Người nông dân, người lao động nghèo khổ :

Một phần của tài liệu tìm hiểu yếu tố hiện thực trong văn xuôi tự lực văn đoàn (Trang 53 - 103)

CHƯƠNG 3: HIỆN THỰC VỀ XÃ HỘ I CON NGƯỜ

3.1 Người nông dân, người lao động nghèo khổ :

dân sau bốn lũy tre làng trước Cách mạng tháng Tám vốn là một đề tài cơ bản của văn học hiện thực phê phán. Ở mảng đề tài này, văn học Việt nam đã ghi tên những nhà văn xuất sắc như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng...Khi viết về đề tài này, bên cạnh việc tái hiện cuộc sống quằn quại của người lao động nghèo với thái độ thương xót, bệnh vực, các nhà văn hiện thực cũng lên án những thế lực đen tối đã đẩy họ vào bước đường cùng. Nhưng nông thôn và nông dân không phải là mảnh đất chỉ có các nhà văn hiện thực độc quyền "canh tác", ở những mức độ khác nhau, có lúc các nhà văn Tự lực văn đoàn cũng cày sâu cuốc bẫm trên mảnh đất nghèo này.

Trên Tạp chí Văn học số 2-1998, Lê Thị Đức Hạnh nhận xét:"Trong số các cây bút Tự lực văn đoàn, có thể nói Trần Tiêu là người duy nhất chuyên biệt về đề tài nông thôn". Chúng tôi cho đây là một nhận xét xác đáng. ít ra nó cũng khắc phục dược cách đánh giá cứng nhắc một thời, chẳng hạn ."Trong thời kì Mặt trận dân chủ, nhiều nhà văn chạy theo đề tài "bình dân", thường chú ý đến những hủ tục "ngộ nghĩnh" ở nông thôn như Trọng Lang, Trần Tiêu, Văn Thu...Các nhà văn này thường chỉ dừng lại ở chỗ miêu tả hiện tượng bề ngoài của hủ tục, và nói chung, quy nguyên nhân của những tệ nạn đó ở lòng háo danh và sự dốt nát của nông dân nói chung" [44; 210].

Tác phẩm Con trâu tiêu biểu cho phong cách đa dạng nhưng nhất quán trong tư tưởng nghệ thuật của Trần Tiêu: nông thôn Việt Nam.

Nội dung chính của tác phẩm đã được các nhà biên soạn tóm tắt như sau :"Bác Chính - người nông dân làng cầm - chỉ cố một mơ ước: tậu được một con trâu cái. Bác hi vọng nhờ nó mà gia đình sẽ mát mặt hơn. Vì vậy bác và vợ con ăn tiêu rất tằn tiện và tần tảo làm lụng ngày đêm. Gặp vụ mùa bội thu, gia đình bác rất vui. Thế nhưng, sau khi trang trải được gần hết công nợ và mua được chức "xã" để tránh cái nhục của thân phận bạch đinh, nhà bác cũng chẳng còn bao nhiêu thóc. Liên tiếp mấy vụ lại bị thiên tai hạn hán , mùa màng lại bị thất bát nặng nề. Công việc của gia đình bác gặp nhiều khó khăn: dệt vải thì vải rẻ sợi cao, nuôi gà thì gà toi, nuôi lợn thì cám đắt. Bác xã Chính lâm vào cảnh

túng quẫn. Mấy sào ruộng nhà phải bán đi trả nợ, bác phải thuê ruộng người về làm. Tuy vây, ước mơ có được một con trâu cái vẫn không nguôi ám ảnh tâm trí bác. Vĩ làm ăn vất vả quá, bác bị cảm thương hàn và chết trong cảnh nghèo hàn, không thực hiện được cái mộng ấy và củng không kịp gả chồng cho Mít - cô con gái đầu lòng" (Văn xuôi lãng mạn Việt Nam 1930-1945, t6, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1990).

