Những quan điểm phương pháp luận xuất phát để xây dựng CNXH ở nước ta

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH tế xã hội với sự NHẬN THỨC CON ĐƯỜNG đi lên CNXH ở VIỆT NAM TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 32 - 36)

III. QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI – CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN TẤT

2.Những quan điểm phương pháp luận xuất phát để xây dựng CNXH ở nước ta

- Coi trọng vai trò và bản chất Nhà nước, thể hiện đầy đủ quyền lực và nguyện vọng của nhân dân. Thiết lập nền dân chủ XHCN, quyền lực của nhân dân được khẳng định và thực hiện bằng pháp luật, mang tính công khai, bình đẳng, dân chủ và tiến bộ.

- Thực hiện những biến đổi mang tính cách mạng trên cả ba lĩnh vực: LLSX, QHSX, KTTT của xã hội:

+ Coi phát triển LLSX là nhiệm vụ trung tâm, hàng đầu, tạo tiền đề kinh tế vững chắc cho sự ra đời của phương thức sản xuất XHCN.

Để phát triển mạnh mẽ LLSX trong điều kiện cách mạng khoa học và công nghệ đang diễn ra như vũ bão và điều kiện xuất phát rất thấp của đất nước, đòi hỏi chúng ta phải đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phải có quan niệm chủ trương mới về CNH- HDH. CNH- HDH không phải chỉ ưu tiên phát triển những ngành công nghiệp truyền thống theo kiểu cổ điển mà là lựa chọn những ngành công nghệ thích hợp, xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống thông tin, tạo tiềm năng ứng dụng khoa học công nghệ kỹ thuật, hệ thống thông tin, tạo tiềm năng ứng dụng khoa học- công nghiệp mới, giải phóng và khai thác tiềm năng để phát triển LLSX. Với công nghệ mới, giải phóng và khai thác mọi tiềm năng để phát triển LLSX. Với mục tiêu đó, CNH- HDH phải được thực hiện trong sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Chủ trương CNH- HDH ở nước ta đã được các kỳ đại hội của Đảng nhấn mạnh và hoàn thiện. Đại hội IX của Đảng ta đã khẳng định: “ Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt nam theo con đường XHCN trên nền tảng của chủ nghĩa Mac-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”.

+ Phù hợp với sự phát triển LLSX, thiết lập từng bước QHSX XHCN từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu. Việc xây dựng chế độ công hữu phải là kết quả hợp quy luật của quá trình xã hội hóa thực sự chứ không thể tạo ra bằng biện pháp hành chính, cưỡng ép. Trở lại đúng quy luật phát triển tự nhiên của kinh tế, chuyển tự quan hệ hiện vật sang quan hệ hàng hóa- tiền tệ. Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu. Để xây dựng QHSX như vậy: “Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển

nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”.

“Mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân. Phát triển lực lượng sản xuât hiện đại gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp trên cả ba mặt sở hữu, quản lý và phân phối”.

“ Kinh tế thị trường định hướng XHCN có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế Nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc”.

+ Xây dựng Kiến trúc thượng tần phải gắn liền với sự phát triển kinh tế, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Xây dựng KTTT bao gồm nhiều nhiệm vụ, trong đó trọng tâm là phải không ngừng đổi mới hệ thống chính trị, nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, nâng cao vai trò của các tổ chức quần chúng, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

- Tiến hành cuộc cách mạng XHCN trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa: Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc nhằm không ngừng nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Phát huy nhân tố con người, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực để xây dựng một xã hội văn minh. Đại hội IX chỉ rõ: “Mọi hoạt động văn hóa nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng động, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hóa, quan hệ hài hòa trong gia đình, cộng đồng và xã hội”.

Những nguyên tắc phương pháp luận trên đây là tổng hợp các quan điểm cơ bản nhằm xây dựng mô hình XHCN ở nước ta. Trong đó cần chú trọng một cách đồng thời cả ba mặt cấu thành HTKTXH.

* Vận dụng học thuyết hình thái kinh tế-xã hội vào xây dựng CNXH ở nước ta hiện nay.

* Học thuyết hình thái kinh tế-xã hội là cơ sở để chúng ta khẳng định con đường và tính tất yếu của việc bỏ qua chế độ TBCN tiến thẳng lên CNXH ở nước ta.

+ Đi lên CNXH ở nước ta là hoàn toàn phù hợp với qui luật khách quan và xu thế phát triển tất yếu của lịch sử.

-> Nó vẫn năm trong tiến trình lịch sử -tự nhiên của sự phát triển.

-> Phù hợp với xu thế phát triển tất yếu của thời đại ngày nay( thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới – trong bối cảnh phức tạp của đời sống chính trị thế giới Đảng ta vẫn tiếp tục khẳng định: cuối cùng loài người nhất định sẽ tiến tới CNCS).

