TÍNH TẤT YẾU VÀ TÁC DỤNG CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠ

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH tế xã hội với sự NHẬN THỨC CON ĐƯỜNG đi lên CNXH ở VIỆT NAM TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 44 - 46)

HÓA.

1. Khái niệm CNH - HĐH và tính tất yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

a. Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Khái quát các mô hình CNH diễn ra trong lịch sử để rút ra khái niệm CNH CNH TBCN và CNH XHCN

+ Giống nhau: về LLSX, khoa học và công nghệ

+ Khác nhau: về mục đích, phương thức tiến hành và sự chi phối của quan hệ sản xuất thống trị

Theo nghĩa chung nhất, CNH là quá trình biến một nước có nền kinh tế lạc hậu thành một nước công nghiệp.

Quan niệm của Đảng ta: CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sụ phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

Quan niệm về CNH, HĐH mà Đảng ta đưa ra trên đây có những điểm mới so với các quan niệm trước đó:

+ Phạm vi CNH, HĐH rộng lớn, bao trùm các ngành, các lĩnh vực từ sản xuất kinh doanh, dịch vụ đên quản lý kinh tế - xã hội, không bó hẹp trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh như trước.

+ Chỉ ra cốt lõi của CNH, HĐH là chuyển từ lao động thủ công sang sử dụng các phương tiện, phương pháp tiến hiện đại cùng với kỹ thuật và công nghệ cao chứ không phải thành lao động cơ khí như quan như quan niệm trước đây.

b. Tính tất yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Do yêu cầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH.

Mỗi phương thức sản xuất chỉ có thể được xác lập một cách vững chắc trên cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng.

+ Cơ sơ vật chất - kỹ thuật của một xã hội là toàn bộ hệ thống các yếu tố vật chất của lực lượng sản xuất phù hợp với trình độ kỹ thuật tương ứng mà LLLĐ xã hội sử dụng để sản xuất ra của cải vật để thỏa mãn nhu cầu của xã hội.

Cơ sở vật chất - kỹ thuật của các phương thức trước CNTB nền sản xuất nông nghiệp dựa trên công cụ thủ công lạc hậu, NSLĐ thấp.

Cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNTB là nền nông nghiệp cơ khí hóa tạo được năng suất lao động cao hơn so với các phương thức SX trước đó nên nó đã chiến thắng được các PTSX đó. Với quá trình thực hiện CNH, chủ nghĩa tư bant đã tạo ra NSLĐ cao, làm biến đổi cản bản bộ mặt nền kinh tế thế giới. Trong khoảng 100 năm (1760 - 1870) CNTB đã tạo ra lượng của cải mà cả loài người trong toàn bộ lịch sử trước đó không tạo ra được. Trong vòng 200 năm (thế kỷ 18-19) sản lượng công nghiệp tăng 182 lần. Thương mại quốc tế tăng 100 lần.

Như vậy, CNXH muốn thắng CNTB thì phải tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật có năng suất lao động cao hơn nhiều. Cơ sở vật chất của CNXH là gì? Lênin: là nền đại công nghiệp cơ khí.

Nay do tác động của CM khoa học công nghệ nên nó không phải là nền đại công nghiệp cơ khí nữa.

+ Cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH là nền công nghiệp lớn, hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, có trình độ xa hội hóa cao dựa trên trình độ khoa học công nghệ hiện đại hình thành một cách có kế hoạch và thống trị trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật có trình độ như vậy tất yếu phải thực hiện CHN, HĐH nền kinh tế quốc dân là nhiệm vụ có tính chất quy luật của thời kỳ quá độ lên CNXH.

Đối với những nước quá độ từ CNXH lên CNXH mới có những tiền đề vật chất chứ chưa có cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH. Do đó, cần phải tiếp tục thực hiện cách mạng XHCN về QHSX, tiếp thu,vận dụng và phát triển cao hơn những thành tựu khoa học công nghệ, hình thành cơ cấu kinh tế mới...

Nước ta quá độ lên CNXH từ một nước nông nghiệp lạc hậu, LLSX chưa phát triển, QHSX xã hội chủ nghĩa mới được thiết lập chưa hoàn thiện thì càng cần thiết phải thực hiện CNH, HĐH để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho CNXH.

2. Tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Thực hiện thành công quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá sẽ có những tác dụng to lớn về nhiều mặt trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước:

- Tạo điều kiện thay đổi về vật chất của nền sản xuất xã hội, tăng NSLĐ, tăng trưởng và phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân, ổn định kinh tế, chính trị, xã hội, góp phần quyết định cho sự thắng lợi của CNXH.

- Tạo điều kiện cho việc củng cố, tăng cường vai trò kinh tế của nhà nước, nâng cao khả năng tích lũy từ đó phát triền sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân...

- Tạo điều kiện thuận lợi cho khoa học, công nghệ phát triển nhanh đạt trình độ tiên tiến hiện đại; tăng cường lực lượng vật chất - kỹ thuật cho quốc phòng, an ninh; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đủ sức thực hiện sự phân công và hợp tác quốc tế.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH tế xã hội với sự NHẬN THỨC CON ĐƯỜNG đi lên CNXH ở VIỆT NAM TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w