Thật vậy, lật tác phẩm ra. Chúng ta chứng kiến ngay cảnh gia đình bác Chính ăn cơm ngoài sân để khỏi tốn dầu. "Vợ chồng, con cái, tất cả sáu người ngồi quây quần xung quanh chiếc mâm tróc sơn, trên có một đĩa rau muống luộc, một đĩa vừng rang với một chén nước mắm cày". Họ hà tiện để tậu một con trâu cái. Nhưng khốn nạn thay, con trâu cái chập chờn như một ảo ảnh suốt cả tác phẩm. Với bác xã Chính, con trâu cái như một lạch nước mát trên sa mạc mà bác là một người bị lạc đường. Sau này, bác làm ruộng, bác gái chăn nuôi, dệt vải, cái Mít chạy chợ, nhưng con trâu vẫn chỉ là một mơ ước hão huyền. Thế thì vì nguyên do nào mà ước mơ chính đáng, bình dị, tội nghiệp của bác xã Chính nói riêng, của bao người lao động khác nói chung, đều trở thành tro bụi cả ? Đọc kĩ tác phẩm, chúng tôi thấy có ba nguyên nhân chính, mà đó cũng làm ba hiện tượng phổ biến ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Là người gắn bó và hiểu nông thôn từ trong máu thịt, với tài năng và trách nhiệm của một nghệ sĩ đích thực, Trần Tiêu đã tái hiện sinh động thành hình tượng qua tiểu thuyết Con trâu.

Trước hết, đó là nạn địa chủ bóc lột, ức hiếp nông dân khốc liệt đến mức cùng kiệt. Năm đó, bác Chính trúng vụ lúa chiêm. Bác sung sướng đến mức nhìn thằng cu Chốc chạy chơi trên sân, bác nghĩ thầm ."Bao giờ mình có trâu, nó sẽ thành mục đồng". Nhưng "thóc phơi xong, chưa kịp đổ vựa, bác sẽ phải trả ngay cái nợ của bà khán Thỗn. Vì tháng mười năm ngoái bác có vay của bà ta hai thúng thóc lãi thành ba". Giao thừa năm ngoái, bà khán Thỗn đã đến lấy cái bát hương trên bàn thờ bỏ vào thúng mang đi vì bác "hẹn đến hăm bảy hăm tám tháng chạp là cùng, mà mãi đến ba mươi tết bác vẫn chưa đào đâu ra được tiền". Những người ở vào hoàn cảnh như bác Chính phải bỏ làng ra đi tha

phương cầu thực không phải ít. Tố Hữu - lá cờ đầu của thơ ca cách mạng - đã có mấy câu thơ thật cảm thương :

"Cha trốn ra Hòn Gai cuốc mỏ Anh chạy vào đất đỏ làm phu

Bán thân đổi mấy đồng xu Thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng !"

(Ba mươi năm đời ta có Đảng)

Như vậy, vợ chồng bác Chính phải trả cho bà khán Thỗn, khán Bột. Đã hết đâu, bác còn phải trang trải món nợ cho bà chánh Bá nữa "vì năm nay, ngoài bảy sào của bác và hai sào ruộng quan, chồng bác còn thuê thêm được của bà chánh Bá hai mẫu nữa". Chính bà này đã đẩy gia đình bác Chính vào cảnh khánh kiệt, cùng quẫn. Chả là bà chánh cho bác Chính cấy hai mẫu ruộng, nộp mỗi năm hai mươi bốn phương thóc. Cái năm như vừa nói, bác Chính gái đến xin khất bốn phương với điều kiện mùa sau phải trả sáu phương. Rồi như một cơn ác mộng kéo dài, bác Chính mất mùa ba năm liền, món nợ tăng lên bảy mươi hai phương, quy ra tiền là tám mươi sáu đồng bốn hào. Bí kế, vợ chồng bác Chính gạt nước mắt bán cho mụ ta bảy sào ruộng, với giá một tăm bảy mươi lăm đồng. Lẽ ra, bà chánh phải trả cho bác Chính tám mươi chín đồng. Nhưng lòng tham vô đáy đã khiến mụ ép bác Chính nhận bảy mươi đồng. Từ đấy, bác Chính phải đi thuê ruộng làm. Bị khán Kiệu lừa, bác lại mất toi bốn sào ruộng. Đã khó chó cắn thêm, bác Chính lao vào làm như điên. Hình ảnh con trâu cái vẫn chờn vờn hư ảo. Một cơn mưa giông, căn bệnh thương hàn, cái chết thương tâm. Phút lâm chung, bác Chính nhắc đi nhắc lại mãi "con trâu cái, con trâu cái".

