3. Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 17 !
1.1.1. Khái niệm thủ tục rút gọn 19 !
Thuật ngữ thủ tục rút gọn không phải là thuật ngữ duy nhất được sử dụng khi bàn về giải quyết một số loại tranh chấp đơn giản. Ngoài thuật ngữ nêu trên, còn có các thuật ngữ tương tự có liên quan được sử dụng như: thủ tục đơn giản hay thủ tục giản lược...
“Thủ tục rút gọn”, “thủ tục đơn giản” hay “thủ tục giản lược” (procédure sommaire/summary procedure, simplified procedure) theo pháp luật Pháp là
“thủ tục tố tụng theo đó các thủ tục được đơn giản hóa hơn so với thủ tục tố tụng thông thường, được áp dụng trước các Tòa án theo thông luật hoặc trước các Tòa án có thẩm quyền chung trong những trường hợp đặc biệt.”36
Thủ tục tố tụng giản lược theo pháp luật Hoa Kỳ được hiểu là một thủ tục đơn giản hóa so với thủ tục thông thường, chỉ được áp dụng trong một số trường hợp nhất định, xét xử không có bồi thẩm đoàn, được áp dụng “để giải quyết các tranh chấp hoặc kết thúc vụ kiện một cách tương đối nhanh chóng và đơn giản.”37
TTRG được đề cập với tên gọi là thủ tục giản lược hay thủ tục đơn giản
được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự Pháp. Trong suốt quá trình phát triển pháp luật tố tụng của Pháp kể từ năm 1806 khi lần đầu tiên ban hành Bộ
luật tố tụng dân sự, TTRG luôn được quy định theo hướng TTRG chỉ áp dụng cho một số loại vụ việc đáp ứng điều kiện theo luật định với trình tự giải quyết được rút gọn, đơn giản hơn so với thủ tục tố tụng thông thường.
36 Nguyễn Văn Bình (chủ biên) (2009), Từ điển thuật ngữ pháp luật Pháp - Việt, Nhà pháp luật Việt - Pháp, NXB Từđiển bách khoa, Hà Nội, tr.706.
37 Bryan A. Garner (2009), Black’s Law Dictionary, 9th Edition, St. Paul, MN: West, p.559 (“Summary proceeding: A nonjury proceeding that settles a controversy or diposes of a case in a relatively prompt
Khác với Pháp, TTRG ở Hoa Kỳ không được quy định tại một đạo luật tố
tụng thành văn như tại Bộ luật tố tụng dân sự của Pháp nhưng được xây dựng trên nền tảng thực tiễn xét xử, thể hiện tại các quy tắc tố tụng dân sự của Tòa án và ngày càng được áp dụng phổ biến.38 Edward Brunet cho rằng Tòa án giải quyết các yêu cầu khởi kiện có giá ngạch thấp bằng thủ tục đơn giản, có giá trị ràng buộc thi hành là hợp hiến,39 bảo đảm được công lý, yêu cầu của nền tư pháp mà không tốn chi phí cao và không mất thời gian như các thủ tục thông thường hiện đang áp dụng một cách khá phức tạp.40
Như vậy, TTRG, thủ tục đơn giản hay thủ tục giản lược theo cách hiểu của hai nước đại diện cho hai trường phái pháp luật phổ biến trên thế giới, đều có nghĩa là một thủ tục tố tụng riêng biệt so với thủ tục thông thường nhằm giải quyết một số loại vụ án nhanh gọn hơn thủ tục thông thường nhưng vẫn bảo
đảm công lý.
Ngoài hai nước đại diện cho hai hệ thống pháp luật phổ biến của thế giới nêu trên, nhiều nước khác cho dù thuộc hệ thống pháp luật nào, với điều kiện kinh tế - xã hội, kinh nghiệm lập pháp, trình độ dân trí... không giống nhau nhưng đều xác định TTRG trong TTDS là một thủ tục riêng biệt, độc lập bên cạnh thủ tục tố tụng thông thường, áp dụng để giải quyết một số loại tranh chấp đơn giản bởi thành phần giải quyết rút gọn, trình tự và thời gian giải quyết đơn giản hơn so với thủ tục thông thường.41
Từ điển Tiếng Việt không có thuật ngữ “thủ tục rút gọn” hay “thủ tục giản
38 Xem: Robert Wyness Millar, (19), p.221 và Jay C. Carlisle, (12), p.126. Theo đó, Robert Wyness Millar chứng minh rằng các thủ tục giản lược hiện đang áp dụng ở Hoa Kỳ có những tác dụng tốt và sẽ được áp dụng phổ biến hơn. Jay C. Carlisle cho rằng thủ tục đơn giản đang áp dụng tại New York rất thích hợp để xử lý các tranh chấp đơn giản và thủ tục này nên được sử dụng thường xuyên hơn nữa.
