Mối quan hệ giữa thủ tục rút gọn với các nguyên tắc xét xử cơ bản 33 !

Một phần của tài liệu Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 40 - 55)

3. Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 17 !

1.2.3. Mối quan hệ giữa thủ tục rút gọn với các nguyên tắc xét xử cơ bản 33 !

TTRG được xây dựng dựa trên các nguyên tắc cơ bản mà từng quốc gia quy định trong hoạt động tư pháp. Ở Việt Nam, theo tác giả, trước mắt các nguyên tắc cơ bản sau đây của Hiến pháp phải được bảo đảm khi xây dựng TTRG: xét xử công khai và bảo đảm tranh tụng, chế độ xét xử sơ thẩm và phúc thẩm và Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát hoạt động tư pháp. Về lâu dài, sau một thời gian TTRG được kiểm chứng qua thực tiễn áp dụng sẽ cân nhắc và đánh giá liệu có cần thiết tiếp tục áp dụng các nguyên tắc hiến định nêu trên đối với việc giải quyết các vụ án theo TTRG hay không để đề xuất sửa

đổi Hiến pháp theo hướng phù hợp làm cơ sở cho việc tiếp tục đơn giản và gọn nhẹ TTRG. Đối với các nguyên tắc luật định sau đây, không nhất thiết phải tuân thủ khi xây dựng TTRG: giám đốc việc xét xử, quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự, hòa giải trong TTDS.

Thứ nhất, nguyên tắc Tòa án xét xử công khai và nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm

Khoản 3 và khoản 5 Điều 103 HP 2013 quy định: “Tòa án nhân dân xét xử công khai. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Tòa án nhân dân có thể xét xử kín”; và

Điều 23a BLTTDS quy định: “Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, Tòa án bảo đảm để các bên đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện quyền tranh luận để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự”. Khoản 1 Điều 197 BLTTDS quy định: “Tòa án phải trực tiếp xác định những tình tiết của vụ án bằng cách hỏi và nghe lời trình bày của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và những người tham gia tố tụng khác; xem xét, kiểm tra tài liệu, chứng cứ đã thu thập được; nghe Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án, trong trường hợp có Kiểm sát viên tham gia phiên tòa. Bản án chỉ được căn cứ vào kết quả tranh tụng, việc hỏi tại phiên tòa và các chứng cứ đã được xem xét, kiểm tra tại phiên tòa”.

Trước hết, căn cứ vào quy định của HP 2013, việc xét xử phải được tiến hành công khai, chỉ trừ một số trường hợp đặc biệt nhưng lại không quy định

đối với vụ án giải quyết theo TTRG. Trong khi đó, Điều 103 HP 2013 quy

định nguyên tắc xét xử tập thể có chỉ rõ ngoại lệ đối với trường hợp xét xử

theo TTRG. Như vậy, các nguyên tắc hiến định liên quan đến tố tụng một khi không chỉ rõ “không áp dụng đối với TTRG” - nghĩa là các nguyên tắc đó phải được áp dụng đối với TTRG.

Việc xét xử công khai, bảo đảm tranh tụng, phán quyết dựa vào kết quả

tranh tụng tại phiên tòa được quy định tại các điều luật nêu trên chỉ có thể được thực hiện thông qua việc xét xử trực tiếp tại phiên tòa với sự tham gia của các bên đương sự. Do đó, giải quyết theo TTRG cũng phải được thực hiện thông qua phiên tòa có sự tham gia của các đương sự theo quy định của pháp luật, chứ không chỉ dựa trên hồ sơ để đưa ra phán quyết. Phiên tòa được hiểu là phiên tòa sơ thẩm và phiên tòa phúc thẩm.

Thứ hai, về nguyên tắc chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm

Khoản 6 Điều 103 HP 2013 quy định: “Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc phẩm được bảo đảm.”

Căn cứ vào quy định nêu trên thì chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm phải

được bảo đảm trong mọi trường hợp mà không ngoại lệ, kể cả trường hợp vụ

án được giải quyết theo TTRG. Nếu Hiến pháp cho phép luật quy định cụ thể

về chế độ hai cấp xét xử thì Hiến pháp đã phải nêu cụ thể: “Chế độ xét xử sơ

thẩm, phúc thẩm được bảo đảm theo luật định.” Điều đó có nghĩa, với quy

định hiện hành của Hiến pháp thì việc xây dựng TTRG ở Việt Nam cho dù có rút gọn hoặc đơn giản thế nào đi chăng nữa thì cũng không thể rút gọn quy trình xem xét lại bản án sơ thẩm bởi thủ tục phúc thẩm.

Thứ ba, về nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự

Khoản 1 Điều 107 Hiến pháp 2013 quy định:“Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp”.

