Nông, lâm ngư ngư nghiệp và sản phẩm chủ lực

Một phần của tài liệu Chuyên đề quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội TS hoàng văn long (Trang 35 - 36)

- Phân tích, đánh giá về sự phát triển, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn, các sản phẩm nông nghiệp mũi nhọn của địa phương và sức cạnh tranh của sản phẩm. Cần đánh giá trong thời gian 10 năm 20 năm để thấy được sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ, cơ cấu sản xuất theo hướng phát triển. Hiện nay, việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất đang được tất cả các địa phương thực hiện thông qua nhiều chương trình, nội dung hành động cụ thể như tăng vụ, chuyển sang cây trồng có giá trị kinh tế cao, chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi trồng thuỷ sản… như vậy dần dần đang hình thành những vùng sản xuất hàng hóa có thế mạnh hay những sản phẩm chủ lực của từng địa phương. Trong quá trình chuyển đổi này cũng nảy sinh không ít khó khăn và tồn tại đó là sự bền vững về kinh tế và môi trường, vấn đề lao động dư thừa ở vùng nông thôn, vấn đề kết cấu bề mặt đất bị thay đổi lớn cũng có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng này.

- Phân tích, đánh giá thực trạng ứng dụng của tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp: giống, công nghệ sinh học, công nghệ bảo quản, chế biến…

- Phân tích, đánh giá về bố trí sản xuất nông, lâm nghiệp theo lãnh thổ, bao gồm:

Nông nghiệp: (cơ cấu sản xuất, các vùng tập trung, giống, kỹ thuật bảo quản, công nghệ chế biến).

Tình hình phát triển các sản phẩm hàng hoá từ các loại cây trồng, vật nuôi chủ yếu. Đánh giá về quy mô và cơ cấu, sản phẩm theo từng loại cây trồng và vật nuôi chủ yếu, những thành công và tồn tại.

Lâm nghiệp: (cơ cấu sản xuất, vùng nguyên liệu, cây đặc sản, phủ xanh đất trống đồi núi trọc).

Tình hình phát triển các hàng hóa từ rừng: những thành công và tồn tại trong quá trình phát triển lâm nghiệp theo hướng hàng hoá. Đánh giá sự kết hợp chặt chẽ và hợp lý giữa

trồng rừng đưa lại hiệu quả kinh tế và bảo về môi trường, vừa nâng cao đời sống người dân bản địa vừa cải tạo và bảo vệ trường của cả cộng đồng.

Ngư nghiệp: (cơ cấu sản xuất, phát triển các vùng nuôi tập trung, giống, kỹ thuật bảo quản, công nghệ chế biến, năng lực đánh bắt…)

Tình hình đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, thị trường mặt hàng thuỷ sản, những thành công và yếu kém, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm có ý nghĩa cho phát triển ngư nghiệp trong giai đoạn tới.

- Phân tích, đánh giá về phát triển kinh tế nông thôn theo các mục tiêu. Kinh tế vùng nông thôn gắn chặt với sản xuất nông lâm ngư nghiệp, như vậy phát triển nông thôn theo các tiêu chí của sự phát triển bền vững đòi hỏi nông nghiệp phải nắm vai trò quan trọng nhất quyết định sự nghiệp nông nghiệp nông thôn.

- Phân tích, đánh giá về các giải pháp và chính sách đã thực hiện thời gian vừa qua. Các giải pháp, cơ chế nào còn phù hợp hay cần điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu của thực tế. Nguyên nhân bài học kinh nghiệm có ý nghĩa cho phát triển lâm nghiệp trong giai đoạn tới.

Một phần của tài liệu Chuyên đề quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội TS hoàng văn long (Trang 35 - 36)