39 Edward Brunet cho rằng theo hệ thống Thông luật, việc sử dụng một số trình tự, thủ tục tố tụng mang tính đơn giản tương tự như việc đưa ra bản án giản lược là hợp hiến, bởi lẽ cần phải tiếp cận và giải thích Hiến pháp một cách thực dụng hơn theo hướng cho phép đổi mới thủ tục một cách phù hợp hơn. Xem: Edward Brunet (2008), (14), p.162.
40 Edward Brunet (2008), (14), p.24.
41 Nhận định này được thể hiện khá thống nhất trong hàng loạt các ấn phẩm về TTRG. Xem: Nguyễn Ngọc Khánh (2005), (9); Dự án VIE/95/017 (2000), (9); Michael Bogdan (1994), (9), tr.149.
lược”. Khái niệm TTRG chỉ có thể được diễn giải thông qua tìm hiểu khái niệm của cụm từ ghép “thủ tục” và “rút gọn”; theo đó “thủ tục” là: “những việc cụ thể phải làm theo một trật tự quy định, để tiến hành một công việc có tính chất chính thức” và “rút gọn” là: “làm cho có hình thức ngắn gọn, đơn giản hơn”.42 Như vậy, theo cách giải thích này, TTRG có thể được hiểu là những việc cụ thể được xác định một chủ thể phải làm để tiến hành một công việc có tính chất chính thức theo một trật tự quy định ngắn gọn, đơn giản.
Ở Việt Nam, TTRG là một khái niệm khá mới mẻ và được du nhập từ bên ngoài. Ngay tại một trong những công trình nghiên cứu về TTDS đầu tiên ở
nước ta khi đề cập đến một thủ tục tố tụng khác bên cạnh thủ tục tố tụng thông thường đã dẫn chiếu đến thủ tục giản lược của nước ngoài (Pháp): “thủ tục giản lược (procédure sommaire) là một thủ tục ít nệ thức, đỡ tốn kém, và mau chóng hơn, được nhà lập pháp dự liệu như biệt lệ đối với thủ tục tố tụng thông thường”.43
Tuy nhiên, một số nội dung của TTRG cũng đã được thể hiện trong pháp luật của Việt Nam ngay từ trước năm 1945 khi quy định về giải quyết một số
loại vụ án có giá ngạch thấp bởi Tòa án cấp sơ thẩm và không được phép kháng cáo.44 Sau đó, Sắc lệnh 185/SL ngày 26-5-1948 có quy định về rút gọn
