Dựa trên các quan điểm của triết học duy vật biện chứng về nhận thức

Một phần của tài liệu một số biện pháp giúp học sinh trung bình, yếu học tốt môn hóa học phần hidrocacbon lớp 11 ban cơ bản (Trang 51 - 53)

1 .2.2 Hoạt động dạy

2.1.1. Dựa trên các quan điểm của triết học duy vật biện chứng về nhận thức

Triết học duy vật biện chứng là cơ sở phương pháp luận chung cho mọi khoa học, bao gồm:

- 2 nguyên lí là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát

triển là những đặc trưng phổ quát nhất của thế giới.

- 6 cặp phạm trù là nội dung và hình thức, bản chất và hiện tượng, cái chung

và cái riêng, tất nhiên và ngẫu nhiên, nguyên nhân và kết quả, khả năng và hiện thực.

- 3 quy luật cơ bản là quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập,

quy luật về sự chuyển hĩa những biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất, quy luật phủ định của phủ định.

Khi xem xét các hiện tượng và quá trình xã hội cần vận dụng những nguyên

lý, quy luật, các phạm trù của triết học duy vật biện chứng, thể hiện qua 5 nguyên

tắc sau:

- Nguyên tắc khách quan: xem xét sự vật một cách khách quan, phản ánh sự

vật trung thành như nĩ vốn cĩ.

- Nguyên tắc tồn diện: xem xét sự vật một cách tồn diện trong tất cả các

mặt, các mối liên hệ của nĩ với các sự vật khác. Trong các mối liên hệ phải rút ra những mối liên hệ bản chất, chủ yếu để thấu hiểu bản chất sự vật. Sau đĩ phải liên kết các mối liên hệ bản chất với các mối liên hệ khác để hiểu rõ tồn bộ sự vật.

- Nguyên tắc phát triển: xem xét sự vật trong sự vận động, biến đổi và phát

triển của nĩ.

thời gian, gắn với hồn cảnh lịch sử - cụ thể của sự tồn tại của nĩ.

- Nguyên tắc thực tiễn: xem xét sự vật phải gắn với tình hình thực tiễn, phải

xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, khơng chủ quan duy ý chí, giáo điều, máy mĩc, xa rời thực tế.

2.1.2. Dựa vào cơ sở lí luận của giáo dục học

Việc hình thành động cơ học tập cho học sinh là một vấn đề hết sức cần thiết trong việc hình thành hoạt động học, và việc xây dựng một số biện pháp bồi dưỡng HS yếu cũng dựa trên cơ sở này. Mặc dù theo quan điểm sư phạm hoạt động học tập được thúc đẩy bởi những động cơ hồn thiện tri thức thì tối ưu hơn những động cơ cĩ quan hệ xã hội nhưng cần hình thành ở học sinh yếu cả hai động cơ này. Bởi vì động cơ học tập khơng cĩ sẵn, cũng khơng thể áp đặt, mà phải được hình thành dần dần trong quá trình học tập của học sinh dưới sự tổ chức, điều khiển của giáo viên. Để hình thành động cơ học tập cho HS, GV cần phải : giúp học sinh xác định được mục đích học tập; tăng hứng thú học tập cho học viên bằng cách chuẩn bị giáo án thật tốt, các phương tiện dạy học phải hấp dẫn như lời nĩi uyển chuyển, lối cuốn, hình ảnh trực quan sinh động; cần phải tăng cường tích cực hố trong hoạt động học tập; cần theo dõi và thơng báo lên nhà trường để khen thưởng những em cĩ thành tích xuất sắc nhất để nhà trường khen thưởng; giáo viên phải biết thường xuyên liên lạc, kết hợp với gia đình để cùng làm nảy sinh và duy trì nhu cầu và hứng thú học cho học sinh; …

Qua nghiên cứu đặc điểm của các em chúng ta cĩ thể thấy việc tập trung, khả năng ghi nhớ, khả năng tự học, … của những em học sinh này tương đối kém. Vì vậy, giáo viên cần nắm rõ các quy luật của trí nhớ để giúp các em biết cách ghi nhớ bài học như thế nào cho hiệu quả.

Các nguyên tắc dạy học giáo viên cần phải nắm vững khi bồi dưỡng học sinh

yếu:

- Nguyên tắc thống nhất biện chứng giữa tính khoa học và tính giáo dục trong

dạy học.

- Nguyên tắc thống nhất giữa dạy tập thể và dạy cá nhân.

- Nguyên tắc phát huy tính tích cực, độc lập và sáng tạo của học sinh trong quá

trình học tập.

- Nguyên tắc thống nhất giữa hoạt động dạy và hoạt động học.

Một phần của tài liệu một số biện pháp giúp học sinh trung bình, yếu học tốt môn hóa học phần hidrocacbon lớp 11 ban cơ bản (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)