TƯ SẢN
4.1. Cuộc sống "xam xám nhờ nhờ" của những trí thức thất cơ lỡ vận
:
Sau những cơn vặn mình của lịch sử vào cuối thế kỉ XIX, xã hội Việt Nam chuyển từ hình thái phong kiến sang một phức hợp quái đản: thực dân nửa phong kiến. Cơ cấu giai tầng trong xã hội có sự dời chuyển, biến đổi. Một số giai cấp mới ra đời trong đó có giai cấp tiểu tư sản. Tuy nhiên, mãi tới đầu thế kỉ XX, nhân vật trí thức tiểu tư sản mới xuất hiện nhiều trong văn chương (trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, Bửu Đình, Hoàng Ngọc Phách...). Nhưng đó mới chỉ là những bóng dáng chứ chưa phải là những “hình tượng nhân vật thực sự”[29; 483].
Trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945, người trí thức tiểu tư sản ào ạt đi vào văn chương, với một diện mạo sắc nét, trở thành những hình tượng nhân vật đích thực, chứa tải nhiều lớp ý nghĩa xã hội, nhân sinh quan sâu sắc, thâm trầm. ở đề tài này, có thể nói không ai qua nổi bậc thầy Nam Cao, người đã "vẽ nên những bức tranh chân thực về một cuộc đời buồn thảm dở sống dở chết của tầng lớp tiểu tư sản trí thức nghèo" [44; 278]. Không lấy người trí thức nghèo làm nhân vật trung tâm, xem như một đối tượng nhận thức chủ yếu như các nhà văn hiện thực phê phán, nhưng với tính cách là một phương diện khách quan của phạm vi hiện thực, các nhà văn Tự lực văn đoàn đã nêu lên trong nội dung tác phẩm của mình những hình tượng nhân vật trí thức tiểu tư sản rất đáng suy nghĩ, qua đó, độc giả sẽ hiểu hơn phần Ilào cái "biển khổ mênh mông của xã hội Việt Nam trước cách mạng"[44; 278].
Lương trong Thoát li của Khái Hưng là một anh giáo khổ trường tư. Nhà văn đã giới thiệu nhân vật của mình như sau -."Lương nghèo lắm, nghèo đến nỗi không nộp được mấy chục bạc, chàng đã phải bỏ thi cử nhân luật và bỏ luôn cả trường luật để đi dạy học kiếm ăn". Thật ra Lương có một cái sản nghiệp do cha để lại nhưng bị người dì ghẻ gian ngoa chiếm mất. Trong cảnh
bần bách, Lương còn phải nuôi một đứa em đang tuổi ăn học. Với số tiền lương ba chục một tháng, cuộc sống của hai anh em càng thêm chán ngắt bởi lũ học trò trường tư nghịch ngợm, bướng bỉnh. số phận run rủi cho Lương gặp và yêu Hồng, một cô gái đang sống khổ sống sở vì sự đối xử cay nghiệt của mụ dì ghẻ. Mụ dì ghẻ ấy là bà phán Trinh. Quá thâm thù đứa con chồng, mụ dì ghẻ đã lập mưu phá mối tình của đôi bạn trẻ. Không chịu nổi sự xúc phạm độc địa của mụ nhà giàu, Lương bị tổn thương, đâm ra phẫn uất và chơi bời. Anh sống với một gái nhảy như vợ chồng.
