CHƯƠNG 2: HIỆN THỰC VỀ CUỘC ĐẤU TRANH
2.1 Đấu tranh cho sự lựa chọn tình yêu và hôn nhâ n:
Nói đến hạnh phúc cá nhân phần nào là nói đến sự lựa chọn tình yêu và hôn nhân. Thật ra hạnh phúc cá nhân là vấn đề rộng hơn tình yêu và hôn nhân nhiều, cụ thể là ngoài hai phương diện trên, nó còn hàm chứa những phương diện khác nữa. Ở phần sau, chúng tôi sẽ lần lượt khảo sát, phân tích những phương diện này.
Nho giáo vào Việt Nam từ đầu Công nguyên nhưng rất lâu sau đó mới có chỗ đứng thực sự. Trong cuộc hành trình vào Việt Nam "tuyển mộ môn đồ", bản thân Nho giáo bị bản địa hóa ít nhiều. Trên nền tảng bản lĩnh dân tộc, nguwoif Việt Nam đã biến đổi Nho giáo cho phù hợp với hoàn cảnh của mình. Tuy nhiên, nhìn chung, nhà nước phong kiến vãn khai thác từ Nho giáo những yếu tố có lợi cho sự tổ chức và quản lí bộ máy thống trị. Cho nên, dù là Nho giáo nguyên thủy (Khổng - Mạnh) hay Hán Nho, Đường Nho, Tống Nho,v.v ... thì không có học thuyết nào trong số đó là học thuyết về tự do cá nhân cả. Nó
luôn luôn là những khuôn thước để người ta dựa vào đó xây dựng nên những thiết chế xã hội mà mỗi cá nhân có phận sự và trách nhiệm phải tuân theo.
Trong "từ điển nhà Nho" tuyệt nhiên không có từ tình yêu. Dưới gầm trời phong kiến, những người làm con không có quyền lựa chọn tình yêu và tự do xây dựng hôn nhân. Quyền ấy thuộc về những bậc sinh thành. Gia pháp Nho giáo vào Việt Nam được người bản địa tiếp nhận. Sự hợp lưu này đã cho ta những câu luân thường mang màu sắc Việt Nam như "Ao mặc sao qua khỏi đầu", "Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đó". Công cuộc chống lễ giáo phong kiến oan nghiệt đó đã từng xảy ra trong văn học quá khứ như Truyện Kiều, Phan Trần, Sơ kính tân trang, thơ Nôm Hồ Xuân Hương...Thập niên hai mươi của thế kỉ này, Hoàng Ngọc Phách đã cho ra đời tiểu thuyết Tố Tâm, nhưng cuộc chống chọi yếu ớt của đôi bạn trẻ ngây thơ Tố Tâm và Đạm Thủy trong tác phẩm đã kết thúc bằng tang thương và nước mắt. Cuộc chiến vẫn còn đang tiếp diễn thì năm 1934, Nhất Linh đã góp phần lên án và tống tiễn giao lí phong kiến bằng một tác phẩm luận đề xuất sắc : Đoạn tuyệt. Xét trên diễn trình chống lễ giáo, Đoạn tuyệt là sự kế tục công cuộc mà Tố Tâm đang bỏ dở từ năm 1922. Nhưng với thắng lợi vẻ vang của mình, Đoạn tuyệt đã thuyết phục được cả nhà phê bình khó tính nhất là Trương Tửu.
Trên báo Loa, số ra ngày 3 tháng 8 năm 1935, Trương Tửu đã hào hứng khen ngợi : "Đoạn tuyệt là một vòng hoa tráng lệ đặt trên đẩu chủ nghĩa cá nhân. Tác giả có đường hoàng công nhận sự tiến bộ và hăng hái tín ngưỡng tương lai. Ông giúp bạn trẻ vững lòng phấn đấu, nghĩa là vui mà sống"[29; 179].
