- Bản chất của tiền
b. Phương tiện lưu thông:
lưu thông:
- Làm chức năng phương tiện lưu thông, tiền tệ là môi giới trong trao đổi hàng hoá. Từ khi tiền tệ xuất hiện người ta không trao đổi trực tiếp hàng với hàng.
- Mà hàng lấy tiền, rồi dùng tiền đổi lấy hàng. Trao đổi hàng khi đã trở thành thường xuyên và dùng tiền tệ làm môi giới được gọi là lưu thông hàng hoá giản
đơn và có công thức:
H-T-H (Hàng - Tiền - Hàng)
- Tiền làm phương tiện lưu thông phải là tiền vàng thật, chứ không phải tiền trong ý niệm. Tiền làm phương tiện lưu thông phải có một khối lượng nhất định. Thông thường, khối lượng tiền này bằng tổng số giá cả hàng hoá chia cho số vòng quay của những đồng tiền cùng loại.
Công thức: P.Q M = V
Trong đó: M là khối lượng tiền cần LT P là giá cả của hàng hoá
Q là khối lượng hàng hoá - LT V là số vòng quay của đồng tiền cùng loại
Đây là quy luật khối lượng tiền lưu thông đối với đồng tiền vàng thật. Sau này tiền vàng được thay bằng tiền giấy, do vậy quy luật khối lượng tiền giấy cần cho lưu thông được Mác nêu như sau:
“Lượng tiền giấy phải giới hạn trong số lượng vàng do tiền giấy tượng trưng lẽ ra phải lưu thông thực sự”.
Nếu phát hành tiền quá nhiều so với số lượng nói trên sẽ dẫn đến lạm phát. Lạm phát gây trở ngại cho sản xuất và khó khăn cho đời sống của nhân dân.
Tiền làm phương tiện lưu thông đã trải qua các hình thức. Vàng thoi, bạc nén, tiếp đó đúc tiền bằng kim loại và sau đó được thay bằng tiền giấy, ngày nay
người ta còn dùng tiền điện tử.
Tiền làm chức năng phương tiện lưu thông làm cho lưu thông hàng hoá trở nên thuận lợi. Nhưng đồng thời cũng làm cho việc mua - bán hàng hoá tách rời nhau cả về không gian và thời gian. Do đó, đã bao hàm cả khả năng khủng hoảng.