Đa số các nước trên thế giới, cơ quan Công tố không có vai trò trong các vụ án dân sự, nhưng ở Việt Nam, từ trước đến nay và theo quy định của HP 2013, Viện kiểm sát có nhiệm vụ “thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt

động tư pháp”.

Chức năng “kiểm sát hoạt động tư pháp” của Viện kiểm sát được quy định trong các đạo luật về tố tụng. Phạm vi tham gia của Viện kiểm sát trong hoạt

động TTDS vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau, ví dụ Viện kiểm sát thực hiện giám sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án chỉ nên thông qua quyền kháng nghị hoặc có quan điểm khác cho rằng nên quy định sự tham gia của Viện kiểm sát như quy định tại khoản 2 Điều 21 của BLTTDS, cụ thể: “Viện kiểm sát nhân dân tham gia các phiên họp sơ thẩm đối với các việc dân sự; các phiên toà sơ thẩm đối với những vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có một bên đương sự là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất, tâm thần.”

Như vậy, nguyên tắc kiểm sát trong TTDS nói chung và trong xét xử theo TTRG nói riêng được thực hiện thông qua hình thức nào là vấn đề phụ thuộc vào quy định của pháp luật TTDS.

Thứ tư, nguyên tắc giám đốc việc xét xử

Khoản 2 Điều 104 HP 2013 quy định: “Tòa án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của các Tòa án khác, trừ trường hợp do luật định”. Khoản 2

Điều 20 LTCTAND 2014 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của TANDTC:

“Giám đốc việc xét xử của các Tòa án khác, trừ trường hợp do luật định”.

Khoản 2 Điều 29 LTCTAND 2014 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân cấp cao: “2. Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.

Nói một cách khác, những vụ án nào thuộc đối tượng giám đốc sẽ do các

đạo luật về tố tụng quy định. Do đó, xét xử theo TTRG có thuộc đối tượng giám đốc hay không là tùy vào quy định của pháp luật TTDS.

Tuy nhiên, thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm là cơ chế cuối cùng để sửa sai các quyết định tư pháp. Cho nên, cần phải quy định thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với việc giải quyết tất cả các vụ án về TCDS nói chung và TCKDTM nói riêng.

Trên thực tế, chúng ta cũng đã có bài học khi không quy định thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm đối với xét yêu cầu hủy phán quyết trọng tài gây ra tình trạng oan sai nên TANDTC đã có công văn80 đề nghị Ủy ban Thường vụ

Quốc hội giải thích khoản 10 Điều 71 Luật trọng tài thương mại năm 2010 theo hướng cho phép áp dụng thủ tục giám đốc thẩm đối với phán quyết của Tòa án cấp sơ thẩm về yêu cầu hủy quyết định trọng tài.

Vì vậy, thủ tục giám đốc thẩm cần được áp dụng trong mọi trường hợp như là biện pháp cuối cùng nhằm sửa sai. Vấn đề còn lại chỉ là sử dụng cơ

chế giám đốc thẩm, tái thẩm một cách đúng đắn mà thôi.

80 Công văn số 206/TANDTC - KHXX ngày 31-10-2014 về việc báo cáo, xin ý kiến Ủy ban thường vụ

Thứ năm, về nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự

Điều 5 của BLTTDS quy định:

“1. Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó.

2. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, các đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi các yêu cầu của mình hoặc thoả thuận với nhau một cách tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã hội”.

Theo quy định trên, ý chí chủ quan của đương sự “có ý nghĩa quyết định” không chỉ làm phát sinh vụ án tại Tòa án mà còn trong quá trình giải quyết các vụ án81 và Tòa án phải có trách nhiệm tôn trọng quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự, trừ trường hợp quyền quyết định và tự định đoạt đó là “trái pháp luật và đạo đức xã hội”. Tinh thần của nguyên tắc này phù hợp với một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự là thừa nhận tính có hiệu lực pháp lý của giao dịch dân sự được quy định tại điểm b khoản 1

Điều 122 Bộ luật dân sự rằng giao dịch dân sự có hiệu lực là giao dịch mà

“mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội”.

Điều này có nghĩa những vấn đề mà nguyên đơn và bị đơn đã thống nhất

được với nhau về quan điểm, khi đó, trong phán quyết của mình, Tòa án không có cách nào khác là ghi nhận quyền của nguyên đơn đối với bị đơn, trừ

trường hợp sự thừa nhận quyền đó là “vi phạm điều cấm của pháp luật hay trái đạo đức xã hội”. Trong một vụ án mà toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn đã được bị đơn thừa nhận ngay từ khi khởi kiện hay trong quá trình giải quyết vụ án, về thực chất, Tòa án chỉ xem xét các yêu cầu khởi kiện

81 Một trong những ý tưởng khá thú vị mà tác giả Mai Hồng Quỳđưa ra là quyền quyết định và quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự cũng là một trong những biện pháp để bảo đảm quyền tự do kinh doanh. Xem: Mai Hồng Quỳ (2012), Tự do kinh doanh và đảm bảo quyền con người tại Việt Nam, NXB Lao động, Thành phố Hồ Chí Minh, tr.207&208.

của nguyên đơn có vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội hay không, nếu không có sự vi phạm, Tòa án không còn cách nào khác là phải ghi nhận trong phán quyết của mình các yêu cầu khởi kiện đã được bị đơn thừa nhận đó.

