Thành lập quỹ bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác huy động vốn trong dân cư tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam pptx (Trang 58 - 63)

II. Điều kiện để thực hiện tốt các giải pháp huy động vốn trong dân cư của Ngân hàng.

5. Thành lập quỹ bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam.

Trong cơ chế thị trường, việc kinh doanh lỗ, lãi là chuyện tất nhiên và Ngân hàng cũng không nằm ngoài quy luật đó. Nếu Ngân hàng hoạt động có hiệu quả thì sẽ thu hút được nhiều khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng. Ngược lại, nếu Ngân hàng làm ăn thua lỗ, tỷ lệ rủi ro cao sẽ ảnh hưởng tới uy tín của mình, gây ra tình trạng rút tiền ồ ạt của các tầng lớp dân cư, khiến cho hoạt động của Ngân hàng đã khó khăn lại càng khó khăn hơn và có nguy cơ phá sản. Do đó, để người đầu tư yên tâm gửi tiền vào Ngân hàng thì rất cần thiết phải thành lập một công ty chuyên doanh làm nghiệp vụ bảo hiểm tiền gửi mà kinh nghiệm rõ nhất cho loại hình nàylà mô hình Công ty bảo hiểm tiền gửi Trung ương (CDIC) Đài Loan. Tổ chức bảo hiểm tiền gửi mang một số đặc điểm sau:

- Chia sẻ được gánh nặng về mặt tài chính cho Chính phủ trên cơ sở phát huy tối đa tính tương hỗ, trợ giúp lẫn nhau trong hệ thống các Ngân hàng. Chính các Ngân hàng phải đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền và coi việc giữ an toàn cho người gửi như giữ an toàn cho chính bản thân Ngân hàng.

- Là một tổ chức độc lập, có tư cánh pháp nhân, chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn và tài sản theo các quy định của luật pháp và theo quy chế bảo toàn tiền gửi.

- Chịu sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng, trước hết là Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính về việc hình thành, quản lý, sử dụng vốn và về nghiệp vụ ngân hàng.

- Các Ngân hàng, các tổ chức tín dụng ở Việt Nam bắt buộc phải có sự bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền dưới hình thức tham gia vào tổ chức bảo hiểm tiền gửi.

Từ các định hướng trên, nhà nước nên cho thành lập tổ chức bảo hiểm tiền gửi dưới hình thức “Quỹ bảo toàn tiền gửi”. Quỹ này có một số đặc điểm sau:

* Tổ chức bộ máy: Quỹ là một tổ chức tài chính đặc biệt của Nhà nước, được nhà nước cấp một số vốn ban đầu khi thành lập. Cơ quan quyền lực của Quỹ là Hội đồng quản lý Quỹ. Hội đồng này gồm: đại diện Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và Hiệp hội Ngân hàng.

* Chức năng của Quỹ: Giám sát chặt chẽ hoạt động của các Ngân hàng và các tổ chức tín dụng, đưa ra các giải pháp kịp thời để trợ giúp các Ngân hàng bảo đảm khả năng chi trả tiền gửi, góp phần giữu ổn định hệ thống Ngân hàng và trật tự xã hội.

* Nguồn vốn và sử dụng vốn:

- Nguồn vốn của Quỹ được hình thành từ các nguồn:

+ Vốn Nhà nước cấp ban đầu.

+ Tiền đóng vào Quỹ hàng năm của các Ngân hàng và các tổ chức tín dụng. + Các khoản lãi thu được do sử dụng vốn theo quy định của Quỹ sau khi trừ đi chi phí hoạt động và các khoản thuế phải nộp (nếu có).

- Sử dụng vốn: Quỹ được sử dụng vốn vào các mục tiêu sau:

+ Cho vay khẩn cấp đối với các Ngân hàng, tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tạm thời.

+ Thực hiện việc thanh toán cho người gửi tiền trong trường hợp Ngân hàng bị lâm vào tình trạng phá sản và tham gia vào việc thanh lý Ngân hàng với tư cách là một chủ nợ.