Bào trong truyện ngắn Người bạn tre của Thạch Lam có số phận còn bi thiết hơn nhiều. Xà hội "chó đểu" đã dồn anh vào chân tường bi kịch : cái chết. Xuất thân trong một gia đình cơ cực nhưng tử tế, Bào chuyên chú học hành. Mẹ anh tráng bánh trứng và thổi xôi đem bán để nuôi Bào và bầy em bé dại của anh. Bạn bè thảy đều yêu mến Bào vì tính anh ngây thơ, hiền lành. Đang học năm thứ tư ban thành chung ở Nam Định thì tai họa xảy đến với Bào. Anh bị đuổi học cùng nhiều học trò khác vì người ta nghi "CÁC học trò để tang nhà chí Si' (nhà cách mạng Phan Chu Trinh - ĐNH). Ong bô Bào vòn là người quá nghiêm khắc nên không chấp nhận đứa con "đua đòi" (!!!) và đuổi anh ra khỏi nhà.Thế là anh chàng trông xinh xắn dễ thương như một cô gái bị nhà trường và gia đình vứt ra chợ đời. Bào lang thang đây đó để xin việc nhưng trong xã hội thời đó, ai thèm thuê một người học trò đã từng bị đuổi, kể cả các sở nhà nước và các nhà buôn, các sở tư. Bào bị cuộc đời cấm cửa vĩnh viễn. Thất nghiệp, đói khát, không nơi nương tựa, Bào xanh xao, Bào ốm, tiếng nói phều phào như người hết hơi khi đang ở tuổi thanh xuân. Bao nhiêu phẫn uất đọng lại trong Bào làm lời nói anh nghẹn ngào -."Người ta thật là bất công và vô lí quá. Tôi đã làm nên tội lỗi gì đâu !"Cuối cùng số phận vất trả Bào về lại gia đình anh. Không muốn làm phiền người thân, Bào treo cổ lên xà nhà tự tử. Những nỗi chán chường và đau khổ triền miên đã giết chết người thanh niên trẻ trung chưa đầy hai mươi tuổi. Hà Văn Đức nhận xét "Cái chết của Bào đã để lại trong người đọc một dư vị xót xa, thương cảm" [29; 485]. Theo chúng tôi, cái chết ấy không những để lại dư vị mà bản thân nó còn là một mảng đen phủ lên hoàng hôn xã hội thời cũ.
Do đâu mà những người trí thức tiểu tư sản lại gặp khổ đau, thất bại, bế tắc ? Nền văn minh đô thị Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX dựa trên cơ sở công - thương nghiệp. Nhưng các cơ sở ấy trong một xã hội thuộc địa như Việt Nam là không chuẩn, chưa đủ sức mạnh để "chi trả " xứng đáng sự đóng góp, cống hiến của mỗi cá nhân. Một mâu thuẫn biện chứng đến chết người nảy sinh ngay giữa xã hội ấy : cá nhân càng vùng vẫy vươn lên bao nhiêu thì càng rơi sâu xuống vực thẳm vỡ mộng bấy nhiêu, càng muốn phát triển thì càng thui chột. Đó là chưa kể thân phận nô lệ khiến cá nhân không biết đặt sự "phát triển tận độ" (chữ dùng của Nam Cao trong sống mòn) vào đâu. Pêtơrốp từng lưu ý '."Khi phân tích tác phẩm hiện thực cẩn phân biệt một cách cẩn thận ảnh hưởng của thời đại, khi tác phẩm được sáng tác, tới tác giả và thời gian, cái trở thành đối tượng miêu tả của nó" [54; 250]. Tuy không phải là nhà văn hiện thực phê phán với ý nghĩa là một trào lưu, trường phái văn học nhưng một số cây bút của Tự lực văn đoàn đã góp phần miêu tả khá chân thực "quá trình dẫn tới đường cùng không lối thoát của tầng lớp trí thức tiểu tư sản nghèo, qua đó là thực trạng đau xót, buồn thảm, bế tắc của cả một xã hội đang rên xiết khủng hoảng"[AA; 284] : xã hội bất công, vô lí, "dở chết" (Nam Cao - sống mòn) trước Cách mạng tháng Tám.