Do đó, trong các vụ án mà bị đơn đã thừa nhận toàn bộ những yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, áp dụng thủ tục đơn giản và gọn nhẹ hơn các thủ

tục thông thường vẫn hoàn toàn đảm bảo sự tuân thủ nguyên tắc tôn trọng quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự.

Thứ sáu, về nguyên tắc hòa giải trong tố tụng dân sự

Theo Điều 10 BLTTDS quy định: “Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này”. Cụ thể hơn, khoản 1

Điều 180 BLTTDS quy định: “Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 181 và Điều 182 của Bộ luật này”.

Theo quy định trên Tòa án bắt buộc phải tiến hành hòa giải trong tất cả các vụ án dân sự trừ những vụ án không được hòa giải như các vụ án phát sinh từ

yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, những vụ án dân sự phát sinh từ giao dịch trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội hoặc những vụ án hòa giải không được, như: bị đơn đã được Tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt, đương sự không thể tham gia hoà giải

được vì có lý do chính đáng, đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.

Nguyên tắc này cũng nhằm đề cao hơn sự tự quyết và khuyến khích các

đương sự thỏa thuận được với nhau về những vấn đề cần giải quyết. Đồng thời, nguyên tắc này cũng nhằm mục đích tạo điều kiện để cho các bên có cơ

pháp chung mà theo đó bị đơn đáp ứng toàn bộ hay một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

Như vậy, việc hòa giải mang tính chất bắt buộc phải được hiểu rằng chỉ áp dụng khi bị đơn không thừa nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Hay nói cách khác, trong trường hợp bị đơn thừa nhận toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với nguyên đơn nhưng vì lý do nào đó bị đơn không thực hiện nghĩa vụ của mình đối với nguyên đơn thì việc hòa giải không bắt buộc phải áp dụng.

Tuy nhiên, xét từ một khía cạnh khác của nguyên tắc hòa giải là tạo điều kiện để các bên có thể tự thỏa thuận, tự thương lượng về những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết (ví dụ: về việc thực thi nghĩa vụ của bị đơn đối với nguyên đơn trong trường hợp bị đơn đã thừa nhận toàn bộ nghĩa vụ của mình). Do đó, trong trường hợp bị đơn thừa nhận toàn bộ nghĩa vụ thì hòa giải vẫn có thể có ý nghĩa nếu việc đó tạo điều kiện để các bên thỏa thuận với nhau về thực hiện các nghĩa vụ đã được thừa nhận. Vì vậy, khi có yêu cầu Tòa án tổ chức việc hòa giải, Tòa án vẫn phải tiến hành hòa giải để giúp đỡ

cho các đương sự thống nhất về phương thức, thời gian... thực hiện nghĩa vụ. Trong trường hợp không có yêu cầu hòa giải từ một trong các đương sự, như đã nêu trên, Tòa án không có nghĩa vụ phải hòa giải.

Một vấn đề khác được đặt ra là cần phải hài hòa giữa nguyên tắc tôn trọng và tạo điều kiện cho các bên tranh chấp hòa giải nhưng cũng phải bảo đảm công lý được đến kịp thời mà không bị trì hoãn. Sẽ là vô lý nếu như phải tiến hành hòa giải mang tính bắt buộc trong quá trình chuẩn bị xét xử đối với các tranh chấp giá trị nhỏ, chứng cứ rõ ràng mà bên có nghĩa vụ còn không thực hiện nghĩa vụ. Việc không hòa giải ở giai đoạn chuẩn bị xét xử không triệt tiêu cơ hội để các bên có thể hòa giải ngay tại phiên tòa sơ thẩm.

Thứ bảy, về nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể

Khoản 1 Điều 103 HP 2013 quy định: “Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.”

Tiếp theo, khoản 4 Điều 103 HP 2013 quy định: “Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.”82

Như vậy HP 2013 đã chỉ rõ nguyên tắc xét xử tập thể ở cấp sơ thẩm không áp dụng trong trường hợp xét xử theo TTRG. Bên cạnh đó, khoản 4 Điều 103 HP 2013 quy định về việc xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường

Một phần của tài liệu Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 40 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)