Làng xóm Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám thường hiện lên bi đát trong tác phẩm hiện thực phê phán. Lực lượng cho vay nặng lãi, thu tô, cầm cố đã bần cùng hóa người nông dân lương thiện, chịu thương chịu khó. Mồ hôi nước mắt của họ đã làm nên tài sản của bọn địa chủ, cường hào. Trần Tiêu cũng bổ sung vào bức tranh ảm đạm ấy với tiểu thuyết Con trầu. Nhà bà chánh

Bá được miêu tả ."Cạnh đống thóc, cái phương với cái gạc gác lên thành phương. Sáu, bảy anh nhà quê đứng nài xin, tay chắp ngực hoặc đưa lên gãi tai. Bà chánh tay chống cạnh sườn quát tháo. Nét mặt bà hầm hầm, lộ ra vẻ giận dữ". Bà có rất nhiều âm mưu để tước đoạt nông dân. Bà thi hành độc chiêu vừa đánh vừa xoa, làm cho họ mất phương hướng, dẫn đến buông xuôi, đầu hàng, chấp nhận cuộc sống cùng đinh.

Khi cần nắn thì "Không thể đủ thì rầy với bà...Chuyện ! Thế khi được mùa thì ai đến lấy thêm của các người...Thiếu một lẻ cũng không xong...Mặc ! Mặc !".

Lúc cần xoa thì ngọt nhạt ."Tôi thấy vợ chồng nhà mụ hiền lành, tôi thương hại. Người làng người nước cả chứ không xa lạ gì".

Không trực diện viết về đề tài nông thôn như Trần Tiêu, nhưng Khái Hưng với Thừa tự, Nhất Linh với Hai vẻ đẹp cũng xây dựng được những hình ảnh khá sinh động về phương diện này.

Đây là khung cảnh ở nhà bà Ba trong Thừa tự :

"Một người đàn bà sống áo, khăn cùng một màu nâu bẩn bục thích mà người ta không đoán được rằng đã đeo vào cái thân thể gầy gò, già cỗi từ bao giờ. Cái dúm giẻ ấy cúi đặt mâm nhãn xuống sàn gác rồi ngồi phệt theo xuống mà vừa lạy vừa nói :

- Con cắn rơm cắn rác con xin cụ lớn, cụ lớn sinh phúc cho con, quả thực tình cảnh vợ chồng con chưa lo sao kịp.

Bà Ba thét :

- Chị xéo ngay, tôi không sinh phức sinh đức gì cả. Tôi thương chị nhiều lắm rồi. Chị xem có bao giờ tôi cho vay chục bốn, chục năm như thế đâu ít nhất là chục sáu. Tôi thấy vợ chồng chị đông con cái, tôi thương (...)

- Lạy cụ lớn, cụ lớn thương chúng con một chuyến nữa, một chuyến này nữa thôi.

Bà mỉm cười im lặng nghĩ thầm: "Thế nào mai nó chả đến xin viết gộp vốn lãi. Được rồi, bằng già mẫu ruộng đây. Chứ ngữ ấy cũng khó lòng mà giả được !"

