Yếu tố hiện thực, khuynh hướng hiện thực trong văn xuô

Một phần của tài liệu tìm hiểu yếu tố hiện thực trong văn xuôi tự lực văn đoàn (Trang 30 - 31)

Tự lực văn đoàn :

1.2.2.1. Từ tôn chỉ được đề ra trong tuyên ngôn :

Trong tôn chỉ 10 điều của Tự lực văn đoàn, từ "bình dân" được nhắc tới 5 lần như một sự nhấn mạnh khuynh hướng sáng tác của văn phái này. Bình dân, theo chúng tôi hiểu, trước hết là đề tài, là đối tượng miêu tả, nghiêng về phía tầng lớp nghèo khổ. Đồng thời, bình dân cũng là tư tưởng, cảm xúc của người nghệ sĩ. Bên cạnh đó, "tính cách An Nam" ngoài thái độ đối lập với hạng trí thức nịnh Tây, còn thể hiện một ý tưởng hướng về cội nguồn dân tộc; hơn nữa tính dân tộc còn gợi đến một nét đặc trứng của chủ nghĩa hiện thực. Mặt khác, xét trong mối tương quan giữa các điều trong tôn chỉ, chính "tính cách An Nam" và "tích cách bình dân" đã hợp sức với nhau đối kháng lại "tính cách trưởng giả". Đi từ tôn chỉ, cương lĩnh đến thực tiễn sáng tác là một khoảng cách đầy thử thách mà sự tuyệt đối có khi là không tưởng. Đề cập một hiện tượng thực tế này, chúng tôi không có ý muốn bênh vực cho Tự lực văn đoàn, mà chủ yếu là góp phần đề xuất một thái độ cảm thông, gạn đục khơi trong vốn rất cần trong đời sống văn học nghệ thuật.

Không phải một trường phái văn học nghệ thuật nào cũng có tuyên ngôn và cũng không phải trường phái nào khi có tuyên ngôn là thực hành sáng tác đúng theo tuyên ngôn. Nhưng với Tự lực văn đoàn, có thể xem xét "lời nói và việc làm" - từ tuyên ngôn đến thực tế sáng tác - đã có một sự nhất quán. Hơn nữa có thể thấy trong tuyên ngôn của Tự lực văn đoàn có những ý tưởng, khái niệm thuộc chủ nghĩa lãng mạn tích cực, rất gần với chủ nghĩa hiện thực.

Đó là sự quan tâm đến bình dân, chủ nghĩa bình dân. Bình dân, lúc bấy giờ, chính là nông dân, dân quê, thợ thuyền, dân nghèo thành thị. Văn học hiện

thực phê phán quan tâm hết mực đến những đối tượng này.

"Tính cách An Nam", "làm giàu văn sản trong nước" là những ý tưởng mà ngay nay chúng ta gọi là tinh thần dân tộc, bản sắc dân tộc, tính dân tộc.

Đề cao tính cách An Nam nhưng không bài Tây chung chung, Tự lực văn đoàn ứng dụng "phương pháp khoa học thái Tây".

Như vậy, bình dân, tính cách An Nam và phương pháp khoa học phần nào tinh thần " dân tộc, khoa học, đại chúng" mà bản Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943 của Đảng đã đề ra. Hồi đầu những năm 30 mà Tự lực văn đoàn nêu lên những ý tưởng như trên thật đáng quý, đáng trân trọng.

Một phần của tài liệu tìm hiểu yếu tố hiện thực trong văn xuôi tự lực văn đoàn (Trang 30 - 31)