+ Đi lên CNXH là nguyện vọng,quyết tâm và ý chí của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta (vấn đề này không phải cho tới hôm nay Đảng ta mới khẳng định- mà ngay từ khi mới thành lập vào năm 1930 trong cương lĩnh chính trị của Đảng đã khẳng định : là hoàn thành cách mạng tư sản dân quyền và tiến thẳng lên CNXH không kinh qua giai đoạn phát triển TBCN và đây là sự lựa chọn chính trị tự nguyện của tuỵêt đại nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt nam).

+ Những cơ sở kinh tế, kỹ thuật và tài nguyên quốc gia cùng những thành quả to lớn của sự nghiệp cách mạng, là những tiền đề kinh tế – kỹ thuật để chúng ta đi lên CNXH và bỏ qua chế độ TBCN (đi lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN ở nước ta không chỉ có những tiền đề về chính trị, mà còn có những tiền đề kinh tế – vật chất cho phép)

+ Những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới đất nước trong hơn 15 năm qua đã khẳng định tính đúng đắn của việc bỏ qua chế độ TBCN tiến thẳng lên CNXH ở nước ta.

-> Đại hội IX của Đảng ta đã khẳng định: “ Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt nam theo con đường XHCN trên nền tảng của chủ nghĩa Mac-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”.

*Về điều kiện đi lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN ở nước ta: có cả hai mặt thuận lợi và khó khăn, trong đó những thuận lợi là rất cơ bản.

Thuận lợi:

- Vai trò lãnh đạo của Đảng ta được giữ vững. 34

- Nhân dân ta có lòng nồng nàn yêu nước, luôn gắn bó với chế độ xã hội chủ nghĩa, với Đảng và tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng.

- Những cơ sở kinh tế, chính trị, xã hội của CNXH ở nước ta ngày càng được củng cố; mặt khác với nguồn nhân lực dồi dào, tài nguyên đất nước phong phú là những điều kiện thuận lợi để chúng ta xây dựng thành công CNXH.

- Những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới đất nước đã tạo ra cho đất nước ta thế và lực mới; xu thế hội nhập, mở cửa hiện nay cũng tạo ra cho chúng ta những điều kiện thuận lợi trong qua trình xây dựng CNXH.

Khó khăn, thách thức:

Hiện nay chúng ta cũng đang đứng trước nhièu khó khăn và thách thức lớn (khó khăn này được biểu hiện tập trung ở 4 nguy cơ mà Đảng ta đã chỉ ra), đó là: chệch hướng XHCN; tụt hậu về kinh tế ; diến biến hoà bình của CNĐQ; tham nhũng.

Chú ý : những nguy cơ này hiện nay cùng liên kết, tác động đòi hỏi chúng ta không chỉ nhận thức, mà còn phải có phương hướng, biện pháp đấu tranh, khắc phục.

Kết luận: Trong điều kiện hiện nay Việt nam có đủ điều kiện, khả năng đi lên CNXH, bỏ qua chế độ TBCN và xây dựng thành công CNXH.

* Vận dụng học thuyết hình thái kinh tế-xã hội vào xây dựng, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xây dựng và phát triển kinh tế thị trường XHCN ở nước ta hiện nay là vấn đề mạng tính tất yếu, khách quan để phát triển LLSX, tạo dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật cho CNXH. ( Hiện nay Đảng và nhà nước ta nhất quán với phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN).

- Kinh tế thị trường chúng ta xây dựng không đồng nhất với kinh tế thị trường TBCN, đây là kinh tế thị trường định hướng XHCN.

+ Kinh tế thị trường ở nước ta đặt dưới sự quản lý của nhà nước XHCN.

+ Mục đích của nó là phát triển LLSX, tạo dựng cơ sở vật chất cho CNXH và nâng cao đời sống cho nhân dân.

- Thực tiễn từ khi chúng ta chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung, bao cấp sang phát triển kinh tế thị trường XHCN, đã đưa kinh tế đất nước phát triển và đạt được nhiều thành tựu to lớn.

- Tuy nhiên, phát triển kinh tế thị trường cần phải khắc những tiêu cực xã hội do mặt trái của nó sinh ra (hiện nay, tác động tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trường là không nhỏ, đòi hỏi chúng ta phải chủ động đấu tranh, khắc phục).

* Thực hiện CNH,HĐH đất nước và kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với các lĩnh vực khác của đời sống xã hội

- Phát triển kinh tế, đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước là nhiệm vụ trung

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH tế xã hội với sự NHẬN THỨC CON ĐƯỜNG đi lên CNXH ở VIỆT NAM TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 32 - 36)