4.2 Cuộc sống chới với trên lằn ranh thiện ác và bi kịch tha hóa :
Đương nhiên người trí thức tiểu tư sản là người có học. Chính họ có học nên họ ý thức được hoàn cảnh của mình một cách sâu sắc. Đi sâu vào những thâm cung tâm lí của người trí thức để làm rõ bi kịch tinh thần của họ là một sở trường của Nam Cao - đại diện xuất sắc của chủ nghĩa hiện thực phê phán của Việt Nam. Cũng ở đề tài này, với những nhân vật kiểu này, Thạch Lam "đã đến gần với chủ nghĩa hiện thực"[29; 488].
Nhằm khẳng định tài năng của Nam Cao, một số nhà nghiến cứu đã đưa ra những nhận định về một thứ chủ nghĩa hiện thực ở Nam Cao. Phạm Xuân Nguyên cho rằng "Trên bình diện thế giới, sau chủ nghĩa hiện thực của Bandắc, L.Tônxtôỉ, có chủ nghĩa hiện thực của A.T. Sêkhốp, Nam Cao" [69; 150]. Đinh Trí Dũng cũng có ý kiến tương tự :"Một trong những đặc điểm độc đáo của bút
pháp hiện thực đồng thời cũng là cơ sở cho cảm hứng nhân đạo của Nam Cao là việc đi sâu tìm hiểu thế giới bên trong đầy phong phú phức tạp của tâm hồn con ngườỉ"[69; 151]. Cũng trong bài viết này, Đinh Trí Dũng còn có một ý kiến khá hay ."Cần phải nói rằng trong văn học hiện thực phê phán 1930-1945 không phải chỉ có các nhân vật của Nam Cao mới có vấn đề tự ý thức. Các nhân vật trong truyện ngắn của Thạch Lam, Nguyên Hồng, Bùi Hiển...cũng có nhiều phút suy tư đầy cảm động... "[69; 152]. Đến đây, có thể khẳng định "chủ nghĩa hiện thực của Nam Cao là chủ nghĩa hiện thực tâm lí'[69; 156].
Thạch Lam là nhà văn của cảm giác. Với bút pháp vi tế, dịu nhẹ, thiên về chất thơ tâm hồn, Thạch Lam đã dễ dàng làm rõ bi kịch bị tha hóa của người trí thức tiểu tư sản. Vì thế mà trong lời nói đầu của.tập Gió đầu mùa, Thạch Lam đã viết : “Những câu chuyện trong quyển sách này, tôi viết ra cũng như những cảm giác mới mẻ mà tôi đã thấy. Tối hết sức diễn tả cho đúng tất cả sự thực rung động và thi vị của cuộc đời. Tôi không có ý muốn kể những chuyện thần tiên hay lãng mạn”.
Đói của Thạch Lam là một câu chuyện vừa có chất Ngô Tất Tố vừa có chất Nam Cao. Nói có chất không phải vì Thạch Lam học tập hai nhà văn kia (Thạch Lam viết Gió đầu mùa trước khi Ngô Tất Tố viết Tắt đèn và Việc làng, còn Nam Cao mãi đến 1941 mới chúng tỏ được văn tài của mình) mà là vì Đói đề cập đến hai mặt : đói - mặt mạnh của Ngô Tất Tố về nghệ thuật miêu tả và nguy cơ bị đánh mất nhân phẩm - mặt mạnh của Nam Cao.
Đói đúng là cái chẳng có gì cũng thành chuyện. Đó là một lớp kịch ngắn hai cảnh : buổi sáng và buổi chiều. Tất cả xoay quanh những cơn sôi réo trong dạ dày của nhân vật chính. Đó là người đàn ông tên Sinh, bị thải việc, đang khổ sở và điêu đứng bởi cái đói. Nhà văn đã tả căn phòng của nhân vật bằng bút pháp của một nhà hiện thực nghiêm cẩn '."Một cái bàn con xiêu vẹo bên góc tường, một cái chõng tre đã gãy dăm ba nan, một cái ấm tích mất bông và mấy cái chén mẻ, nước cáu vàng...Trong cùng, một cái hòm da, dấu vết còn lại của cái đời phong lưu độ trước ..." Đây là cái kiểu tả đồ vật, đồ đạc tỉ mỉ quen thuộc của H. Banzac. Đã thế họa vào bức tranh tồi tàn ấy là cái rét mùa đông.
