phát triển kinh tế quốc gia hay của từng vùng. Nó trợ giúp giải quyết các nhiệm vụ dài hạn về phát triển cơ cấu kinh tế, sản xuất, sử dụng và phân bố có hiệu quả nguồn lực lao động xã hội nói riêng và lực lượng sản xuất nói chung.

Di dân con lắc (dao động con lắc trong lao động) cũng đóng góp đáng kể vào tính hiệu quả sản xuất, đáp ứng nhu cầu trong vùng. Công nghiệp hoá và đô thị hoá càng cao thì loại di chuyển dân cư này càng tăng lên. Ở các nước công nghiệp phát triển có tới một phần ba tổng số lao động của xã hội đi làm ở ngoài phạm vi hành chính điểm dân cư nơi ở, chủ yếu trong nội huyện, nội tỉnh.

Di dân con lắc trong lao động vừa có ưu điểm và nhược điểm. Nhiệm vụ của quy hoạch là thông qua giải pháp của quy hoạch phân bố lực lượng sản xuất hợp lý nhất để khai thác và sử dụng tối đa ưu điểm (tính năng động điều phối lao động, chi phí thấp cho xây dựng nhà ở và cơ sở hạ tầng do không phải thay đổi chỗ ở, nhà ở…) và hạn chế ảnh hưởng của nhược điểm (chi phí cho giao thông vận chuyển, hao phí nhiều thời gian đi làm, căng thẳng, mệt mỏi cho người lao động…).

Trong mỗi vùng, sự phát triển của dân cư (gia tăng dân số và di chuyển con lắc trong lao động) cũng khác nhau giữa các điểm dân cư và giữa các vùng kinh tế.

* Gia tăng dân số cơ học (di dân vào)

Sự di chuyển dân số nội vùng phát triển theo các xu hướng:

- Quy mô của các điểm dân cư càng lớn (chủ yếu là đô thị) sự gia tăng dân từ các điểm dân cư nhỏ hơn (chủ yếu là điểm dân cư nông thôn) di chuyển vào cũng càng lớn. Trong quá trình này các điểm dân cư nông thôn hoặc sang quy mô lớn hơn, hoặc mất đất do sát nhập vào các điểm dân cư khác.

- Quy mô di dân nội vùng ở các vùng nông thôn lớn sang quy mô ở các vùng công nghiệp và đô thị lớn (do tỷ lệ đô thị hoá thấp nên cơ cấu di dân biến động mạnh hơn).

* Di dân con lắc trong lao động (trao đổi lao động)

Di dân con lắc trong nội vùng hình thành và phát triển chủ yếu từ các điểm dân cư nông thôn và các đô thị, từ các đô thị nhỏ vào các đô thị lớn. Di dân con lắc theo chiều ngược lại, hình thành và phát triển ở quy mô và cường độ hạn hẹp. Phân biệt theo các vùng kinh tế ta thấy quy mô và cường độ của di dân con lắc trong lao động ở các vùng đô thị lớn và công nghiệp lớn hơn so với quy mô cường độ các vùng nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Chuyên đề quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội TS hoàng văn long (Trang 46 - 48)