Khu vực dịch vụ thương mại và các sản phẩm dịch vụ

Một phần của tài liệu Chuyên đề quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội TS hoàng văn long (Trang 36 - 39)

- Phân tích, đánh giá về sự phát triển, phân bố sản phẩm mũi nhọn và sức cạnh tranh trên thị trường.

- Phân tích, đánh giá hiện trạng một số lĩnh vực và sản phẩm dịch vụ chủ yếu. Tập trung làm rõ các sản phẩm chính: sản phẩm gì, khả năng, thị phần của sản phẩm và mức độ canh tranh thị trường.

- Phân tích, đánh giá về các giải pháp và chính sách thực hiện để phát triển và nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm dịch vụ. Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm có ý nghĩa cho phát triển dịch vụ trong giai đoạn tới.

Nội dung phân tích tập trung vào một số lĩnh vực sau:

- Thương mại nội địa, tiếp thị và sức cạnh tranh (đánh giá và tổng kết các trung tâm thương mại ở thành phố và các huyện, thương mại nông thôn).

- Lĩnh vực xuất nhập khẩu, các sản phẩm xuất khẩu và nhập khẩu chủ yếu. - Các hoạt động dịch vụ ngân hàng, tài chính, bảo hiểm.

- Phát triển kinh tế cửa khẩu.

d. Hiện trạng phát triển và phân bố các ngành văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ, y tế, giáo dục, thể thao, phát thanh, truyền hình…. y tế, giáo dục, thể thao, phát thanh, truyền hình….

- Sự phát triển, phân bố cơ sở vật chất củatừng lĩnh vực. Những thành tựu và tồn tại. - Tình hình thực hiện các chương trình quốc gia trên lãnh thổ của từng địa phương. - Phân tích, đánh giá về các giải pháp và chính sách đã thực hiện. Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm có ý nghĩa cho phát triển trong giai đoạn tới.

Nội dung tập trung phân tích một số lĩnh vực sau: - Công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình;

- Việc làm và giải quyết việc làm; - Giáo dục;

- Y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân; - Văn hoá, thông tin, phát thanh truyền hình; - Thể dục thể thao;

- Hoạt động khoa học và công nghệ; - Hoạt động xoá đó giảm nghèo;

- Một số vấn đề bức xúc về xã hội (tệ nạn xã hội, các vấn đề tôn giáo, dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa....)

1.3.4. Phân tích, đánh giá hệ thống kết cấu hạ tầng

Phân tích, đánh giá hệ thống kết cấu hạ tầng của địa phương cần làm rõ thực trạng hiện nay, trình độ phát triển đến đâu? những thuận lợi và những vấn đề cần đặt ra cho quy hoạch thời kỳ tới.

Nội dung và đối tượng phân tích, đánh giá kết cấu hạ tầng tập trung vào: - Các cửa khẩu đất liền, đầu mối giao thông đường bộ;

- Các trục giao thông chính mang tính liên vùng, liên tỉnh;

- Mạng lưới cung cấp điện, bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin (sử dụng internet, trang bị máy tính và nối mạng điện tử...)

- Hệ thống cấp, thoát nước;

- Mạng lưới các ngân hàng, các cơ sở tài chính, tín dụng.

- Trình độ công nghệ của các ngành, khả năng áp dụng và sáng chế khoa học công nghệ.

- Nhu cầu đổi mới công nghệ (gắn với khả năng cạnh tranh của hàng hoá, tăng năng suất lao động.)

1.3.5. Phân tích thực trạng đầu tư phát triển

- Phân tích, đánh giá thực trạng đầu tư xã hội thời gian qua, tổng đầu tư xã hội qua các thời kỳ, cơ cấu có vốn đầu tư theo ngành và theo lãnh thổ.

- Cơ cấu nguồn vốn đầu tư xã hội, tình hình huy động các giải pháp đã thực hiện nhằm huy động vốn đầu tư đó với từng loại nguồn vốn.

- Đánh giá hiệu quả vốn đầu tư đối với từng vùng, từng lĩnh vực, từng ngành.

1.3.6. Hiện trạng phát triển theo lãnh thổ

Phân tích tình trạng phân hóa, tính hài hoà cần thiết ở từng lãnh thổ; chênh lệch theo lãnh thổ về trình độ phát triển và đời sống dân cư.

- Mức độ tập trung tập trung tiềm lực kinh tế gắn với phát triển mạng lưới đô thị, khu, cụm công nghiệp và các hành lang kinh tế.

- Tình hình phát triển các tiểu vùng và mức độ chênh lệch giữa các tiểu vùng.

