Hiệu chuẩn thiết bị đo

Một phần của tài liệu Ứng dụng hiệu ứng van spin để đo lường hay chuyển mạch điện tử bằng áp lực áp suất (Trang 54 - 57)

Để giảm sai số biến đổi, có thể sử dụng phương pháp hiệu chuẩn phi tuyến hàm biến đổi dạng bảng chia độ bằng nội suy tại 3 điểm chia độ kề cận với hệ số biến đổi

động theo đại lượng cần đo. Phương pháp này chỉ giới hạn cho bài toán hiệu chuẩn phi tuyến hàm biến đổi sơ cấp mà chưa đề cập tới hiệu chuẩn sai số bộ biến đổi đo lường sơ

cấp và phương tiện đo điện thứ cấp. Vì vậy, hiệu chuẩn phi tuyến hàm biến đổi, kết hợp giảm và loại trừ sai số biến đổi của bộ biến đổi đo lường sơ cấp và phương tiện đo điện thứ cấp bằng nội suy và phương pháp biến đổi lặp là rất cần thiết [5].

¾ Chuẩn hóa xử lý phi tuyến hàm biến đổi bằng phương pháp nội suy: Trong

đo lường khi tính toán hàm biến đổi của bộ biến đổi đo lường sơ cấp với sai số cho trước, phương án tối ưu nhất là tìm được hàm nội suy đặc tính chia độ càng đơn giản càng tốt, tạo thuận lợi cho việc xử lý và đơn giản hoá cấu trúc bộ biến đổi thứ cấp. Trong số các hàm nội suy, nhưđã trình bày ở trên, trong thiết bị này đã áp dụng hàm nội suy đa thức bậc nhất và bậc hai. Với bộ vi xử lý, bên trong đã được xây dựng thuật toán với các phép tính toán, nên việc hiệu chuẩn phi tuyến hàm biến đổi và điều khiển

đều được thực hiện thông qua phương thức lập trình.

¾ Chuẩn hóa bằng phương pháp đối chứng với đồng hồ áp suất được lấy làm chuẩn. Bằng phương pháp thực nghiệm, sử dụng một van điều áp gắn với một đồng hồ

đo áp suất của hãng Festo (Festo 345-39 ps) có dải đo từ 0,4 ÷ 16 bar và sai số tuyệt đối

∆b = 0,015 bar (hình 2.4.1). Ứng với mỗi vạch chia là 0,2 bar sẽ cho một giá trị ADC xác định. Lập bảng tương quan giữa áp suất và giá trị ADC sau đó kết hợp việc xử lý phi tuyến bằng phương pháp nội suy [5] hoặc phương pháp tuyến tính hóa từng đoạn theo hàm bậc nhất, sau đó lập trình cho vi xử lý để hiển thị kết quảđo.

¾ Thiết kế giao diện cho thiết bịđo áp suất trên máy tính

Việc thiết kế phần giao diện trên máy tính để hiển thị kết quả đo áp suất, đồng thời cho phép đặt trước một giá trị áp suất nào đó nằm trong dải đo để điều khiển

đóng/ngắt chuyển mạch điện tử cho thiết bị khác ở bên ngoài, được thực hiện bằng cách thiết kế và viết code dưới sự hỗ trợ của phần mềm Visualbasic 6.0. Kết quả giao diện của thiết bị đo áp suất được trình bày như trên hình 2.4.2.

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn, một phần rất đáng kể chính là phần "cứng", bao gồm thiết kế, lắp ráp các mạch điện và lắp ráp các cơ cấu cơ khí để tạo thành một thiết bị đo áp suất khí Pr-MR.01 hoàn chỉnh, và cả phần "mềm" để thực hiện ghép nối thiết bị đo với máy tính, đã được trình bày chi tiết trong các mục 2.3 và 2.4 của chương 2. Trong chương này sẽ trình bày các kết quả của các phép đo, các khảo sát đặc tính phân bố cường độ từ trường của các viên nam châm đang có, nhằm lựa chọn nguồn từ trường và cấu hình bố trí thích hợp ứng dụng cho chế tạo thiết bị đo; khảo sát các

đường đặc trưng của cảm biến và thiết bị hoàn chỉnh theo nguồn từ trường (các viên nam châm) đã được lựa chọn.

Một phần của tài liệu Ứng dụng hiệu ứng van spin để đo lường hay chuyển mạch điện tử bằng áp lực áp suất (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)