Chừng ấy thứ cơ hồ quật ngã Sinh. Song nhờ chịu đói nhiều ngày, Sinh đã quen với sự "lả đi vì đói". Kết thúc cảnh thứ nhất là sáng hôm ấy, vợ Sinh không vay được tiền. Người đàn bà khóc, khóc vì đói, vì tủi hổ.
Cảnh thứ hai là buổi chiều với những cơn gió lạnh lùng. Vợ Sinh lại ra đi. Sinh nằm co ro trong nhà, bất lực, nghĩ ngợi về tình đời, tình người. Khi mùi xào nấu bên nhà hàng xóm đưa tới là lúc Sinh "Đói như cào ruột..., mắt hoa lên, trông vật gì cũng lờ mờ như lay động". Lúc này, Sinh rung động cả người vì ao ước được ăn. Hóa ra miếng ăn, Sinh thấy, cần thiết lắm, thậm chí hơn sự thanh cao. Bất chợt, vợ Sinh về, tươi cười với mấy gói giấy bóng thoang thoảng mùi giò và mùi thịt ướp. Mai - vợ Sinh - nói rằng cô gặp bà Hiếu. Bà này tử tế đến mức không những cho vay tiền mua thức ăn mà còn hứa giúp vốn để đi buôn bán nữa. Sinh sung sướng, thấy vợ đẹp lên. Người vợ quay đi lấy dao cắt bánh, làm rơi một mảnh giấy gấp. Sinh trông thấy, nhặt lên, và đọc. Tờ giấy rơi lúc nào Sinh cũng chẳng biết khi mà Sinh mới đọc được hai dòng : Mai bán thân để có được cái gói giấy sang trọng kia. Sinh ngừng thở, một cái gì đó đè lấy trái tim anh. Sinh tưởng mình có thể chết ngay lúc ấy. Sinh mong điều đó không có thật mà là mộng. Nhưng điều đó lại rất thật. Cho nên Sinh đau đớn. Và cơn giận dữ nổi lên. Không nén được, Sinh hất vợ "như hất một con vật đáng ghê sợ". Mai ôm mặt khóc nức nở. Sinh ném mấy tờ giấy bạc, hất mấy gói đồ ăn. Vợ anh sợ hãi đi ra ngoài. Khi bàn về tính khái quát trong chủ nghĩa hiện thực, một nhà nghiên cứu đã nêu nhận xét '."Tính khái quát còn biểu hiện ở việc tuân thủ một cách nghiêm khắc nhất quán các nguyên tắc quyết định luận trong việc miêu tả hành vỉ của các nhân vật trong tác phẩm, những xúc động, tâm trạng của họ, quan hệ của họ với nhau, ở tính môtíp của mỗi yếu tố phù hợp với các tình huống và mâu thuẫn"[5A; 84]. Thạch Lam đạt đến yêu cầu này chăng khi ông miêu tả "Chàng (Sinh - ĐNH) vừa thoảng ngửi thấy cái mùi thơm và béo của những miếng thịt ướp mà mỡ còn dính ở tay" ? Mùi thơm xông tới tận ruột gan, thấm vào xương tủy. Sinh nhìn đồ ăn. Đến đây, người đọc không khỏi thắt ruột vì lo âu cho nhân vật. Nhưng nhân vật đã "phụ lòng người đọc". Không thấy Mai ở đó nữa, Sinh vớ lấy đồ ăn. Sinh ăn, ăn vội vàng, không nghĩ ngợi. Sinh bắt đầu tha hóa. Sự tha hóa mới bắt đầu thâm nhập vào
Sinh vì sau sự khoan khoái của dạ dày là "Mợ? cái chán nản mênh mông tràn ngập cả người". Hà Văn Đức có so sánh truyện Đói với truyện Miếng bánh của Nguyên Hồng. Nhân vật Hưng trong truyện Miếng bánh do không thẳng nổi sự thèm muốn đã ăn lén vợ miếng bánh, đê ròi sông trong ân hận, nhục nhã. Nhận xét mà Hà Văn Đức rút ra sau khi so sánh là "Cảm giác của nhân vật Nguyên Hồng tàn khốc hơn nhưng dư vị chua chát có lẽ chưa đạt đến độ sâu như nhân vật Thạch Lam" [12; 456]. ở chỗ này, chúng tôi đồng ý với so sánh của nhà nghiên cứu nhưng đồng thời nghĩ khác, rằng nếu công nhận "Mồ? liên quan hữu cơ giữa tâm lí học với xã hội học là một nét tiêu biểu của chủ nghĩa hiện thực phê phán" [29; 435] thì ý nghĩa mĩ học của "vở kịch" Đói tàn khốc và chua chát hơn hẳn so với vở kịch Miếng bánh của Nguyên Hồng.
