Giá trị sử dụng:

Một phần của tài liệu SẢN XUẤT HÀNG HOÁ KHỞI điểm RA đời của CHỦ NGHĨA tư bản (Trang 28 - 31)

II. HÀNG HOÁ: Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường tiếp xúc với rất nhiều vật phẩm được gọi là hàng hoá Có

a. Giá trị sử dụng:

a. Giá trị sử dụng: dụng: SXHH LĐCT LĐTT GTSD GT - Khái niệm:

Giá trị sử dụng (GTSD) là công dụng của hàng hoá nhằm thoả mãn nhu cầu nào đó của con người.

Giá trị sử dụng:

+ Công dụng của hàng hoá

+ Thoả mãn nhu cầu nào đó của con người - Công dụng của hàng hoá

Mỗi hàng hoá đều có một hay một số công dụng nhất định, chính công dụng của hàng hoá (hay tính có ích đó, làm cho nó có giá trị sử dụng. Do vậy, một hàng hoá nào cũng có một hoặc nhiều GTSD khác nhau.

Ví dụ: Công dụng của gạo là để ăn... GTSD của gạo là để ăn, làm bánh, nấu rượu...

- Nhu cầu có thể là:

+ Nhu cầu cho tiêu dùng cá nhân (về vật chất và tinh thần) như: cơm, áo mặt, giày dép, đồ trang sức, quà lưu niệm, sách, báo, phim ảnh...

+ Nhu cầu cho tiêu dùng sản xuất như: máy móc thiết bị, nguyên vật liệu...

Đặc điểm:

* Thứ nhất: GTSD của hàng hoá do thuộc tính tự

nhiên của nó quy định

(Lý, Hoá) nên nó có nhiều công dụng khác nhau.

Ví dụ: Giá trị sử dụng của muối là do thuộc tính tự nhiên (Lý học, hoá học) của muối tạo cho nó có một vị mặn làm gia vị.

+ Tuy nhiên, việc sử dụng và phát hiện những thuộc tính tự nhiên đó lại phụ thuộc vào sự phát triển của xã hội, của con người.

Xã hội càng tiến bộ, khoa học - kỹ thuật phân công lao động xã hội, lực lượng sản xuất càng phát triển thì càng phát hiện ra được nhiều thuộc tính tự nhiên đó để tạo ra nhiều giá trị sử dụng khác nhau, chủng loại càng phong phú, đa dạng với chất lượng ngày càng cao.

Ví dụ: Than đá trước kia chưa phát hiện ra, người ta chỉ vô tình lấy nó để kê bếp về sau thấy nó bắt lửa tốt thì được dùng làm chất đốt (đun, sưởi). Sau đó được dùng làm nguyên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, là năng lượng trong ngành hoá luyện cốc và đến nay là nguyên liệu của nhiều sản phẩm với giá trị sử dụng cao.

* Thứ hai: GTSD của hàng hoá là GTSD cho xã hội + Vì sản xuất hàng hoá là sản xuất ra để bán, nên GTSD của hàng hoá không phải là GTSD cho bản thân người SXHH, mà là GTSD cho người khác, cho xã hội. GTSD đẻ đến tay người khác. Người tiêu dùng phải thông qua trao đổi - mua bán. Điều đó đòi hỏi người sản xuất hàng hoá phải luôn luôn quan tâm đến nhu cầu của xã hội, làm cho sản phẩm của mình đáp ứng được nhu cầu cua xã hội thì hàng hoá của họ mới bán được.

thời cũng mang giá trị trao đổi.

* Thứ ba: GTSD của hàng hoá chỉ được thực hiện trong việc sử dụng hay tiêu dùng nó.

Chú ý: (tiêu dùng cho cá nhân và tiêu dùng cho sản xuất)

Điều này nói lên ý nghĩa quan trọng của trao đổi đối với sản xuất, sản xuất phải gắn với tiêu dùng, nêu sản xuất mà không tiêu dùng thì sản xuất trở nên vô nghĩa. Vì vậy, phải đẩy mạnh tiêu dùng thì mới thúc đẩy sản xuất phát triển.

Thứ tư: Giá trị sử dụng của hàng hoá là một phạm trù vĩnh viễn

GTSD không phụ thuộc vào hình thái kinh tế - xã hội nào. Bất cứ xã hội phong kiến, tư bản hay chủ nghĩa xã hội thì gạo bao giờ cũng để ăn và vải bao giờ cũng để mặc. C.Mác: “giá trị sử dụng cấu thành cái nội dung vật chất của cải, chẳng kể hình thái xã hội của cải đó là như thế nào” (C.Mác Tư bản Q1, T.1, tr.73, Nxb Sự thật Hà Nội, 1973).

của hàng hoá GTSD còn thuộc tính thứ hai của hàng hoá là giá trị. Vậy giá trị là gì? chúng ta sang phần b.

Một phần của tài liệu SẢN XUẤT HÀNG HOÁ KHỞI điểm RA đời của CHỦ NGHĨA tư bản (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w