42 Hoàng Phê (chủ biên) (2004), Từđiển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, tr.960.
43 Nguyễn Huy Đẩu (1962), Luật dân sự tố tụng Việt Nam, xuất bản dưới sự bảo trợ của Bộ Tư pháp, Sài Gòn, tr.503.
44 Tòa án nhân dân tối cao (2014), Báo cáo về khả năng áp dụng thủ tục đơn giản trong giải quyết một số
loại vụ việc dân sự cụ thể và đề xuất mô hình khả thi cho Tòa án Việt Nam, Tài liệu hội thảo do Tòa án nhân dân tối cao tổ chức tháng 11 năm 2014 tại Thành phố Hồ Chí Minh, tr.30. Ví dụ, theo Bắc kỳ viện biên chế, Tòa án cấp sơ thẩm có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm và chung thẩm nếu giá ngạch không quá 30 đồng bạc (Điều 6, Nghịđịnh ngày 2-12-1921, Bắc kỳ Pháp viện biên chế công bố); Tòa án tỉnh có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm và chung thẩm nếu giá ngạch quá 30 đồng bạc và không tới 100 đồng bạc (Điều 13, Nghị định ngày 2-12-1921, Bắc kỳ Pháp viện biên chế công bố). Tại miền Trung Việt Nam, các Tòa đệ nhị cấp xử chung thẩm và các việc tương tranh động sản hoặc đối với người, việc thương sự, việc đòi tiền bồi hoàn hay bồi thường với giá ngạch trên 500$ nhưng dưới 1.500$, về bất
động sản theo giá ngạch đồng niên không quá 150$ (Điều 19, Nghịđịnh ngày 20-10-1947 của Hội đồng chánh lâm thời Trung kỳ về sửa đổi giá ngạch cũ). Tại miền Nam Việt Nam, Tòa xử sơ thẩm và chung thẩm các tố quyền đối nhân và động sản đến mức 7.500 quan tức 750$ hay 750 giạ lúa (mỗi giạ trọng lượng độ 20 kg), các tố quyền bất động sản lợi tức đồng niên 40 giạ lúa hay 300 quan hay 30$ mỗi năm (Sắc lệnh ngày 27-12-1943).
theo hướng không cho phép kháng cáo các phán quyết dân sự có giá trị nhỏ.45 Khoản 3 Điều 11 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 quy
định TANDTC có quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm đồng thời chung thẩm các vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp dưới mà TANDTC lấy lên
để giải quyết. Một nội dung khác của TTRG cũng đã từng được quy định trong Sắc lệnh 13/SL ngày 24-1-1946 về rút gọn thành phần xét xử khi giải quyết một số TCDS có giá trị nhỏ và đơn giản.46 Điều 14 LTCTAND năm 1960 quy định rằng trong một số loại vụ án nhỏ, giản đơn và không quan trọng, Tòa án có thể xét xử không có Hội thẩm nhân dân.
Trong khoa học tố tụng hình sự, TTRG được cho là “thủ tục đặc biệt trong tố tụng hình sự được áp dụng đối với những vụ án về tội phạm ít nghiêm trọng, sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng; người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang, có căn cước, lai lịch rõ ràng”.47 Về phạm vi áp dụng, TTRG không được áp dụng với tất cả các giai đoạn của tố tụng hình sự
mà chỉđược áp dụng trong các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm theo quy định tại Điều 318 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.
Trong khoa học TTDS, TTRG được đề cập đến trong một công trình nghiên cứu khoa học cấp bộ gần đây theo hướng thiên về xác định loại việc
được giải quyết theo TTRG: “Thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự là thủ tục tố tụng để giải quyết đối với những tranh chấp nhỏ, đơn giản và có chứng cứ
45 Về dân sự, Tòa án sơ cấp có thẩm quyền xử chung thẩm: những việc kiện dân sự, thương sự vềđộng sản mà giá ngạch do nguyên đơn định không quá 150 đồng (Sắc lệnh 185 ngày 26-5-1948 tăng lên 300
đồng); hoặc những việc kiện về các khoản lệ phí đã phát sinh ra trước Tòa án ấy không cứ giá ngạch nào.
Đối với Tòa đệ nhị cấp cũng có quyền xét xử chung thẩm với những việc kiện về bất động sản mà giá ngạch theo thời giá hôm khởi tố hay theo văn tự là không quá 150 đồng (Sắc lệnh 185 ngày 26-5-1948 tăng lên 300 đồng), những việc kiện vềđộng sản mà giá ngạch trên 450 đồng và dưới 750 đồng (Sắc lệnh 185 ngày 26-5-1948 bỏ loại việc này).
46 Cụ thể, về thẩm quyền của Tòa án sơ cấp khi xét xử việc hộ và việc hình, Điều thứ 10 Sắc lệnh 13/SL ngày 24-1-1946quy định: “Mỗi tuần lễ, ít ra phải có hai phiên tòa công khai: một phiên hộ và một phiên hình. Tại phiên tòa, Thẩm phán xét xử một mình, lục sự giữ bút ký, lập biên bản án”. Đối với Tòa đệ nhị cấp khi xét xử các về dân sự, thương sự và đối với các vụ án tiểu hình, Điều thứ 17 Sắc lệnh 13/SL ngày 24-1-1946 quy định: “Về dân sự và thương sự, Chánh án xử một mình.”