Hơn Sinh trong Đói, Tâm trong Trở về hoàn toàn bị tha hóa đến ghê sợ. Chúng tôi nghĩ Trở về là một truyện ngắn cực hay của Thạch Lam vì nó hội đủ những nét đặc trưng của phong cách truyện ngắn của ông : mềm mại mà sâu lắng, nhiều dư vị. Thế mà từ trước đến giờ nó chỉ được người ta nói qua, nhắc đến, ít được phân tích.
Nhân vật chính của Trở về là Tâm. Cũng như nhiều thanh niên lúc bấy giờ, Tâm từ quê ra Hà Nội "gắng sức làm việc để giành một cái địa vị trong xã hội", ở Hà Nội, Tâm lấy con gái một gia đình giàu có nhưng không hề cho mẹ biết. Kì thực Tâm đã đoạn tuyệt với mẹ già đơn chiếc và quê nhà của mình. Thỉnh thoảng anh ta gửi cho mẹ già một ít tiền, xem như là "/Ồm đủ bổn phận". Quê nhà với hình ảnh một cô thôn nữ, cảnh sống giản dị, thanh bạch ngày càng trở nên đáng ghét, lôi thôi, tức cười trong ý nghĩ của Tâm. Thậm chí anh còn giận mẹ vì bà có thể làm ảnh hưởng tới hạnh phúc của anh nếu vợ anh biết được. Bỗng dưng Tâm nhớ ra anh còn có người mẹ trên đời này. Mà sở dĩ anh còn có thể nhớ được bà mẹ bất hạnh vì anh cùng vợ đi nghỉ mát ở nhà một người bạn chỉ cách nhà mẹ anh độ chục cây số.
Thế là Tâm về thăm nhà, đi một mình; vì vợ anh đời nào thèm làm chuyện đó, mà cô cũng chẳng thèm biết mình có bà mẹ chồng nào. Đi trên đường làng, Tâm cũng thấy cảm động khi trong đầu anh thoáng qua một chút
kí vãng của những ngày cắp sách đi học. Nhưng rồi chút cảm động cũng bị tính tự phụ của một kẻ thành đạt kéo đến che lấp. Rồi anh ta lãnh đạm bước vào ngôi nhà xơ xác, cảm thấy cái ẩm thấp ở khắp tường thấm vào người. Anh ta lạnh lùng nói chuyện với mẹ bằng cái giọng của một người đi phát chẩn. Gặp lại cô bé láng giềng có đôi mắt to đen láy ngày nào giờ đây đã là một thiếu nữ, thay vì cảm động, Tâm lại thấy ghét. Nhà văn đã phân tích rất đúng tâm lí của những kẻ hãnh tiến : "Những kỉ niệm cũ đối với chàng bây giờ thành ra trẻ con và vô vị". Vì sao ? Vì đối với những kẻ ấy thì cái đời nghèo khó ở thôn quê với