Sự cần thiết khách quan phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH tế xã hội với sự NHẬN THỨC CON ĐƯỜNG đi lên CNXH ở VIỆT NAM TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 36 - 40)

IV. PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ

1. Sự cần thiết khách quan phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam

1.1. Sự tồn tại khách quan và ý nghĩa của việc phát triển kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường.

a. Khái niệm

Kinh tế thị trường là một hình thức tổ chức kinh tế phát triển cao của kinh tế hàng hoá trong đó toàn bộ các yếu tố “đầu vào” và “đầu ra” của sản xuất đều được thực hiện qua thị trường.

+ Phân biệt kinh tế thị trường với kinh tế hàng hóa:

KTTT KTTT hỗn hợp

KTTT có sự điều tiết of N.nước

Các quan hệ KT đều được thực hiện trên thị trường 36

KTTT tự do cạnh tranh. thông qua trao đổi mua bán KTHH xuất hiện vào thời kỳ tan dã của chế độ công xã nguyên thủy do:

- Phân công lao động xã hội.

- Sự xuất hiện của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.

Khi kinh tế hàng hóa ra đời thì thị trường cũng ra đời và phát triển theo. Khi thị trường phát triển hoàn chỉnh, đồng bộ thống nhất trong cả nước và gắn liền với thị trường nước ngoài thì kinh tế thị trường xuất hiện. KTHH và KTTT giống nhau về bản chất (thông qua trao đổi và mua bán) chỉ khác nhau về trình độ phát triển.

b. Những điều kiện để phát triển kinh tế thị trường ở nước ta

- Phân công lao động xã hội ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu đã phá vỡ tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế tự nhiên và thúc đảy nền kinh tế hàng hóa phát triển, làm cho trao đổi hàng hóa trên thị trường phát triển mạnh mẽ hơn.

- Sự tồn tại và phát triển của nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế và sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng về tư liệu sản xuất đã tạo nên sự tách biệt kinh tế giữa các chủ thể kinh tế cũng là điều kiện tất yếu cho sự tồn tại và phát triển kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường ở nước ta.

- Đa số các nước hiện nay trên thế giới đều phát triển theo mô hình kinh tế thị trường vì vậy nước ta muốn hoà nhập vào nền kinh tế quốc tế cũng phải phát triển theo mô hình kinh tế thị trường.

Kết luận: sự tồn tại và phát triển của KTTT ở Việt Nam là một tất yếu khách quan. Tại Đại hội của Đảng lần IX đã khẳng định mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

c. Lợi ích của việc phát triển nền KT hàng hóa, KTTT ở nước ta:

- Thực hiện xã hội hóa, chuyên môn hóa lao động, từ đó thúc đảy phát triển lực lượng sản xuất.

- Làm cho nền kinh tế nước ta phát triển năng động (kích thích tính năng động sáng tạo của các chủ thể kinh tế).

- Sản phẩm xã hội ngày càng phong phú (kích thích việc nâng cao chất lượng cải tiến mẫu mã cũng như tăng số lượng hàng hoá dịch vụ…) đáp ứng được nhu cầu đa dạng của nhân dân.

- Đào tạo được những người sản xuất, kinh doanh giỏi, hình thành đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ cao, lao động lành nghề đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước.

1.2. Đặc điểm kinh tế thị trường trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam.

a. Nền kinh tế thị trường còn ở trình độ kém phát triển

- Nước ta đang trong quá trình chuyển biến từ nền kinh tế hàng hoá kém phát triển mang nặng tính tự cung tự cấp sang nền kinh tế hàng hoá phát triển từ thấp đến cao.

- Biểu hiện của nền kinh tế hàng hoá kém phát triển:

+ Kết cấu hạ tầng vật chất và xã hội ở nước ta còn ở trình độ thấp. Trình độ công nghệ lạc hậu (2/7 của thế giới); máy móc cũ kỹ (2-3 thế hệ, có lĩnh vực 4-5 thế hệ); quy mô sản xuất nhỏ bé; năng suất lao động chỉ = 30% mức trung bình của thế giới; giao thông, thông tin liên lạc lạc hậu.