Như vậy, với Đoạn tuyệt, chủ nghĩa cá nhân được thăng hoa. Lần đầu tiên, trong văn học Việt Nam, một nhân vật nữ đã đàng hoàng bước ra vũ đài xã hội và lớn tiếng trình bày tư tưởng của giới mình."Tôi nói cốt để chị em gái mới đến đây nghe, biết rằng nếu các chị em muốn được hưởng hạnh phúc với chồng con, thì điều trước nhất, các chị em phải tìm cách sống một đời riêng, một đời tự lập, tránh sự chung sống với bố mẹ, họ hàng nhà chồng và nhất là có vượt hẳn ra ngoài quyền của cha mẹ chồng thì mới mong gia đình được hòa
thuận"
Đoạn tuyệt mở đầu bằng tình tiết các nhân vật Lâm, Thảo, Loan đọc trên báo cái tin một cô Minh Nguyệt nào đó tự tử vì không sống nổi với mẹ chồng. Loan tỏ ra phẫn nộ trước cái tin ấy nhưng cô đâu có ngờ rồi cô cũng phải bước vào con đường tăm tối ấy vì cô đàng sống trong cái xã hội mà "lấy chồng là lấy cả gia đình nhà chồng".
Loan là một cô gái tân học, tính tình thẳng thắn, cởi mỡ, sống chan hòa và thân ái với mọi người. Trong gia đình, Loan là một đứa con ngoan; với bạn bè, cô được mọi người yêu thương, tôn trọng. Vì hoàn cảnh riêng tư, Loan chơi thân với Dũng và "càng ngày càng thấy cái tình của mình đối với Dũng không phải chỉ là cái tình bè bạn như trước kia. Nàng yêu Dũng và cái hi vọng của nàng lúc đó là được làm vợ Đũng". Nhưng mơ ước của Loan khi va vào thực tế phũ phàng đã vỡ tan đến thảm hại. Cha mẹ nàng vì món nợ ba nghìn bạc mà đành gả cô cho Thân - con trai bà phán Lợi. Là người có học và có tư tưởng tự do, Loan không khỏi day dứt, dằn vặt vì điều đó. Sự phản kháng đầu tiên trỗi dậy với ý nghĩ "Sao nhà trai đến hỏi mà thầy me lại không bảo mình lấy nửa câu. Thế thì mình có hay không có ở cái nhà này, mình lấy chồng hay ai lấy chồng?" Khi Loan thưa với bố mẹ suy nghĩ chân thành của mình về tự do hôn nhân của mình, cô bị mắng là "văn minh", "cãi cả bố mẹ", "hỗn".
Cuối cùng, vì thương bố mẹ, Loan đành chấp nhận cuộc hôn nhân là thực chất là một sự ép uổng. Chồng nàng là một người đàn ông bạc nhược, nhạt nhẽo, nói chung là không ra hồn. Ngay về nhà chồng, Loan thẫn thờ nghe tiếng pháo nổ mà tâm hồn rạn vỡ. Không ai biết tiếng cười của Loan trong ngày cưới là "tiếng cười đưa nàng dâu đến một cảnh đời chết". Và phòng ngủ sang trọng phảng phất cảnh bồng lai nơi nhà chồng đêm tân hôn là "nơi chôn cái đời ngây thơ, trong sạch của nàng".
