0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

xuất mô hình hệ thống CDMA đa người dùng đa tải tin dùng gó

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT WAVELET TRONG HỆ THỐNG THÔNG TIN TRẢI PHỔ CDMA1 (Trang 94 -95 )

3.3.1 Giới thiệu

Hệ thống đa truy nhập theo mã đa người dùng đa tải tin dùng gói Wavelet (WP- MC/MU-CDMA) là mô hình cho kỹ thuật tách sóng đa truy cập thay cho bộ tách sóng giả tương quan. Đặc tính của hệ thống được phân tích dùng kênh fading Nakagami.

Trong truyền thông kỹ thuật phân tán dùng ở máy thu đạt hiệu quả cao, có cải thiện đặc tính của các hệ thống truyền thông bằng việc có nhiều hơn một bản sao tín hiệu mong muốn. Tín hiệu nhận được từ một số đường sẽ mang theo các thông tin tương tự được kết hợp để cải thiện SNR. Phối hợp kỹ thuật phân tán có thể dựa trên lĩnh vực tần số, không gian (ăng-ten) hoặc thời điểm nhận tín hiệu phối hợp với ăng- ten, nó là kỹ thuật được áp dụng nhiều nhất. Tuy nhiên về thực tế thì các máy thu thường yêu cầu nhỏ, đơn giản và rẻ tiền. Điều này sẽ không thực tế khi triển khai nhiều ăng - ten nhận tại đơn vị di động. Do đó đây là lý do phối hợp nhiều ăng-ten nhận tại trạm cơ sở. Trong phần này ba phương pháp được xem xét đó là: Phân tập lựa chọn (SD), phối hợp bằng độ tăng ích (EGC), và phối hợp tỷ lệ tối ưu (MRC). Trong đó phân tập lựa chọn (SD) là sau khi nhận được tín hiệu giải điều chế khác nhau, máy thu sẽ giám sát tất cả các tín hiệu nhận được cùng một lúc và lựa chọn các nhánh với SNR

cao nhất ở đầu ra của bộ phối hợp và bỏ qua các tín hiệu khác. Còn phối hợp bằng độ tăng ích (EGC) là dựa trên sự phối hợp các đường tín hiệu với số lượng bằng nhau. Nói cách khác, tất cả các đường tín hiệu nhận được có tầm quan trọng như nhau và chúng được thêm vào để đầu ra SNR nhận được tín hiệu. Phối hợp tỷ lệ tối ưu (MRC) là sự phối hợp kỹ thuật phân tán tối ưu. Bộ phối hợp có xu hướng nhấn mạnh các tín hiệu với đường tăng ích cao hơn để tín hiệu với công suất cao hơn sẽ có nhiều đóng góp trong kết quả tín hiệu tại đầu ra của các bộ phối hợp. Điều này được thể hiện bằng bình phương đường tăng ích của tất cả các tín hiệu nhận được. mỗi tín hiệu ở máy thu có số lượng bằng đường tăng ích của nó, sau đó chúng được cộng với nhau để có được SNR ởđầu ra.

Phân tập lựa chọn (SD), phối hợp bằng độ tăng ích (EGC), và phối hợp tỷ lệ tối ưu (MRC) chúng được kiểm tra và so sánh. Vì mỗi khi phối hợp các kỹ thuật, đặc tính xác suất lỗi bít (BER) xác suất ngừng chạy được phân tích khác nhau do tính đa dạng và fading.

Hệ thống đã đơn giản hóa và giảm phức tạp khi sự tách sóng đa người dùng ứng dụng hệ thống WP-MC/MU-CDMA. Mặc dù một số giả định được đảm bảo rằng mỗi dải con của hệ thống không có tính chọn lọc và lệ thuộc vào fading độc lập.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT WAVELET TRONG HỆ THỐNG THÔNG TIN TRẢI PHỔ CDMA1 (Trang 94 -95 )

×