Những yếu tố ảnh hưởng

Một phần của tài liệu SẢN XUẤT HÀNG HOÁ KHỞI điểm RA đời của CHỦ NGHĨA tư bản (Trang 41 - 44)

II. HÀNG HOÁ: Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường tiếp xúc với rất nhiều vật phẩm được gọi là hàng hoá Có

c.Những yếu tố ảnh hưởng

tố ảnh hưởng tới lượng giá trị của một đơn vị hàng hoá

Thứ nhất: Năng suất lao động

+ NSLĐ là năng lực sản xuất của người lao động, được đo bằng số lượng sản phẩm, sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng TGLĐ hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm (hàng hoá).

+ NSLĐ tăng lên có nghĩa là cùng trong một TGLĐ nhưng khối lượng hàng hoá sản xuất ra tăng lên làm cho TGLĐCT để sản xuất ra một đơn vị hàng hoá giảm xuống. Do đó, khi NSLĐ tăng lên thì giá trị của một đơn vị hàng hoá sẽ giảm xuống và ngược lại. Như vậy, lượng giá trị của hàng hoá tỷ lệ nghịch với NSLĐ.

+ NSLĐ lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: trình độ khéo léo (thành thạo), trung bình của người công nhân, mức độ phát triển khoa học - kỹ thuật và ứng dụng những thành tựu đó vào sản xuất, trình độ tổ chức quản lý, quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất

hoàn thiện những yếu tố trên. Thứ hai: Cường độ lao động

+ Cường độ lao động (CĐLĐ) là mức độ hao phí sức lao động trong một đơn vị thời gian. Nó cho thấy mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của lao động.

+ Cường độ lao động tăng lên, có nghĩa là hao phí sức lao động trong một đơn vị thời gian tăng lên, mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của lao động tăng lên, làm cho số lượng hàng hoá sản xuất ra tăng lên, vì vậy, giá trị của một đơn vị hàng hoá vẫn không thay đổi, tăng cường độ lao động thực chất là việc kéo dài TGLĐ.

+ Cường độ lao động cũng phụ thuộc vào trình độ tổ chức quản lý, quy mô và hiệu suất của TLSX, đặc biệt là phụ thuộc vào thể chất, tinh thần của người lao động.

Sơ đồ mối quan hệ giữa NSLĐ và CĐLĐ đối với giá trị hàng hoá Tổng sản phẩm Tổng GT- HH GT của 1 HH

NSLĐ tăng Tăng Không đổi Giảm

CĐLĐ tăng Tăng Tăng Không đổi

+ Nếu NSLĐ tăng thì sản phẩm tăng, còn tổng giá trị hàng hoá không đổi, do đó giá trị cá biệt của một hàng hoá giảm và ngược lại.

+ CĐLĐ tăng thì tổng sản phẩm tăng, nhưng đồng thời tổng giá trị hàng hoá cũng tăng, do đó giá trị cá biệt của một hàng hoá không đổi. Vì vậy tăng CĐLĐ

cũng có ý nghĩa như kéo dài TGLĐ.

+ Thứ ba: Mức độ phức tạp của lao động

Mức độ phức tạp của lao động cũng ảnh hưởng nhất định đến lượng giá trị của hàng hoá. Theo mức độ phức tạp của lao động. Có thể chia lao động thành lao động giản đơn và lao động phức tạp.

+ Lao động giản đơn: là lao động mà bất kỳ một người lao động bình thường nào không cần phải trải qua đào tạo cũng có thể thực hiện được.

+ Lao động phức tạp: Là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện thành lao động chuyên môn lành nghề nhất định mới có thể tiến hành được. Trong cùng một thời gian, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn bởi vì: Lao động phức tạp thực chất là lao động đơn giản được nhân bội lên. Trong quá trình trao đổi hàng hoá, mọi lao động phức tạp đều được quy thành lao động giản đơn trung bình. Tỷ lệ quy đổi được tiến hành một cách tự phát trên thị trường.

Ý nghĩa đối với nước ta hiện nay

Luận điểm của Mác có ý nghĩa to lớn đối với chúng ta trong quá trình phát triển sản xuất hàng hoá, phát triển kinh tế hàng hoá đối với nước ta là tất yếu và phù hợp với quy luật chung.

Cần kết hợp tăng năng suất lao động với việc sử dụng có hiệu quả số lao động hiện có, áp dụng mọi thành tựu khoa học - kỹ thuật nhằm nâng cao NSLĐ, hạ giá thành, đồng thời nâng cao chất lượng để thắng

+ Đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá làm tiền đề cho việc nâng cao NSLĐ.

Nguyên lý của Mác nói về đại lượng giá trị hàng hoá còn nguyên giá trị đối với nền kinh tế hàng hoá, thị trường, Đảng ta chủ trương phát triển kinh tế hàng hoá, cùng với việc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá để nâng cao NSLĐ là đúng đắn và phù hợp với điều kiện của nước ta.

Các nhà kinh tế trước Mác đã đề cập tới vấn đề tiền tệ từ rất sớm, từ thời cổ đại, trung đại rồi đến các trường phái kinh tế trong CNTB. Song hạn chế lớn nhất của họ là chưa tìm rõ nguồn gốc - bản chất và đầy đủ các chức năng của tiền, nên đã đưa tới việc sùng bái tiền tệ.

Chính vì vậy Mác đã đặt ra cho mình nhiệm vụ là phải tìm ra điều bí ẩn đó, nghĩa là phải tìm ra nguồn gốc - bản chất của tiền.

Một phần của tài liệu SẢN XUẤT HÀNG HOÁ KHỞI điểm RA đời của CHỦ NGHĨA tư bản (Trang 41 - 44)