+ Được sử dụng vốn vào mục tiêu an toàn nhất, có khả năng thu hồi vốn nhanh nhất và chắc chắn nhất.

Trong bối cảnh hiện nay, việc thành lập một tổ chức bảo toàn tiền gửi để góp phần giữ an toàn cho hoạt động Ngân hàng, ngăn ngừa những rủi ro tiềm tàng có thể dẫn tới sự bất ổn định cho nền kinh tế là một yêu cầu khách quan. Mặc dù vậy, đây là một vấn đề khá mới mẻ đối với Việt Nam. Do đó Chính phủ và các cơ quan chức năng, đặc biệt là hiệp hội Ngân hàng cần có sự nghiên cứu thấu đáo nhằm đưa ra một giải pháp khả thi nhất, phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội Việt Nam.

Kết luận

Sự nghiệp xây dựng và phát triển nên kinh tế nước ta theo hướng CNH-HĐH đòi hỏi phải có một khối lượng vốn vô cùng lớn. Để đáp ứng nhu cầu đó, các Ngân hàng

nói chung và Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương nói riêng đóng một vai trò đặc biệt trong khâu tạo vốn. Sở giao dịch thực sự đã trở thành một đầu mối thu gom các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội để tiếp sức cho các nhà đầu tư nhằm đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước.

Trên thực tế, không có một khuôn mẫu nhất định nào cho công tác huy động vốn cho các Ngân hàng thương mại. Huy động vốn được hình thành từ thực tiễn phát triển của nền kinh tế. Nó là kết quả của quá trình nghiên cứu, tìm tòi và ứng dụng đầy tính sáng tạo và khoa học. Để gặt hái được thành công trong lĩnh vực này, ngoài sự nỗ lực, cố gắng không mệt mỏi của bản thân Sở giao dịch, cần phải có sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước trong việc tạo lập một môi trường vĩ mô thuận lợi để có thể thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cung cấp tín dụng trung dài hạn cho đầu tư phát triển.

Tài liệu tham khảo

1. Tiền tệ ngân hàng và thị trường tàI chính (Federic S. Miskin)

2. Nghiệp vụ ngân hàng hiện đạI (David Cox)

3. Văn kiện đạI hội Đảng lần thứ VII. VIII.

4. Kinh tế học (A. Samuelson và Ư. Nord haus)

5. Ngân hàng thương mạI (Edward W.Reed và Edward K.Gill)

6. Báo cáo kết quả kinh doanh của Sở giao dịch NHNT TW năm 1998, 1999,

2000.

7. Tạp chí Ngân hàng, Ngiên cứu kinh tế, tạp chí Thị trường tàI chính năm

11998, 1999, 2000.

8. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2005.

9. Ngân hàng Nhà nước Việt nam với chiến lược huy động vốn phục vụ Công

mục lục

Lời mở đầu _____________________________________________________________ 1 Chương I ... 3

Ngân hàng thương mại với vấn đề huy động vốn trong dân cư phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. ... 3 1. Vai trò của vốn đầu tư trong sự nghiệp hiện đạo hoá công nghiệp hoá đất nước _ 3 2. Nguồn vốn trong dân cư và ý nghĩa của công tác huy động vốn trong dân cư .... 5 3. Ngân hàng thương mại với hoạt động huy động vốn trong dân cư ... 7 Chương II ... 18 Thực trạng huy động vốn trong dân cư của sở giao dich ngân hàng ngoại thương việt nam ... 18 1. Vài nét về hoạt động của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam ... 18 2. Thực trạng huy động vốn trong dân cư của Sở giao dịch Ngân hàng ngoại thương Việt Nam ... 22 3. Những hạn chế trong công tác huy động vốn từ khu vực dân cư của Sở GD NHNTVN ... 31

Chương III ... 39 Một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường công tác huy động vốn trong dân cư tại sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ... 39 I. Giải pháp: ... 39 II. Điều kiện để thực hiện tốt các giải pháp huy động vốn trong dân cư của Ngân hàng ... 56

Kết luận _______________________________________________________________ 62 Tàiliệu tham khảo ... 63

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác huy động vốn trong dân cư tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam pptx (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)