1.3.7. Phân tích, đánh giá tác động của cơ chế, chính sách đang thực hiện đến phát triển kinh tế - xã hội triển kinh tế - xã hội

Mục tiêu của nội dung này là thông qua việc phân tích, đánh giá các cơ chế, chính sách đang được thực thi trên địa bàn quy hoạch có tác động và đem lại kết quả như thế nào trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua; từ đó rút ra những nhận xét mang tính tổng kết để luận cứ cho nghiên cứu các nhiệm vụ quy hoạch giai đoạn tới.

1.3.8. Phân tích, đánh giá tổ chức quản lý và thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội xã hội

Thông qua việc phân tích, đánh giá sự tổ chức quản lý và thực hiện quy hoạch thời gian qua từ đó rút ra những nhận xét mang tính luận cứ cho nghiên cứu các nhiệm vụ quy hoạch trong giai đoạn tới.

1.4. Phân tích, đánh giá các yếu tố bên ngoài tác động đến sự phát triển (bối cảnh kinh tế quốc tế, mối quan hệ kinh tế xã hội trong nước và liên vùng) kinh tế quốc tế, mối quan hệ kinh tế xã hội trong nước và liên vùng)

Phân tích, đánh giá các yếu tố bên ngoài nhằm mục đích:

Phân tích, dự báo bối cảnh quốc tế và trong nước nhằm làm rõ sự tác động của bối cảnh quốc tế và khu vực có tác động trực tiếp đến nền kinh tế, tác động của quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp vĩ mô đến phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Yêu cầu khi phân tích, đánh giá cần đáp ứng:

- Tập trung làm rõ các vấn đề liên quan trực tiếp đến địa phương về bối cảnh quốc tế, khu vực tác động của quy hoạch phát triển kinh xã hội vùng.

- Phân tích sự tác động của các yếu tố đó đến quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội.

- Từ đó rút ra được những gì cần đón bắt cơ hội, cần né tránh trong xây dựng quy hoạch.

- Để thực hiện nhiệm vụ này, cần phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương để trao đổi, cung cấp thông tin về những vấn đề trên.

1.4.1. Phân tích, dự báo tác động của bối cảnh quốc tế và khu vực có tác động trực tiếp đến nền kinh tế tiếp đến nền kinh tế

Tuỳ theo đặc thù của từng vùng cần phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương để làm rõ những vấn đề chủ yếu sau:

- Tình hình phát triển kinh tế, chính trị của khu vực và khả năng hợp tác kinh tế giữa vùng với bên ngoài.

- Phân tích dự bảo tác động của yếu tố hội nhập quốc tế đến nền kinh tế của vùng: Phân tích tình hình thị trường thế giới và dự báo nhu cầu và khả năng tiêu thụ, sức cạnh tranh của các mặt hàng chủ yếu của tỉnh trên thị trường thế giới.

- Dự báo triển vọng thị trường và khả năng hợp tác, đầu tư thu hút vốn nước ngoài (FDI, ODA…)

1.4.2. Phân tích tác động của quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cấp vĩ mô đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Đối với nhiệm vụ này, tuỳ theo đặc thù của địa phương cần phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương liền kề để làm rõ:

Phân tích và dự báo vị trí, vai trò của địa phương trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước và vùng.

Yêu cầu đặt ra của vùng đối với địa phương.

Dự báo triển vọng thị trường trong nước và mối quan hệ liên vùng: phân tích tình hình và dự báo triển vọng thị trường trong nước, xác định xu thế ảnh hưởng đối với vùng về trao đổi hàng hoá và các nguồn lực (nguyên liệu, năng lượng, thiết bị, hàng tiêu dùng, vốn đầu tư, nguồn nhân lực). Phân tích khả năng hợp tác, cạnh tranh đối với các khu vực khác trong cả nước.

1.5. Phân tích các lợi thế, hạn chế và thách thức

Các lợi thế so sánh và cơ hội phát triển

- Phân tích có tính chất so sánh các dạng tiềm năng của vùng dự án với các vùng khác để rút ra các lợi thế so sánh có khả năng khai thác vào mục tiêu phát triển.

Nguyên nhân của những thành tựu và tồn tại phát triển kinh tế - xã hội của vùng thời gian qua. Rút ra các bài học kinh nghiệm để khắc phục trong thời gian tới.

- Tác động của yếu tố quản lý và các chính sách đến phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai.

Những hạn chế và thách thức

- Thách thức trước bối cảnh quốc tế, xu thế biến động của thế giới có nguy cơ ảnh hưởng tích cực, tiêu cực đến sự phát triển của vùng.

- Thách thức trước những biến động khó dự báo được về các nguồn lực, về khoa học kỹ thuật, về môi trường, về thị trường....

- Thách thức trước nhu cầu về vật chất, tinh thần tăng lên không ngừng của người dân.

Một phần của tài liệu Chuyên đề quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội TS hoàng văn long (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w