Đặc trưng tín hiệu rac ủa cảm biến theo khoảng cách V(d)

Một phần của tài liệu Ứng dụng hiệu ứng van spin để đo lường hay chuyển mạch điện tử bằng áp lực áp suất (Trang 66 - 68)

Để xác định quan hệ giữa điện áp ra của cảm biến với khoảng cách dịch chuyển của nam châm, được thực hiện bằng cách sử dụng nam châm vĩnh cửu có từ trường

HMax= 600 Oe, đặt cố định trên ruột gà của cơ cấu thiết bị đo, cảm biến được gắn cố định trên trục vít (xem hình 2.2.2). Khoảng cách dịch chuyển từ nam châm tới cảm biến

được thay đổi dần bằng cách sử dụng van điều áp, kết hợp với panme để xác định khoảng cách dịch chuyển , đồng thời tiến hành đo và ghi nhận tín hiệu ra của cảm biến. Từ kết quả thực nghiệm đã vẽ được đường đặc trưng V(d) của cảm biến, kết quả được trình bày trên hình 3.2.3.

Do ta khảo sát tín hiệu ra của cảm biến trước khi đưa đến bộ khuếch đại, vì thế ta phải xác định điện áp ra trên cả 2 chân ra là (V+) và (V-). Như trên hình vẽ chúng ta có thể thấy khi khoảng cách rất nhỏ dx ≈ 0 mm thì tín hiệu điện áp ra trên chân (V+) là 2,535 V còn tín hiệu điện áp ra trên chân (V-) là 2,498 V, khi tăng dần khoảng cách giữa nam châm với cảm biến ta thấy tín hiệu ra giảm dần trên chân (V+) và tăng dần trên chân (V-), khi khoảng cách đạt giá trị dx = 2,25 mm thì tín hiệu trên chân (V-) đạt giá trị

là 2,54V còn tín hiệu trên chân (V+) đạt giá trị là 2,493 V. Nếu tiếp tục tăng khoảng cách giữa nam châm với cảm biến thì tín hiệu ra trên chân (V+) giảm mạnh ≈ 0 V còn chân (V-) cũng chỉđạt ≈ 2,55 V nghĩa là gần như bão hòa.

Ta có thể giải thích điều này như sau: Tại vị trí dx≈ 0 mm thì từ trường tạo ra bởi nam châm đối với cảm biến đã đạt tới giá trị lớn nhất làm cho hướng tương đối của các véc tơ từ độ của các van-spin trong cảm biến từ sắp xếp lại cầu điện trở mất cân bằng nhất làm cho tín hiệu đầu ra của cảm biến chân chân (V+) lớn nhất. Khi tăng dần khoảng cách giữa nam châm và cảm biến thì từ trường của nam châm tác động vào cảm biến giảm đã làm cho hướng tương đối giữa các véc tơ từđộ trở lại trạng thái ban đầu và tín hiệu ra chân (V+) của cầu giảm dần.

Từ kết quả khảo sát đặc trưng điện áp ra của cảm biến theo khoảng cách V(d) ta thấy rằng, để ứng dụng cảm biến van spin cho việc chế tạo thiết bị đo áp suất thì ta chỉ

cần khai thác một nhánh của đường đặc trưng V(d), khi đó phạm vi thay đổi khoảng cách giữa nam châm và cảm biến sẽ là dx = 2,5 mm, theo cấu hình thực nghiệm trên hình 2.2.1(d). Với phạm vi thay đổi khoảng cách dx ≤ 2,5 mm thì kết quả khảo sát

đường đặc trưng thay đổi rất đều trong toàn dải đo, kết quả này được thể hiện trên hình 3.2.4. Tóm lại với cấu hình đo và kết quả như trên hình 3.2.4 thì hoàn toàn có thểứng dụng vào việc chế tạo thiết bịđo áp suất.

Một phần của tài liệu Ứng dụng hiệu ứng van spin để đo lường hay chuyển mạch điện tử bằng áp lực áp suất (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)