Trong Hai vẻ đẹp, Nhất Linh miêu tả rất thực tâm trạng của một thanh niên tân học có gốc gác dân quê khi chứng kiến cảnh khốn quẫn của những người cùng gốc gác với mình : "Khi vào đến sân, nhìn những bọn người rải rác khắp nơi đợi vay thóc vay tiền, Doãn có cảm tưởng rằng sự nghèo khó đã theo chàng ùa vào trong nhà. Màu quần áo họ, thảm đạm như màu đất, trái ngược hẳn với màu vàng sáng chói của giá lộ bố, của những đại tự trên hoành phi, với màu trắng xanh cửa mấy chiếc thống lớn đặt trước thềm".

Khoan hãy bình luận đây là cái nhìn bề trên hay là cái nhìn của một nhà nhân đạo lặn xuống đáy xã hội để quan sát. Chỉ thấy ở đây tội ác bần cùng hóa của bọn địa chủ đối với nông dân.

Cái thảm cảnh vay trả nợ y hệt những cảnh trong Con trâu và Thừa tự: "- Ngày mười hai tháng tư năm ngoái lấy bốn thùng thóc với năm đồng bạc, ngày mùng bốn tháng bảy vay bốn đồng nữa, tháng tám trả năm đồng, tháng chạp lại vay một chục về việc làng. Thành tất cả bây giờ phải trả mười bốn đồng bạc với thùng thóc.

Có tiếng vịt kêu. Doãn nhìn xuống thấy dưới chân người nhà quê, bên cạnh mấy thúng thóc, có đặt một cái lồng lớn trong có bốn con vịt. Doãn hỏi :

- Đem vịt đi đâu thế này ?

Người nhà quê vừa đặt tiền vừa xuýt xoa nói:

- Bẩm, chúng con lòng thành xỉn cụ lớn và quan nhận cho"

Tình tiết dưới đây, theo chúng tôi, hiện thực không thua kém bất kì tác phẩm hiện thực chính cống nào ."Ngẫm nghĩ một lát, Doãn mở cuốn sổ xuất, đối chiếu với cuốn sổ nhập. Chàng lặng người ngồi yên, mắt mở to nhìn vào trang giấy...Không phải chàng ngạc nhiên vì sổ lãi nặng, cũng không phải chàng đau lòng thấy mẹ nuôi cho dân vay để lấy lãi tuy nhà đã giàu, tiêu không hết của. Chàng bâng khuâng như vừa ra khỏi giấc mộng, lờ mờ được thấy chút

ánh sáng lọt vào buồng tối. Chàng nhận thấy rằng tiền ăn học của chàng trong bao năm là tiền của những người nhà quê đói khổ ngồi kia, hay tiền của những người nhà quê ở những nơi khác, chỗ cha nuôi chàng làm quan". Trong Bước đường cùng, tên nghị Lại đã lợi dụng quyền thế của mình để lập mưu cướp đoạt ruộng của anh Pha - một nông dân chân chất, khờ khạo. Khi nhận ra mình đã mắc bẫy, anh Pha vật mình than khóc."Chỉ tại mình không biết chữ, nên không biết ông ấy viết hươu viết vượn gỉ". Cái nghèo khó cộng với chính sách ngu dân của bọn thống trịđã làm cho người dân u muội có khi "van lạy xin vào để bị bóc lột mà vẫn thản nhiên không biết Hai về đẹp).

Rõ ràng, tuy không thường trực nhưng Tự lực văn đoàn cũng có lúc nhìn thẳng vào bản chất của chế độ thực dân nửa phong kiến. Đó là chế độ dựa trên nền tảng người bóc lột người. Đề cập đến điều này, Tự lực văn đoàn đã đề cập đến mâu thuẫn hàng đầu của xã hội Việt Nam lúc ấy, chứ không phải hoàn toàn né tránh, thoát li.

