Nguyên nhân từ phí người dân:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác huy động vốn trong dân cư tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam pptx (Trang 34 - 36)

* Chưa hoàn toàn đặt niềm tin vào Ngân hàng: Mặc dù trong vài năm gần đây, ngành Ngân hàng đã dần lấy lại được vị thế cũng như củng cố được uy tín của mình trên thị trường nhưng những gì xảy ra đã và đang làm cho niềm tin của dân chúng vào hệ thống Ngân hàng bị giảm sút. Đó là sự sụp đổ của hơn 7500 quỹ tín dụng nhân dân ở các đô thị và các hợp tác xã tín dụng nông thôn trong những năm đầu của thập kỷ 90; sự tham ô hối lộ của các quan chức Nhà nước trong ngành Ngân hàng như vụ án kinh tế Minh Phụng, TAMEXCO, dệt Nam Định...Vì lẽ đó dân chúng lo sợ khi gửi tiền vào Ngân hàng sẽ mất cả gốc lẫn lãi do tiền của họ bị sử dụng vào các mục đích không chính đáng.

* Chưa có thói quen sử dụng các tiện ích của Ngân hàng: Đây cũng là những nhược điểm lớn, không những ngăn cản hoạt động của Ngân hàng mà còn làm chậm đi quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Đại đa số dân chúng đều cho rằng Ngân hàng chỉ đơn thuần là một tổ chức nhận tiền gửi và cho vay, họ chưa thấy được các chức năng khác của Ngân hàng. Về phía Ngân hàng của ta, ngoài việc phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, thu tiền gửi tiết kiệm của dân, chỉ thực hiện các dịch vụ cho các doanh nghiệp là chủ yếu, hiện còn một mảng rất lớn những tiện ích của Ngân hàng dành cho các cá nhân bị bỏ trống.

* Tâm lý lo sợ trượt giá của đồng tiền: Đồng tiền của ta gần đây đã ổn định hơn song vẫn có sự trượt giá nhất định. Điều đó biểu hiện qua sự tăng lên của giá cả hàng hoá hay sụt giá so với đồng Dolla Mỹ. Vấn đề này là một nỗi ưu tư của người dân: họ còn phần nào dè dặt, một số người chuyển nội tệ ra USD, đồ nữ trang quý hiếm hay bất động sản có vẻ an toàn hơn.

* Thói quen tiêu dùng và tiết kiệm: Tiết kiệm và tiêu dùng luôn là hai yếu tố đối nghịch nhau. Một điều rất hiển nhiên là những năm gần đây, với chính sách mở cửa và sự phát triển của cơ chế thị trường, áp lực của chủ nghĩa tiêu dùng ngày một tăng, trái với nó là phần tiết kiệm trong dân chúng bị giảm bớt trước hết là cho bản thân và gia đình họ, nhưng sau cùng là ảnh hưởng đến việc nhập nguồn vốn từ dân cư qua con đường tiết kiệm...Tất nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng sức mạnh tiêu dùng là động lực phát triển của sản xuất, phù hợp với chủ trương kích cầu đầu tư của Chính phủ. Nhưng sự tiêu dùng hiện nay vượt quá mức cần thiết và có những hoạt động chi tiêu chưa chắc đã góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, ví dụ như tư tưởng sính ngoại, lãng phí, đua đòi... Vấn đề đặt ra là làm sao cho dân chúng hiểu được sự cần thiết và quan trọng của công tác tiiết kiệm để từ đó xác định được mức tiêu dùng hợp lý.

- Thói quen giữ tiền tại nhà để tiện cho việc sử dụng: Thói quen này của người

dân xuất phát từ nền sản xuất kém phát triển, kinh tế nông nghiệp lạc hậu đã hạn chế giao lưu sản phẩn hàng hoá, giao lưu thương mại... Họ muốn bất cứ cái gì cũng có sẵn trong nhà, khi cần là sử dụng được ngay. Chính vì thế, thủ tục gửi rút tiền của ngân hàng có vẻ rườm rà, phức tạp, tốn thời gian. Hơn nữa khi để tiền tại nhà, họ có nhiều thuận lợi cho tiêu dùng hàng ngày, lại có thể nhanh chóng chuyển tiền mặt thành các tài sản khác nếu đồng tiền có nguy cơ mất giá.

2.2 Nguyên nhân chủ quan từ phía Ngân hàng:

Bên cạnh những kết quả đạt được, Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam còn bộc lộ những hạn chế ảnh hưởng tiêu cực ảnh hưởng tới kết qả của công tác huy động vốn trong dân cư.

Một là các hình thức huy động chưa phong phú, phần lớn vẫn là các hình thức truyền thống. Mạng lưới huy động vốn tuy đã được mở rộng nhưng chưa phát huy được hết thế mạnh của mình do phong cách phục vụ, tác phong giao tiếp của nhân viên Ngân hàng chưa phù hợp với yêu cầu của thời kỳ đổi mới, chưa có tác phong làm việc công nghiệp. Mặt khác, thời gian giao dịch lại trùng với giờ hành chính nên gây bất tiện cho khách hàng khi muốn đến giao dịch.

Hai là công nghệ Ngân hàng áp dụng trong việc cung ứng các dịch vụ cho khách, nhất là trong quan hệ gửi và rút tiền của dân chủ yếu vẫn là trực tiếp và thủ công, chưa được cải tiến nhiều. Mọi khoản tiền gửi vào Ngân hàng, ngoài tiền lãiđược hưởng ra, người dân hầu như chưa được hưởng các tiện ích khác như: thanh toán chi trả, chuyển đổi chiết khấu...

Ba là chính sách khách hàng vẫn chưa tạo nên sức hấp dẫn đối với khách hàng. Qua khảo sát thực tế nhiều khách hàng truyền thống của Sở có tài khoản tiền gửi tại nhiều Ngân hàng khác nhau. Điều đó đồng nghĩa với việc nguồn huy động vốn của Sở bị phân tán, chịu sự thu hút mạnh mẽ từ các Ngân hàng khác trên địa bàn.

Bốn là hình thức quảng cáo tiếp thị của Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam còn tương đối nghèo nàn, chỉ bó hẹp trên các tạp chí của ngành là chủ yếu. Sở giao dịch hầu như chỉ làm công tác quảng cáo, tiếp thị mỗi khi cần huy động vốn đáp ứng được nhu cầu cấp bách của mình trong một thời gian nào đó, chính vì thế, sự hiểu biết và lòng tin của người dân về Sở giao dịch còn hạn chế, ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng huy động vốn của Sở.

Năm là chính sách lãi suất của Sở giao dịch chưa thật mềm dẻo và hấp dẫn. So với mặt bằng lãi suất chung, mức lãi suất huy động của Sở giao dịch thường thấp hơn các ngân hàng khác, nhất là mức lãi suất trung và dài hạn. phải chăng đây là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người gửi tiền vào Sở giao dịch với kỳ hạn ngắn hơn.

Tóm lại, qua hàng loạt các phân tích trên, ta có thể thấy được sự ảnh hưởng của các nhân tố trên đến công tác huy động vốn từ khu vực dân cư của Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, trong đó các nhân tố khách quan đống vai trò quan trọng, còn nhân tố chủ quan đóng vai trò quyết định. Và cũng chính từ đây ta sẽ tìm ra được các giải pháp hữu hiệu nhất tạo bước chuyển biến rõ rệt cho hoạt động huy động vốn của Sở giao dịch.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác huy động vốn trong dân cư tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam pptx (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)