Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác huy động vốn trong dân cư tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam pptx (Trang 55 - 56)

II. Điều kiện để thực hiện tốt các giải pháp huy động vốn trong dân cư của Ngân hàng.

1. ổn định môi trường kinh tế vĩ mô:

Như đã nêu trên, sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô là điều kiện tiền đề cơ bản nhất cho mọi sự tăng trưởng nói chung và cho việc đẩy mạnh thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn vào Ngân hàng nói riêng.

Đối với Việt Nam hiện nay, một trong những nội dung chủ yếu nhất của việc tạo lập ổn định nền kinh tế vĩ mô là đẩy lùi và kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ mà trọng tâm là giải quyết tốt mối quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá.

1.1 Về lãi suất:

Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt và phù hợp với từng thời kỳ nhưng phải đảm bảo lãi suất thực “dương” có lợi cho người gửi tiền.

Khi nước ta có một thị trường tiền tệ hoàn hảo thì chúng ta phải tiến tới sự tự do hoá lãi suất, xoá bỏ mức trần lãi suất, thay vào đó là mức lãi suất tái chiết khấu và lãi

suất trên thị trường mở. Có như vậy, các Ngân hàng thương mại mới độc lập tự chủ hơn trong việc hoạt động kinh doanh của mình.

1.2 Về tỷ giá:

Thực hiện chế độ điều hành tỷ giá linh hoạt theo quan hệ cung cầu trên thị trường, các Ngân hàng khi tiến hành huy động tiền gửi cần có một chế độ tỷ giá được định hướng và ổn định trong một thời gian dài.

Trên thực tế có rất nhiều ý kiến cho rằng tỷ giá hiện tại của ta chưa phản ánh được sức mua của động nội tệ, đồng Việt Nam bị đánh giá quá cao gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu, do đó phải thực hiện phá giá tiền tệ. Tuy nhiên, đây là một vấn đề ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ nền kinh tế, xã hội, cho nên khi tiến hành cần phải được xem xét một cách kỹ lưỡng trên tất cả các phương diện, các lĩnh vực khác nhau. Trước mắt chúng ta tiếp tục điều tiết linh hoạt tỷ giá theo hướng:

- Phát triển thị trường hối đoái và thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Trên cơ sở đó thống nhất, tập trung cơ chế điều hành và can thiệp điều chỉnh của Ngân hàng Nhà nước.

- Tập trung quỹ ngoại tệ do Ngân hàng Nhà nước quản lý, xây dựng nguyên tắc và chuẩn bị một lượng ngoại tệ để can thiệp vào thị trường khi cần thiết.

- Hoàn thiện các văn bản pháp lý về quản lý ngoại hối.

- Tiếp tục vận hành cơ chế điều hành tỷ giá như hiện nay, nhưng giảm dần sự can thiệp, kiểm soát của Nhà nước, cho phép tỷ giá được hình thành một cách khách quan hơn, sát thực hơn theo quy luật kinh tế thị trường.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác huy động vốn trong dân cư tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam pptx (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)