Nguyên nhân thứ hai của sự khốn cùng nơi nông dân mà Trần Tiêu nêu lên là hủ tục. Viết về đề tài cũng có cây bút nổi tiếng Ngô Tất Tố với Việc làng. Hủ tục - "những tục lệ quái gở, mọi rợ" - đè lên những đôi vai gầy gò, ốm yếu của những người dân nghèo, khiến họ bẹp dí trong kiếp nghèo. Một nhân vật trong Việc làng trăng trối với bạn :

"Mội người chăm chỉ, cần kiệm, lao lực như tôi, chỉ vì gánh tục lệ đè ép, đến nỗi suốt đời không ngóc đầu lên được, bây giờ sắp chết, gánh tục lệ ấy vẫn còn đè ép chưa tha, ông bảo có oan uổng không ?" (Chương Lớp người bị bỏ sót).

Đó là nhân vật Thượng Lão Việt, đã bảy mươi tuổi, đang bị bệnh già. Ấy thế mà theo hủ tục, thiên hạ vẫn "ăn vạ cụ về tội đã dám sống đến bảy mươi tuổi". Bằng bút pháp trào lộng, Ngô Tất Tố đã kết thúc chương sách theo kiểu cười ra nước mắt: ''Hết câu đó, cụ bỗng trợn ngược hai mắt, đơm ở trong cổ kéo lên khè khè. Ca nhà nhớn nhác xúm lại. Cụ già tắt thở, cái lúc trong nhà im lặng bỏ tiền và gạo vào miệng người chết, thì ở ngoài vườn người ta cũng hò reo để vật con trâu".

Trong Con trâu, Trần Tiêu miêu tả nhiều về những hội đám (Tết, Hội quan lão, cỗ mừng thôn, Đình đám) nhưng không phải là chiêm ngưỡng những hủ tục "ngộ nghĩnh" hay phục cổ. Mục đích của tác giả là tạo ra hoàn cảnh để đưa nhân vật vào, trên cơ sở đó khắc họa, khái quát số phận, tính cách nhân vật (nhân vật bác Chính). Tết năm ấy, với số tiền dành dụm được, lẽ ra bác Chính đã có thể tậu được con trâu cái. Nhưng bác đã không thể làm được điều đó. "Đó cũng là vạn bất đắc dĩ. Bác năm nay đã hơn bốn chục tuổi đầu mà hễ động có rước là bác đã phải ra cầm tán hay khiêng kiệu với bọn mục đồng; động có quan về là bác đã phải thân ra dọn đường, giãy cỏ dưới con mắt hỗn xược của một anh quản xã chỉ lớn bằng trạc con bác. Động có việc gì nặng nhọc là đến tay bác. Trăm nghìn sự thiệt thòi đổ dồn cả xuống đầu bác, và đầu những kẻ bạch đinh như bác. Lại còn một lẽ nữa: bác đi đâu cũng bị người ta chế giễu, khinh bỉ. Họ cho bác là keo kiệt, coi đồng tiền hơn phẩm giá. Bác động mở mồm là họ đã chặn họng: "Còn danh giá gì cái thằng bạch đỉnh mà cũng ăn với nói !". Cái khổ tâm của bác là thế, nên bác bắt buộc phải nhắm mắt, vuốt bụng mà chạy cho xong cái xã nhưng. Thực ra bác có thiết gì nắm xôi, miếng thịt trong làng !" Con trâu ra đời cùng năm với Việc làng của Ngô Tất Tố. Trong việc Làng cũng có chuyện tương tự. Ông Lũy đã ngoài năm mươi tuổi, tuy không giàu có nhưng cũng có bát ăn bát để. Ngặt nỗi ông lại sống ở một cái làng không phải vào hàng văn vật "nhưng mà rất có trật tự", ở làng ấy, bao giờ cũng vậy, ngồi chỗ trong đình "cũng như ngồi chỗ ở cái rạp hát, vẫn chia ra rất nhiều lô: trên nhất là chiếu phẩm hàm, rồi đến các chiếu chức dịch, trai đinh phải ngồi vào chiếu cuối cùng". Ông Lũy tuy ngoài năm mươi nhưng vẫn ngồi

Một phần của tài liệu tìm hiểu yếu tố hiện thực trong văn xuôi tự lực văn đoàn (Trang 53 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)