Từ ấy, Loan phải sống trong một gia đình mà mọi người từ cha mẹ chồng, em chồng, ngay cả chồng - dù không tình yêu vẫn là người đầu ấp tay gối- luôn luôn muốn làm cho nàng khổ. Đấy là bổn phận chăng, cho dù là bổn phận cay nghiệt ? Loan đã sáng suốt nhận ra đó " chỉ là sự bó buộc gây nên bởi tập quán
nó làm cho mọi người quanh quẩn quấy rầy nhau mà không có kết quả gì tốt". Dầu vậy, vốn là người phúc hậu và giàu sức chịu đựng, Loan cố gắng vượt qua thời làm vợ, làm dâu “khô khan rỗng không tình ái”. Loan thảng thốt nhận ra người ta cưới cô về để hầu chứ không phải để làm vợ. Song mọi chuyện đã muộn. Bởi vậy, nàng "lấy gia đình chồng làm gia đình mình, coi bố mẹ chồng như bố mẹ minh". Ý nghĩ tội nghiệp ấy nảy sinh do sự cộng hưởng với ước mong một gia đình hòa thuận, êm ấm và một hi vọng mơ hồ "biết đâu lại không tìm thấy hạnh phức ở chỗ đó ".
Nhưng Loan đã nhầm. Cô không lường được bao nhiêu chuyện đau buồn liên tiếp áp đến mà một cô gái sâu sắc và bản lĩnh như cô cũng không thể giải quyết được. Bởi vì gia đình chồng chỉ đối xử với cô như đối với một con hầu, một cái máy đẻ. Nàng cố gắng đến mấy cũng bị bà phán vì thù ghét cô mà đòi bà Hai - mẹ Loan - món tiền lúc trước. Thế là cuộc nhân duyên ba nghìn bạc cơ hồ lung lay vì Loan tức giận nhận thấy sự hi sinh của cô những tưởng mang lại hạnh phúc cho cha mẹ nhưng hóa ra lại làm cho cha mẹ cô và cô càng thêm khổ. Từ đó, Loan "không còn tình nghĩa gì đối với gia đình chồng nữa". Cũng từ đó, Loan sống trong sự vây bủa tấn công của gia đình chồng. Bất kì một sai sót nhỏ nào của Loan cũng là cái cớ để họ lao vào nàng như những con hổ, để làm cho cô sợ, cô nhục...
Đứa con ra đời đã đẩy kịch tính lên cao. Những ngày đối đãi "nhân đạo" của mẹ chồng ngắn chẳng tày gang. Thằng bé thuộc về gia đình chồng; Loan không được chăm sóc nó. Cái quyền tối thiểu là quyền làm mẹ của Loan đã bị người ta tước đoạt . Thế thì còn đâu là quyền làm người ? Câu trả lời là : trong xã hội cũ, những cô gái như Loan đi làm dâu là "đem hi sinh để gây dòng dõi cho các gia tộc. Bọn này không bao giờ có quyền sống một đời riêng, bao giờ cũng chỉ là một phần tử nhỏ mọn, yếu hèn đáng thương của những gia đình người khác". Chưa hết, thằng bé bệnh, bà phán Lợi chủ trương trị bệnh bằng tàn hương nước thải, đánh roi dâu để đuổi tà ma (!!!). Loan không thể ở ngoài cuộc nữa : nàng đưa con vào bệnh viện. Cũ - mới được dịp giao chiến nhau còn dữ dội hơn trước. Thằng bé chết, mang theo chút hi vọng mỏng manh của Loan
và đẩy kịch tính lên đỉnh điểm. Loan bị kết tội giết con (?). Con chết, bản thân không còn khả năng sinh nở, đó là cái cớ để bà phán duy trì chế độ đa thê. Thân lấy Tuất - con sen trong nhà - làm vợ lẽ. Loan cố chịu nhịn hết thảy để ngày tháng trôi đi nhưng không được. Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng. Từ một sự sơ ý khi coi nồi hải sâm vào ngày giỗ, Loan lại bị kết tội hại vợ lẽ. Rõ ràng, Loan bị truy bức vào con đường cùng. Mà Loan làm sao sống được với người chồng tẻ ngắt kia. Chức năng cái máy đẻ chẳng còn, nay Loan chỉ còn là chỗ giải quyết nhu cầu xác thịt cho Thân khi Tuất có mang số phận run rủi, Thân đánh Loan, quá đà ngà vào con dao díp. Đó là một kết cục không may nhưng cần thiết. Mang tiếng giết chồng, Loan bị sen đẫm bắt đi. Tâm trạng của Loan trong giây phút ấy được tác giả đặc tả '."Tuy hai tay bị xích và thân mình sắp bị giam cầm, lúc Loan bước qua ngưỡng cửa, nàng vẫn có cái cảm tưởng rằng vừa bước ra khỏi một nơi tù tội"
