NHỮNG TIỀN ĐỀ KHÁCH QUAN ĐỂ ĐẨY MẠNH SỰ NGHIỆP CÔNG

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH tế xã hội với sự NHẬN THỨC CON ĐƯỜNG đi lên CNXH ở VIỆT NAM TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 54 - 57)

NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở NƯỚC TA

1. Tạo vốn cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Vốn là tiền đề quan trọng nhất để thực hiện thành công CHN, HĐH. Có hai nguồn để tích lũy vồn là nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài. Trong đó nguồn vốn trong nước xét về lâu, về dài là nguồn vốn chủ yếu, có vai trò quyết định, còn nguồn vốn bên ngoài cũng rất quan trọng, nhất là trong chặng đầu của thời kỳ quá độ lên CNXH.

- Nguồn vốn trong nước được tích lũy từ nội bộ nền kinh tế quốc dân, dựa trên cơ sở hiệu quả nền sản xuất, là lao động thặng dư của tất cả các thành phần kinh tế.

Con đường cơ bản để giải quyết vấn đề tích lũy vốn trong nước là tăng năng suất lao động xã hội trên cơ sở úng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và cộng nghệ, hợp lý hóa sản xuất, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực về lao động, tài nguyên, vị trí địa lý, thực hành tiết kiệm.

- Nguồn vốn bên ngoài được huy động từ các nước trên thế giới bằng nhiều hình thức khác nhau như viện trợ vốn, vốn vay ngắn hạn, dài hạn, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài… Biện pháp cơ bản để thu hút nguồn vốn này là: đảy mạnh mở rộng các nguồn vốn hợp tác quốc tế, tạo môi trường đầu tư thuận lợi.

- Cùng với việc tạo vốn, vấn đề quan trọng là phải có phwuowng thức sử dụng, quản lý vốn tối ưu và có hiệu quả cao.

2. Đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

CNH, HĐH đòi hỏi phải có nguồn nhân lực đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng để tổ chức, triển khai và thực hiện thành công những chủ trương biện pháp xây dựng và phát triển kinh tế.

Để đáp ứng yêu cầu đó thì phải coi con người và đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển kinh tế, phải coi việc đầu tư cho giáo dục và đào tạo là một trong những định hướng của đầu tư phát triển, giáo dục, đào tạo phải thực sự là quốc sách hàng đầu. Đồng thời phải đảm bảo dinh dưỡng, phát triển y tế, cải thiện môi trường sống, môi trường làm việc nhằm nâng cao thể lực cho người lao động.

3. Xây dựng tiềm lực khoa học, công nghệ theo yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá. đại hoá.

Khoa học và công nghệ là động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta còn thấp kém, tiềm lực khoa học, công nghệ còn yếu nên muốn thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH với tốc độ nhanh thì phải xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ thích ứng.

Trong giai đoạn trươc mắt cần tập trung giải quyết các vấn đề sau:

- Một là, vận dụng và phát triển CN Mác-Lênin, tư tưởng HCM để xây dựng cơ sở khoa học cho việc hoạch định và triển khai đường lối, chủ trương CNH, HĐH đạt hiệu quả cao với tốc độ nhanh.

- Hai là, đảy mạnh công tác nghiên cứu khoa học để đánh giá chính xác nguồn tài nguyên quốc gia, nắm bắt công nghệ cao cùng những tành tựu mới về khoa học… từ đó đề xuất một số chiến lược đúng đắn cho việc ứng dụng vào các ngành kinh tế - xã hội một cách nhanh chóng nhằm khai thác và sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên quốc gia.

- Ba là, chú trọng đúng mức nghiên cứu cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên để làm chỗ dựa lâu dài cho nghiên cứu ứng dụng triển khai và tiếp cận những thành tựu mới về KH-CN.

- Bốn là, mở rộng hợp tác KH-CN với các nước và các tổ chức quốc tế nhằm tiếp cận, kế thừa những thành tựu khoa học - công nghệ của thế giới; tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của quốc tế.

- Năm là, xây dựng tiềm lực nhằm phát triển nền khoa học tiên tiến, bao gồm đảy mạnh các hình thưc đào tạo và sử dụng cán bộ khoa học, chú trọng đào tạo các chuyên gia đầu ngành, tăng cương cơ sở vật chất - kỹ thuậtcho các ngàn khoa học và công nghệ.

4. Điều tra cơ bản, qy hoạch và dự báo phát triển.

Bất cứ quốc gia nào trên thế giới khi thực hiện CNH cũng phải được tiến hành trên có sở điều kiện cụ thể của đất nước, trên cơ sở khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên, phat huy thế mạnh và tiềm lực kinh tế, xuất phát từ đặc điểm kinh tế - xã hội của đất nước. Do đó, điều tr cơ bản, quy hoạch và dự báo phát triển là một trong những tiền đề quan trọng đảm bảo chắc chắn cho thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

5. Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.

Ngày nay, cuộc CMKH-CN và xu hướng toàn cầu hóa về kinh tế ngày càng sâu, rộng đã và đang tạo ra mối liên hệ và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trên thế giới; đồng thời cũng tạo ra khả năng và điều kiện để các quốc gia tham gia vào phân công và hợp tác quốc tế.

Vì vậy, việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại đối với nước ta là một tất yếu kinh tế nhằm tranh thủ vốn, kỹ thuật, công nghệ, kinh nghiệm tổ chức quản lý của cá nước để đảy nhanh quá trình CNH, HĐH.

- Để tranh thủ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài đòi hỏi phải có đường lối kinh tế đối ngoại đúng đắn nhằm kết hợp được sực mạnh của dân tộc với sực mạnh của thời đại, giữ vững độc lập, chủ quyền của dân tộc, xây dựng thành công CNXH.

6. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của nhà nước là tiền đề quyệt định sự thành công trong sự nghiệp CNH, HĐH.

- Trước hết là phải giữ ổn định về chính trị, ĐCSVN phải là người duy nhất, trực tiếp và toàn diện mọi hoạt động của xã hội Việt Nam. Sau đó là phải được tiên hành theo đường lối, quan điểm của Đảng.

- Tăng cường vai trò quản lý kinh tế - xã hội phải được tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện hệ thống pháp luật, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH tế xã hội với sự NHẬN THỨC CON ĐƯỜNG đi lên CNXH ở VIỆT NAM TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w