III. QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI – CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN TẤT
1. Nhận thức lại về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ
a. Tại sao phải nhận thức lại?
+ Dựa trên sự phân tích trực tiếp những mâu thuẫn cơ bản của CNTB trong giai đoạn đầu, đặc biệt là mâu thuẫn giữa LLSX và QHSXTBCN, dựa vào triển vọng của phong trào công nhân Mác và Ăngghen đã đưa ra dự đoán về sự phát triển của xã hội loài người trong tương lai là tất yếu tiến tới HTKT-XH CSCN mà giai đoạn đầu là CNXH. Trong dự đoán khoa học của mình, Mác và Ăngghen đã đua ra phác họa về những đường nét chủ yếu của xã hội tương lai ấy: LLSX mang tính xã hội hóa cao, xã hội điều tiết và trao đổi sản phẩm một cách có kế hoạch, mọi sự phân chia giai cấp và áp bức giai cấp bị xoa bỏ, sản xuất được tiến hành trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, con người được phát triển do những năng lực cá nhân của mình. Những phác họa ấy là rất quý báu nhưng cũng chỉ là sự phác họa chủ yếu, chưa đầy đủ, cần pahir tiếp tục bổ sung hoàn thiện. V.I.Lênin đã từng chỉ rõ “Chúng ta không hề coi lý luận của Mác như những gì đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm; trái lại, chúng ta tin răng lý luận đó chỉ đặt nền móng cho môn khoa học mà những người XHCN phải phát triển hơn nữa về mọi mặt, nếu họ không muốn lạc hậu với cuộc sống”.
+ Mác và Ăngghen đã từng lưu ý về xây dựng CNCS: “CNCS không phải là một trạng thái cần phải sáng tạo ra, không phải là một lý tưởng mà hiện thực phải khuôn theo. Chúng ta gọi CNCS là một phong trào hiện thực, nó xóa bỏ mọi trạng
thái hiện nay. Những điều kiện của phong tròa ấy là kết quả của những tiền đề hiện đang tồn tại”.
- Thực tiễn xây dựng CNXH trong những năm trước đây:
Trong nhiều năm trước đây, lý luận về CNXH không những không được bổ sung, phát triển cho phù hợp với sự biến đổi của thực tiễn mà lại được giải thích một cách máy móc, giáo điều và được áp dụng một cách dập khuôn máy móc làm cho CNXH hiện thực ở nhiều nước bị biến dạng, dẫn đến khủng hoảng, tan rã. Nguyên nhân chủ quan là do chúng ta chưa có sự phân biệt rõ các giai đoạn của CNCS , lấy đặc trưng bản chất của CNCS áp dụng cho giai đoạn xây dựng CNXH, chưa phân biệt rõ CNXH với thời kỳ quá độ tiến lên CNXH, chưa có sự nhận thức và vận dụng đúng đắn quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX và hệ thống quy luật khách quan.
Cụ thể Đảng ta có nhiều thành công trong nhận thức vận dụng quy luật này. Mặc dù có những hạn chế cụ thể nhưng về cơ bản là đúng.
Trước 1986: Chúng ta chưa nhận thức quy luật này một cách đúng đắn
mà chủ quan, duy ý chí, xây dựng một quan hệ sản xuất tiên tiến hơn tách rời sự phát triển của lực lượng sản xuát. Trong cải tạo quan hệ sản xuất thì quá nhấn mạnh sở hữu, chưa quan tâm thoả đáng đến cơ chế, phân phối, lợi ích của người lao động. Trước năm 1986 ở Việt Nam có 2 hình thức sở hữu: sở hữu tập thể và sở hữu nhà nước trong khi đó quan hệ quản lý là hành chính- quan liêu bao cấp, quan hệ phân phối là bình quân -> quan hệ sản xuất lỗi thời không phù hợp kìm hãm sự phát triển của sản xuât ( ngăn sông cấm chợ, không cho thông thương hàng hóa…).
