Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI – LÊ TRỌNG TẤN (Trang 37 - 40)

Chiến lược phát triển của Ngân hàng TMCP Quân đội đã khẳng định tiếp tục huy động vốn theo hướng thu hút các khoản vốn trung và dài hạn. Trên cơ sở đó, chi nhánh Lê Trọng Tấn xác định phương hướng cho hoạt động huy động vốn là tập trung cơ cấu lại vốn huy động, huy động vốn không kỳ hạn chiếm 25%, huy động vốn có kỳ hạn chiếm 75% để giảm được chi phí huy động vốn. Vì vậy, đến 31/12/2007, tổng vốn huy động có kỳ hạn đạt 833.21 tỷ đồng, tăng 30.22% so với năm 2006.

BẢNG 2.3 : CƠ CẤU VỐN HUY ĐỘNG THEO KỲ HẠN Đơn vị: Tỷ đồng

Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) 1 Vốn không kỳ hạn 149.42 30.03 75.13 10.51 192.77 18.79 2 Vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng 11.01 2.21 47.39 6.63 65.12 6.35 3 Vốn có kỳ hạn trên 12 tháng 337.2 67.76 592.45 82.86 768.09 74.86 4 Tổng nguồn vốn huy động 497.63 100 714.97 100 1025.98 100

Nguồn: Báo cáo hoạt động của MB Lê Trọng Tấn năm 2005-2007

Theo bảng số liệu trên cho thấy:

Thứ nhất, nguồn vốn không kỳ hạn chiếm 30.03% năm 2005, nhưng đến năm 2006 nguồn vốn này giảm xuống chỉ chiếm 10.51%, và trong năm 2007 chiếm 18.79% trong tổng nguồn vốn. Nguyên nhân là do quy mô của nguồn vốn ngắn hạn phụ thuộc vào tâm lý khách hàng cũng như chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên thường xuyên có sự biến động tùy thuộc vào từng thời kỳ. Đây là nguồn không ổn định, nếu khách hàng rút một khoản lớn thì dễ gây ra rủi ro thanh toán cho ngân hàng. Vì vậy ngân hàng cần chủ động trong việc tính tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với nguồn này, để đảm bảo tính chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình. Nhưng xét về mặt giá trị thì nguồn vốn không kỳ hạn có xu hướng tăng từ 75.13 tỷ đồng trong năm 2006 lên 192.77 tỷ đồng trong năm 2007. Trong khi đó, tại chi nhánh, thì tỷ lệ nguồn vốn không kỳ hạn huy đông từ các tổ chức kinh tế chiếm tỷ lệ lớn. Điều này chứng tỏ lượng khách hàng là doanh nghiệp mở tài khoản và tiền gửi không kỳ hạn nhằm mục đích thanh toán tăng lên làm cho vốn huy động của ngân hàng tăng lên. Đây là nguồn vốn có chi phí rẻ nên ngân hàng cần phải có nhiều biện

pháp khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân mở tài khoản doanh nghiệp, tài khoản cá nhân tại ngân hàng, khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt, trả lương qua tài khoản. Điều này phù hợp với xu hướng phát triển của Chi nhánh là tăng tỷ lệ vốn huy động không kỳ hạn trong tổng nguồn. Trong năm 2007 chi nhánh đã mời được thêm gần 30 doanh nghiệp đến mở tài khoản và giao dịch tại Chi nhánh, trong đó có một số khách hàng lớn như Tổng công ty Điện lực Dầu khí, Công ty An Đô…

Thứ hai, lượng vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng có xu hướng tăng về số lượng từ năm 2005 đến 2007 lần lượt là 11.01 tỷ đồng, 47,39 tỷ đồng, 65.12 tỷ đồng. Nhưng nguồn vốn này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn, chưa đến 10% của tổng nguồn. Nguồn vốn này chủ yếu là huy động từ tiền gửi tiết kiệm trong dân cư. Đặc điểm của vốn ngắn hạn là chi phí thấp đưa lại lợi nhuận cao cho ngân hàng nhưng lại là nguồn có tỷ lệ dự trữ bắt buộc khá cao, và nó khá nhạy cảm với lãi suất. Vì thế, ngân hàng nên quản lý chặt chẽ và duy trì tỷ lệ hợp lý đối với nguồn này.

Thứ ba, nguồn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng chiếm tỷ trọng chủ yếu trên 60% tổng nguồn, đây là nguồn vốn cơ bản để ngân hàng tiến hành kinh doanh và sử dụng cho hoạt động tín dụng. Lượng vốn có kỳ hạn trên 12 tháng cũng có xu hướng tăng đáng kể, năm 2005 là 337.2 tỷ đồng đến năm 2006 là tăng lên 592.45 tỷ và năm 2007 là 768.09 tỷ đồng. Như vậy, lượng vốn trung và dài hạn tăng đều qua các năm. Điều này rất thuận lợi vì nó giúp ngân hàng chủ động hơn trong tín dụng trung và dài hạn, giảm thiểu rủi ro trong thanh khoản, đặc biệt là tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với nguồn vốn này thấp hơn rất nhiều so với nguồn vốn ngắn hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Biểu đồ 2.7: CƠ CẤU VỐN HUY ĐỘNG THEO KỲ HẠN Đơn vị: Tỷ đồng 337.2 592.45 768.09 400 600 800 1000 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Nguồn: Báo cáo hoạt động của MB Lê Trọng Tấn năm 2005-2007

Nhìn vào biểu đồ trên ta có thể thấy nguồn vốn trung và dài hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn huy động của chi nhánh. Điều này nói lên rằng Chi nhánh đã duy trì được cơ cấu huy động vốn một cách hợp lý, tăng tính tính chủ động trong hoạt động tín dụng, đảm bảo khả năng thanh toán, tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động kinh doanh tăng lợi nhuận cho Chi nhánh. Bên cạnh đó, qua biểu đồ ta cũng có thể thấy được nguồn vốn huy động dưới 12 tháng cũng có xu hướng tăng đáng kể, điều này là phù hợp với kế hoạch phát triển hoạt động huy động vốn của chi nhánh là tăng nguồn vốn huy động không kỳ hạn lên bằng nhiều biện pháp như mời các doanh nghiệp mở tài khoản, tăng cường chế độ chăm sóc đặc biệt với khách hàng truyền thống, khách hàng VIP.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI – LÊ TRỌNG TẤN (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)