Phiên tòa xử Loan - một cô gái mới làm dâu trong một gia đình cũ- có lẽ là phiên tòa đầu tiên trong lịch sử văn học Việt Nam. Chúng ta không lạm bàn về nghệ thuật kết cấu của Nhất Linh. Điều đáng để chúng ta lưu tâm là Loan được trắng án và nghĩ rộng ra, không phải Loan hay bà phán có lỗi trong chuyện này, "mà là lỗi ở sự xung đột hiện thời đương khốc liệt của hai cái mới, cũ". Loan thắng tức là cái mới thắng. Và chiến thắng ấy đã thổi vào dư luận đa số đương thời một luồng phấn khởi. Báo chí thời ấy thường phàn nàn về luân lí cổ hủ và gia đình phong kiến khắt khe đã hồ hởi chào đón Đoạn tuyệt. Những người đàn bà vốn bị đóng trăn trong gia giáo phong kiến tìm thấy từ những luận đề nêu lên trong tiểu thuyết Đoạn tuyệt những câu trả lời cho đời mình, giới mình. Thắng lợi vang dội của Đoạn tuyệt cũng giáng một đòn trí mạng vào nếp cũ đang "lăm le" quay trở lại trong xã hội Việt Nam đương thời qua cơ quan ngôn luận là tờ Nam phong.
Loan không phải là nạn nhân hiếm hoi trong gia đình phong kiến cổ lỗ. Cô chỉ là một đại diện cho vô số những cô gái có số phận hẩm hiu trong cái chập choạng của Nho giáo cuối mùa ở Việt Nam. Ngay cả trong Đoạn tuyệt, độc giả cũng được chứng kiến một "trường đoạn" về cuộc đời chị cả Đạm.
Năm mười sáu tuổi, Đạm bị ép gả cho một người chồng nhà giàu nhưng không ra gì. Về nhà chồng, cô gái ngây thơ bị mẹ chồng đánh chửi thậm tệ, bỏ về nhà bố mẹ đẻ thì lại bố mẹ đẻ đuổi. Bằng cách nghiến răng chịu đựng, khép mình vào bi kịch ấy, cô gái ngây thơ nay là chị cả Đạm được tiếng là dâu thảo (!). Thời bấy giờ, báo chí thường đăng những ý kiến của chị em phụ nữ kêu ca về sự trói buộc của luân lí gia đình cũ. Hiện tượng này rộ lên từ 1930 và ngày càng sôi sục. Phụ nữ tân văn là tờ hăng hái nhất. Dĩ nhiên kí giả là những người trẻ tuổi, thuộc phái Tân học. Khi Đoạn tuyệt ra đời, trên tờ Tinh hoa, Nguyễn Lương Ngọc đã phát biểu : "Gia đình khắt khe như Nhất Linh mô tả chỉ còn có ở thôn quê hẻo lánh, thành thị đã tiến theo phái mới nhiều rồi, và tác giả đứng ra bệnh vực phe mới chỉ làm việc đẩy một cái cửa đã mở sẵn"[29; 179]. Đây là một ý kiến có hai điểm đáng lưu ý : một là, ông Lương Ngọc không thừa nhận vai trò tiên phong của tác giả Đoạn tuyệt trong công cuộc "bênh vực phe mới"', hai là, dù không thừa nhận về tính tiên phong nhưng vô tình trong lập luận của mình, ông đã thừa nhận tính hiện thực của tiểu thuyết này: nó đề cập đến vấn đề mà xã hội đang quan tâm, thậm chí là một trong những xung đột căn bản của thời đại, với một thái độ rõ ràng, giữa sự miêu tả trong tác phẩm và thực tại có mối quan hệ khăng khít.