Tóm lại, đó là những sai lầm thuộc về chủ quan, duy ý chí thực tiễn đòi hỏi chúng ta phải nhận thức lại CNXH, tiến hành đổi mới một cách toàn diện, sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn của CNXH.
1.2. Về thời kỳ quá độ lên CNXH
* Mỗi một hình thái kinh tế- xã hội đền tồn tại trong một giai đoạn lịch sử nhất định, phản ánh một chế độ lịch sử nhất định. Con đường phát triển của mỗi dân tộc không chỉ bị chi phối bởi các quy luật chung mà còn bị tác động bởi các điều kiện về tự nhiên, về chính trị, về truyền thống văn hóa… Vì vậy, lịch
sử phát triển của nhân loại hết sức phong phú, đa dạng. Có những dân tộc lần lượt trải qua các hình thái kinh tế- xã hội từ thấp đến cao (VD: Ạnh, Pháp, Italya…tuần tự lần lượt trải qua các HTKTXH), nhưng cũng có những dân tộc bỏ qua một hoặc một số nào đó (VD: Nước Mỹ bỏ qua phong kiến, nước Nga không qua HTKTXH CHNL, Oxtraylia bỏ qua phong kiến và nô lệ…). Tuy nhiên, việc bỏ qua đó cũng diễn ra theo một quá trình lịch sử- tự nhiên chứ không phải theo ý muốn chủ quan. Việt Nam có điều kiện để bỏ qua chế độ TBCN tiến lên CNXH bởi vì:
+ Việt Nam bỏ qua CNTB đi lên CNXH trong điều kiện trên thế giới đã tồn tại CNXH và chúng ta nhận được sự giúp đỡ của Liên Xô.
+ Thực tiễn lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc từ thế kỷ III tr.CN-1975 thì chúng ta phải đấu tranh giành độc lập dân tộc. Nhân dân ta luôn có khát vọng nhân dân được độc lập, tự do chỉ có được khi đi lên CNXH
- Việc lựa chọn con đường tiến lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN.
Khủng hoảng ở Liên Xô trước đây đã giúp chúng ta nhận thức rõ hơn về CNXH, cuộc cách mạng khoc học công nghệ hiện đại đang tạo ra những tiền đề về vật chất để thay thế CNTB bằng CNXH. Cùng với xu thế mở rộng giao lưu quốc tế, sự phát triển của khoa học- công nghệ là điều kiện thời đại thuận lợi để nước ta lựa chọn con đường đi lên CNXH mà không phải trải qua chế độ TBCN.
- Trong nước đã có những tiền đề nội tại cho phép lựa chọn con đường phát triển bỏ qua chế độ TBCN. Những tiền đề nội tại đó biểu hiện tập trung: Nước ta đã có sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua Đảng tiền phong của mình ngay từ cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, đã có một nhà nước công nông đại biểu cho lợi ích và nguyện vộng của nhân dân lao động tồn tại vững mạnh trong thực tế, đã có những tiền đề kinh tế quan trọng của CNXH được xây dựng quan trọng trọng trong những giai đoạn cách mạng trước, đã có sức mạnh làm chủ to lớn của nhân dân lao động được giải phóng khỏi quan hệ áp bức bóc lột. Cụ thể:
Thành tựu của hơn 20 năm đổi mới chứng tở bước đi và con đường đi lên CNXH nó phản ánh đúng quy luật. Từ đại hội VI (1986), nhìn nhận mối quan hệ lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất một cách đúng đắn hơn, toàn diện hơn, chúng ta đã có những chính sách, đường lối đổi mới phù hợp.
Đảng ta xác định: Thực hiện chuyển đổi cơ chế kinh tế 2 thành phần thành kinh tế nhiều thành phần, quản lý bằng cơ chế thị trường, thực hiện phân phối năng suất và hiệu quả lao động.
Với sự xác định một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đã thúc đẩy nền kinh tế của nước ta phát triển, sớm đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, đời sống nhân dân ngày càng ấm no. Và tư duy năng động, sáng tạo, tác phong công nghiệp cho người lao động đang không ngừng được hình thành và phát huy tác dụng.