47 Hoàng Thị Minh Sơn (chủ biên) (2013), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, tr.535.
rõ ràng...”.48 Tuy nhiên, trong một công trình nghiên cứu khoa học khác, TTRG được tiếp cận một cách khá cụ thể và chi tiết hơn: “Thủ tục tố tụng dân sự rút gọn là loại hình thủ tục tố tụng được giản lược, do một Thẩm phán tiến hành giải quyết đối với các vụ kiện dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động có nội dung đơn giản, rõ ràng hoặc có giá trị nhỏ theo một trình tự tố tụng đơn giản, nhanh chóng, phán quyết của Tòa án có hiệu lực pháp luật ngay hoặc có thể bị phản kháng để giải quyết theo thủ tục sơ thẩm thông thường hoặc thủ tục phúc thẩm được giản lược”.49
Trong văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, TTRG được đề cập trong NQ49/TW như sau: “… Xây dựng cơ chế xét xử theo thủ tục rút gọn đối với những vụ án có đủ một số điều kiện nhất định.” Trong văn bản pháp lý, “thủ
tục đơn giản” lần đầu tiên được đề cập tại Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được Quốc hội Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17-11- 2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01-7-2011. Tuy nhiên, cả văn kiện của
Đảng và luật nêu trên đều không đưa ra khái niệm thế nào là TTRG hoặc thủ
tục đơn giản. Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng chỉ đưa ra tiêu chí áp dụng thủ tục đơn giản50để giải quyết các vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chứ chưa quy định về thủ tục giải quyết.
Gần đây TTRG được chính thức đề cập trong HP 2013 tại Điều 103 về
nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân và sau đó được quy
định tương ứng tại Điều 8 và Điều 10 LTCTAND năm 2014: “Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn” và “Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn”. Tuy nhiên, cả trong HP 2013 và
48 Nguyễn Công Bình (2014), “Chuyên đề 1: Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của thủ tục tố tụng dân sự
rút gọn”, trích Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ “Vấn đề xây dựng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn theo yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay - Thực trạng và giải pháp”,do Trần Anh Tuấn làm chủ nhiệm đề tài, Hà Nội, tr.133.
49 Trần Anh Tuấn (2014), (30), tr.15.
50 Điều 41 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định về các tiêu chí sau:“Cá nhân là người tiêu dùng khởi kiện; tổ chức, cá nhân trực tiếp cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng bị khởi kiện; Vụ án đơn giản, chứng cứ rõ ràng; Giá trị giao dịch dưới 100 triệu đồng”.
LTCTAND năm 2014 cũng chỉ sử dụng cụm từ “thủ tục rút gọn” chứ không
đưa ra khái niệm cụ thể của TTRG.
Khái niệm TTRG lần đầu tiên được diễn giải trong một dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam (Điều 311, Dự thảo BLTTDSSĐ) là: “thủ tục tố tụng được áp dụng để giải quyết các vụ án dân sự có đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật này với trình tự đơn giản so với thủ tục giải quyết các vụ án dân sự thông thường nhằm giải quyết vụ án nhanh chóng nhưng vẫn bảo đảm đúng pháp luật”.51
Như vậy, với các tài liệu mà tác giả được tiếp cận nghiên cứu, kể cả nước ngoài hay Việt Nam, dù là thủ tục giản lược, thủ tục đơn giản hay TTRG được dẫn chiếu khi bàn về thủ tục giải quyết các tranh chấp đơn giản hoặc có giá trị
nhỏ đều được hiểu là một thủ tục mang tính rút gọn hơn, giản đơn hơn so với thủ tục thông thường từ hai khía cạnh: (i) thành phần giải quyết tranh chấp; và (ii) trình tự, thủ tục, thời gian giải quyết. Nói cách khác, TTRG có thể được hiểu là một thủ tục đơn giản, gọn nhẹ hơn so với thủ tục TTDS thông thường về mặt thành phần, trình tự, thủ tục và thời gian giải quyết tranh chấp, được áp dụng đối với một số loại tranh chấp đơn giản hoặc có giá trị thấp.