MÔ HÌNH QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA WAL-MART
2.2.1.4 Định vị CPFR trong hợp tác thương mạ
Vậy các bên tham gia cần có nền tảng hoặc cơ sở nào để có thể phối hợp hoạt động với nhau? Chúng tôi xin trình bày sơ qua về việc định vị quy trình CPFR trong việc phối hợp hoạt động kinh doanh:
• Trước hết, các doanh nghiệp cần phải đảm bảo đạt được các tiêu chuẩn phổ thông về dữ liệu kinh doanh.
• Tiếp đến là đáp ứng việc cung cấp được các thông tin cần thiết cho quá trình hợp tác (danh mục các thông tin này cần phải được các bên thỏa thuận và đưa ra các thông tin được đăng ký cho việc chia sẻ).
• Sau khi có được hai bước đầu tiên trên, cần một bước thứ ba quan trọng làm nền tảng cho quy trình là việc đồng bộ hóa thông tin.
Đáp ứng được ba bước trên, các doanh nghiệp đã có thể tiến hành quy trình CPFR, mà như đã trình bày ở trên, sẽ tập trung ở bốn mảng: lập chiến lược và hoạch định, quản trị cung cầu, thực hiện và cuối cùng là phân tích.
• Mảng chiến lược và hoạch định, các bên tham gia sắp xếp khả năng phối hợp và đưa ra kế hoạch kinh doanh chung.
• Mảng quản trị cung cầu, các bên tham gia cùng nhau quản trị chuỗi cung ứng. Cùng nhau dự báo doanh số và lên kế hoạch đặt hàng cũng như dự báo về số lượng đặt hàng.
• Trong mảng thừa hành, các bên tham gia phối hợp quản lý giao dịch kinh doanh.
• Cuối cùng trong mảng phân tích kết quả hoạt động, các bên phân cùng nhau tích kết quả hoạt động cũng như quản trị ngoại lệ, tìm ra insight của khách hàng và phát triển sản phẩm.