+ Cơ cấu kinh tế còn mất cân đối và kém hiệu quả. Cơ cấu kinh tế nước ta còn mang nặng đặc trưng của một cơ cấu kinh tế nông nghiệp (Nông nghiệp sử dụng gần 70% lực lượng LĐ nhưng chỉ tạo ra khoảng 26% GDP); các ngành kinh tế công nghệ cao chưa phát triển, chiếm tỷ trọng thấp..

+ Chưa có thị trường theo đúng nghĩa của nó (có cấu thị trường chưa đầy đủ; thị trường tiền tệ, vốn chưa phát triển; chưa có thị trường sức lao động theo đúng nghĩa).

+ Thu nhập quốc dân và thu nhập bình quân đầu người còn thấp, do đó sức mua hàng hoá còn thấp, tỷ suất hàng hoá chưa cao.

+ Còn chịu ảnh hưởng lớn của mô hình kinh tế chỉ huy với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp.

b. Nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

- Mỗi thành phần kinh tế có bản chất kinh tế khác nhau, chịu sự tác động của các quy luật kinh tế khác nhau, do đó bên cạnh tính thống nhất của các thành phần kinh tế chúng còn khác nhau và mâu thuẫn khiến cho nền kinh tế thị trường ở nước ta có khả năng phát triển theo những phương hướng khác nhau.

- Vì vậy một mặt khuyến khích làm giàu chính đáng của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, Nhà nước phải sử dụng nhiều biện pháp để ngăn chặn và hạn chế những tiêu cực,những khuynh hướng tự phát, hướng sự phát triển của các thành phần kinh tế này theo định hướng XHCN.

c. Nền kinh tế thị trường phát triển theo cơ cấu kinh tế “mở”.

Đây là xu hướng phát triển tất yếu của các quốc gia trên thế giới. Vì vậy, cần chủ động hội nhập, chuẩn bị tốt để chủ động tham gia vào khu vực hóa và toàn cầu.

d. Nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa với sự quản lý vĩ mô của nhà nước.

Đây là đặc điểm cơ bản nhất của KTTT ở nước ta, là sự khác biệt so với nền sản xuất hàng hóa giản đơn cũng như so với nền kinh tế thì trường ở các nước tư bản chư nghĩa. Đặc điểm này cũng chính là mô hình kinh tế khái quát trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta.

1.3. Đặc trưng chủ yếu của kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.

Nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta một mặt vừa có những tính chất chung của nề KTTT, mặt khác lại được dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi nguyên tắc và bản chất của CNXH. Do đó, nó có những đặc trưng cơ bản sau:

* Mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa:

- Phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.

- Nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân lao động và mọi thành viên trong xã hội.

- Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn với xây dựng QHSX mới phù hợp trên cả ba mặt:

+ Về sở hữu: phát triển theo hướng còn tồn tại các hình thức sở hữu khác nhau, nhiều thành phần kinh tế khác nhau trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

+ Về quản lý (cơ chế vận hành): cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước.

+ Về phân phối: thực hiện nhiều hình thức phân phối, trong đó phân phối 39

chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội.

* Tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường nước ta còn thể hiện ở chỗ tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hoá, giáo dục, xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

1.4. Những giải pháp để phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.

- Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần.

- Mở rộng phân công lao động, phát triển kinh tế vùng, lãnh thổ, tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường.

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Giữ vững ổn định chính trị, hoàn thiện hệ thống luật pháp, đổi mới các chính sách tài chính, tiền tệ, giá cả.

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống điều tiết kinh tế vĩ mô, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế và các nhà kinh doanh giỏi.

- Thực hiện chính sách đối ngoại có lợi cho phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH tế xã hội với sự NHẬN THỨC CON ĐƯỜNG đi lên CNXH ở VIỆT NAM TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w