Hiện nay, kinh tế thị trường, kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN là tư tưởng cơ bản chỉ đạo phát triển kinh tế ở nước ta. Tư tưởng đó phản ánh đúng sự vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Do vậy, đã hình thành nên niềm tin của mọi tầng lớp nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng.
-Vận dụng chủ nghĩa Mac- Lênin vào điều kiện cụ thể ở nước ta - Đảng ta khẳng định độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam - là sợi chỉ đỏ xuyên suốt đường lối cách mạng của Đảng.
- Xây dựng CNXH bỏ qua chế độ TBCN là sự nghiệp rất khó khăn phức tạp nên chúng ta phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với một chặng đường nhiều hình thái tổ chức kinh tế xã hội có tính chất quá độ.
Cụ thể: Chúng ta quá độ đi lên CNXH từ một nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu , chưa qua một nền đại công nghiệp. Vì vậy, tác phong công nghiệp, trình độ dân trí, ý thức pháp luật, trình độ người lao động thấp...ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ta hội nhập
* Đặc điểm lớn nhất của thời kỳ quá độ ở nước ta: “Nước ta quá độ lên CNXH , bỏ qua CNTB, từ một xã hội vốn là thuộc địa nửa phong kiến, lực lượng sản xuất thấp”. Đặc điểm này xét về trình độ và tính chất thể hiện ở hai đặc trưng:
Một là: Thực trạng trình độ LLSX của chúng ta rất thấp, quy định tính tất yếu kinh tế- xã hội, của xã hội ta chưa đầy đủ, chưa chín muồi trong sự phát triển tự nhiên, nội tại của nó.
Hai là: Trong xã hội còn tồn tại nhiều tàn dư quan hệ xã hội, ý thức tư tưởng, tâm lý do chế độ Thực dân phong kiến cũ để lại.
Đó chính là những khó khăn, trở ngại không nhỏ cho thời kỳ quá độ của nước ta cho bước chuyển tiếp lịch sử từ một xã hội kém phát triển sang một xã hội hiện đại. Việc ý thức rõ những khó khăn, trở ngại đó sẽ giúp chúng ta có chiến lược phát triển đúng đắn, hiệu quả hơn.
* Trong thực hiện quá độ bỏ qua chế độ TBCN tiến lên CNXH ở nước ta, cần đặc biệt chú ý đến một vấn đề có tính phương pháp luận là có thể bỏ qua chế độ TBCN với tất cả những gì xấu xa, lạc hậu, phản động của nó, nhưng không thể bỏ qua việc chuẩn bị những tiền đề cần thiết, nhất là tiền đề về kinh tế cho sự quá độ đó. Nói cách khác, có thể bỏ qua chế độ TBCN nhưng phải tiến hành sao cho sự bỏ qua đó không vi phạm tiến trình lịch sử tự nhiên của sự phát triển. Do đó, cần phải tiếp thu, phát triển những thành tựu văn minh nhân loại trong thời kỳ TBCN.
* Xây dựng CNXH bỏ qua chế độ TBCN không phải được thực hiện trong thời gian ngắn ngủi một sớm một chiều mà đòi hỏi một thời gian tương đối dài. Trong điều kiện xuất phát thấp, phải tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực, nên sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta là sự nghiệp rất khó khăn, phức tạp. Do đó, phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ
- Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là mô hình kinh tế tổng quát trong thời kì quá độ và phù hợp quy luật khách quan ở nước ta.
Tất cả các nước đều phải xây dựng và phát triển kinh tế thị trường. Tuy nhiên trong chế độ xã hội khác nhau kinh tế thị trường được sử dụng với mục đích khác nhau. Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế Nhà nước cùng kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của chế độ xã hội mới.
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) với sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta: CNH, HĐH ở nước ta nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH, đó là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ ở nước ta - muốn CNH phải chú ý đến phát huy nguồn lực trí tuệ, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp.
Sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta chỉ thực sự thành công chừng nào thực hiện thành công sự nghiệp CNH,HĐH đất nước.