3. Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 17 !
1.2.1. Cơ sở pháp lý của việc xây dựng thủ tục rút gọn 30 !
Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã chỉ rõ: “Hoạt động tư pháp phải nhằm... bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân... Nghiên cứu áp dụng thủ tục rút gọn để xét xử kịp thời một số vụ án đơn giản, rõ ràng.”76
HP 2013 đã quy định về việc áp dụng TTRG giải quyết một số vụ án theo quy định của pháp luật. Đây là cơ sở pháp lý cao nhất để có thể xây dựng và áp dụng TTRG giải quyết TCDS nói chung, trong đó có TCKDTM.
Như vậy, cơ sở chính trị pháp lý của việc xây dựng TTRG tại Việt Nam là các nghị quyết của Đảng như đã đề cập ở trên và HP 2013.
Ngoài ra, riêng đối với việc giải quyết TCKDTM, nhu cầu cần phải đơn giản hoá thủ tục quy trình và rút ngắn thời gian giải quyết cũng đã được thể
hiện rất rõ và cụ thể tại Nghị quyết số 19/NQ-CP của Chính phủ ngày 12-03- 2015 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2015 – 2016. Tại mục II.2.b của Nghị quyết đã chỉ rõ phải “rút ngắn thời gian giải quyết tranh chấp
75 Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), “Nghị quyết 49-NQ/TƯ ngày 2-6-2005 về Chiến lược cải cách tư
pháp đến năm 2020”, Hà Nội,tr.2.
76 Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về chiến lược cán bộ thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ngày 18-6-1997, Hà Nội, tr.57.
thương mại xuống còn tối đa 200 ngày (hiện nay là 400 ngày)..., nhất là đối với tranh chấp quy mô nhỏ và giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua Tòa án”.