Bài học từ cách thức gia tăng những dịch vụ tiện ích cho khách hàng của Wal-Mart

Một phần của tài liệu Tiểu luận Môn Quản trị Logistics Mô hình quản trị chuỗi cung ứng của Wal-Mart (Trang 84 - 85)

MỘT SỐ BÀI HỌC CHO CO.OPMART TỪ MÔ HÌNH QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA

3.2.2. Bài học từ cách thức gia tăng những dịch vụ tiện ích cho khách hàng của Wal-Mart

tác với nhà sản xuất tại địa phương mà mình có mặt để có mức giá tốt nhất. Đây là cách Wal-Mart làm ở Trung Quốc. Việc tổ chức cung ứng hàng hoá của Co.opMart chủ yếu là có gì bán nấy, chưa xây dựng được vùng cung cấp nguồn hàng ổn định để tiêu thụ. Tính chủ động trong hợp tác liên kết, liên doanh thu mua, tiêu thụ hàng hoá còn rời rạc. Do đó làm tăng chi phí lưu chuyển hàng hóa, dẫn đến việc hiện nay các mặt hàng trong các siêu thị vẫn còn đắt so với kênh chợ và cửa hàng tạp hóa bên ngoài trong khi đó siêu thị Co.opMart lại có lợi thế rất lớn so với các kênh đó là tính qui mô. Theo Bà Phạm Chi Lan, việc cần thiết lúc này của các siêu thị Việt Nam là phải tăng cường liên kết nâng cao khả năng cạnh tranh, “Nếu hành động kịp thời, doanh nghiệp Việt Nam vẫn hoàn toàn có thể xác lập vị trí của mình cả ở hệ thống phân phối truyền thống và hiện đại. Vấn đề là phải tạo được sự liên kết vững chắc giữa các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ, giữa các tổ chức nắm giữ và phân bổ nguồn nhân lực, giữa Nhà nước và doanh nghiệp, giữa các vùng miền để tạo nên sức mạnh tổng thể trong bối cảnh toàn cầu hoá”.

3.2.2. Bài học từ cách thức gia tăng những dịch vụ tiện ích cho khách hàng của Wal-Mart của Wal-Mart

Điểm yếu nhất của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam hiện nay chính là chất lượng dịch vụ và các dịch vụ giá trị gia tăng đi kèm. Đây lại là điểm mạnh của các đại gia bán lẻ quốc tế như Wal-Mart. Vì vậy, ngoài việc nhân nhanh, nhân rộng thì các doanh nghiệp bán lẻ phải tập trung cải thiện chất lượng dịch vụ, các chương trình hậu mãi, sự tiện lợi... để giữ thị phần tại sân nhà. Với hóa đơn từ 200.000 đồng trở lên, khách hàng chỉ việc đưa địa chỉ, nhân viên của Saigon Co- op sẽ trực tiếp mang số hàng hóa đó về tận nhà. Đây là dịch vụ mới nhận được rất nhiều sự hưởng ứng của người tiêu dùng là khách hàng của hệ thống siêu thị

Saigon Co-op. Tuy nhiên, những dịch vụ tiện ích như vậy chưa nhiều và đây chính là điểm yếu của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam nói chung và Co.opMart nói riêng.

Từ bài học của Wal-Mart, chúng ta cần khác biệt hóa sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu để tập trung phục vụ tốt cho khách hàng mục tiêu của Co.opMart. Luôn tìm mọi cách cung cấp dịch vụ cộng thêm miễn phí cho khách hàng mục tiêu như tư vấn lựa chọn hàng trên nhu cầu của họ, giao hàng tận nơi miễn phí, chương trình khách hàng thân thiết, khách VIP, thường xuyên có các chương trình chăm sóc khách hàng…. Luôn tuân thủ các nguyên tắc chung về hoạt động & dịch vụ khách hàng theo hướng chiến lược đề ra ban đầu. Có thể áp dụng các chương trình quản lý chất lượng như ISO, TQM… trong khâu quản lý hoạt động và phục vụ khách hàng.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Môn Quản trị Logistics Mô hình quản trị chuỗi cung ứng của Wal-Mart (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w