Té ra cũ - mới không thể sống cùng nhau được. Nếu giải phóng cá nhân thì phải đoạn tuyệt với cái cũ, nhất là cái thiết chế nô lệ hóa con người. Trên cái đà đó, hai năm sau (1936), Nhất Linh triển khai đề tài giải phóng cá nhân ở một phương diện khác qua một tiểu thuyết lừng danh : Lạnh lùng. Nếu Đoạn tuyệt khiến người đọc thương xót cho Loan lấy chồng phải sống cuộc sống của một nàng hầu, có nguy cơ đánh mất bản ngã thì Lạnh lùng lay động tâm hồn họ trước số phận bẽ bàng của một góa phụ trẻ tên Nhung bị giam hãm trong lễ giáo phong kiến không lối ra.
Cũng như Loan, Nhung lấy anh con trai bà An vì hai nhà thân với nhau và đã có đính ước chứ "không có ý nghĩa của ái tình". Nhưng điều đó không có quan hệ gì vì chồng Nhung đã qua đời, để lại cho nàng một đứa con. Điều đáng nghĩ là góa phụ giữa lúc tuổi xuân còn phơi phới nhưng Nhung không dám
bước qua "barie" lễ giáo để tìm hạnh phúc cho đời mình. Thậm chí chỉ nghĩ đến điều đó thôi, Nhung đã "thấy mang máng là bất chính". Nhưng tại sao là bất chính, Nhung cũng không biết nữa vấn đề là ở đó.
Khi chồng mất đi, Nhung "ao ước được yên ổn mãi mãi với nhà chồng, được luôn luôn sống gần gũi bố mẹ đẻ và nuôi con cho thành người". Nhưng tình yêu mới đã đến với Nhung ở cái tuổi hai mươi tràn trề nhựa sống.
Nhung yêu Nghĩa là thầy giáo dạy trẻ trong nhà bà Án. Ấy là điều hết sức tự nhiên và tình yêu của hai người là tình yêu đẹp. Nghĩa là người đứng đắn, có tinh thần tự lập, yêu Nhung bằng một tình yêu chân thành say đắm. Họ sẽ làm thành một đôi vợ chồng hạnh phúc nếu không có cái luân lí, luân thường từ nghìn đời nay. Nhưng nghĩ đến bố mẹ đẻ, gia đình nhà chồng, Nhung bất giác sợ hãi, "không dám tìm đến hạnh phúc đó". Cái bức hoành phi trên đề bốn chữ "TIẾT - HẠNH - KHẢ - PHONG" trong nhà bà Án hiện lên trong tác phẩm như một thế lực đầy ám ảnh ngáng trở đôi bạn Nghĩa-Nhung đến với nhau, đặc biệt nó thủ tiêu mọi can đảm của một trái tim đang yêu nơi Nhung. Nhung đành thở dài, chấp nhận đời mình như phong cảnh quanh nhà với mảnh trời "chiều nào cũng giống như chiều nào, cũng vẫn những đám mây hôm qua bay nguyên ở góc trời cũ". Oái ăm thay, tình yêu vẫn rộn rã trong trái tim Nhung và Nghĩa, kín đáo nhưng mãnh liệt biết nhường nào. Trong hoàn cảnh vì sợ điều tiếng cho bản thân và giữ danh dự (!) cho gia đình, Nhung đã đi lại vụng trộm với Nghĩa. Thế là, chính cái vớ vẩn của tam tòng Nho gia đã khiến Nhung đi đến chỗ giả dối. Nhung đau đớn nhận ra điều đó và đau đớn hơn là nàng không sao khắc phục được điều đó. Những quy định khe khắt từ bao đời nay còn móc miệng