Chống đại gia đình phong kiế n:

Một phần của tài liệu tìm hiểu yếu tố hiện thực trong văn xuôi tự lực văn đoàn (Trang 43 - 53)

CHƯƠNG 2: HIỆN THỰC VỀ CUỘC ĐẤU TRANH

2.2 Chống đại gia đình phong kiế n:

Khi lên tiếng chống hôn nhân phong kiến, đòi tự do yêu đương, tự do hôn nhân thì những tác phẩm như Đoạn tuyệt, Đôi bạn, Nửa chừng xuân, đã trực tiếp công phá vào thành lũy đại gia đình phong kiến. Song ở đây, chúng tôi muốn tập trung phân tích, làm rõ những phương diện vấn đề không lấy tình yêu làm tâm điểm.

Đại gia đình phong kiến, như đã trình bày ở các phần trước, là nơi lưu giữ những nếp luân lí cũ, lạc hậu, không còn phù hợp với cuộc sống đương thời. Tuy nhiên không phải cái gì của gia đình theo mô hình cũ cũng đáng lên án. Theo chúng tôi, nét nhược điểm cần thủ tiêu nơi gia đình là kiểu quan hệ gia

trưởng theo trật tự bất di bất dịch từ trên xuống. Tuân thủ được tôn ti ấy thì mới giữ được gia phong, gia đạo. Xã hội Việt Nam đã chuyển từ hình thái phong kiến phương Đông sang chế độ thực dân nửa phong kiến. Hệ giá trị gia đạo từ trên xuống theo trật tự bất biến bị phê phán là điều tất nhiên vì nó phủ định cái tồi.

Khi mới về nhà chồng, với tinh thần tự lập của một cô gái mới, Loan đã bàn với chồng thoát li gia đình để lập thân (chủ yếu là cho chồng chứ không phải cho Loan). Mà mục đích lập thân ở đây, theo Loan, không phải để ra làm quan theo thói thường, mà là để "mong lập nên một gia đình hạnh phúc", vốn theo nếp nghĩ cũ, chồng Loan không dám theo ý vợ. Anh ta hoảng sợ thoái thác ."Tôi đã bảo mợ đừng nhắc đến nữa, thầy me không cho phép. Không những thế, mẹ còn giận mợ nữa đây, mẹ giận lắm". Không trách Thân đầu hàng đại gia đình, không đứng về phía vợ vì anh ta "thấy vợ có những ý tưởng lạ lùng mà không bao giờ chàng nghĩ tới". Trong mô hình gia đình phong kiến, một thành viên bất kì phải thuần phục cái chung, do đó, Loan sẽ vĩnh viễn lệ thuộc vào gia đình bà phán Lợi nếu cô không "đoạn tuyệt".

Bà Án trong Nửa chừng xuân là người sống trong giềng mối Nho giáo. Bà hoàn toàn không hiểu nổi thế nào là tự do cá nhân, không chấp nhận một cô gái yêu con trai bà theo kiểu ngoài vòng lễ nghi lại là người con gái đứng đắn được. Cho nên bà đinh ninh là bà lo cho hạnh phúc của con nhưng bà không nghĩ rằng bà là kẻ thù của hôn nhân tự do.

Khái Hưng có một bộ ba tiểu thuyết về đề tài gia đình : Gia đình, Thoát li, Thừa tự. Trong ba cuốn ấy, Gia đình tiêu biểu hơn cả cho tư tưởng nghệ thuật của nhà văn.

Gia đình trong tiểu thuyết cùng tên là một hệ gia đình gồm nhiều tiểu gia đình.

An - nhân vật chính của tác phẩm - thốt lên hai tiếng "gia đình" sáu lần, trong đó : lần một là "ý nghĩ buồn tẻ trở lại trong tâm hồn chàng", lần hai "chán nản tự nhủ thầm", lần ba là "buột miệng thở dài nói", lần thứ tư là "thở dài", lần thứ năm là "bật cười" ("không chua chát như xưa nữa, chỉ là cái đùa bỡn, khinh

phù"), lần cuối cùng lại là "thở dài".

Đó là hình ảnh một người cố vẫy vùng nhưng không tài nào thoát ra khỏi vòng gia đình, đành chấp nhận cho nó đè lên bẹp dí.

An lấy Nga "không phải vì chàng mà chỉ vì gia đình, vì tổ tiên, vì những người chết". Thôi thì dẫu sao đó cũng là chuyện đã rồi. An và Nga có thể sống hạnh phúc nếu không vì những lí do mang tính gia đình.

Ông bà An Báo (cha mẹ của Nga - vợ An) có hai con trai, ba cô con gái (Phụng, Nga và Bảo). Nga học hết tú tài về làm ruộng. Phụng có chồng là tri huyện, thường hay lên mặt với Nga. Bảo lấy chồng tâm đầu ý hợp , sống hạnh phúc.

Vốn tính ghen tị và đa nghi, Nga trở thành kẻ thù không đội trời chung với Phụng. Nga càng điên tiết lên khi bố mẹ mình phân biệt đối xử ngay trong cách gọi huyện", "cô rá ".Sục sôi căm giận, Nga ngày đêm giục chồng học luật để ra làm quan huyện, báo thù chị ruột.Ý muốn của Nga mâu thuẫn với lí tưởng của An. Làm quan - chỉ ý nghĩ về điều ấy thôi cũng khiến An khinh ghét rồi. Lẽ ra An có thể được cứu khỏi địa ngục quan trường bởi những những người cầm cân nẩy mực là bố mẹ vợ. Tiếc thay, An đã không có được đồng minh ấy. Vì tư tưởng làm quan, khát vọng làm quan ở Nga là kết quả thừa hưởng từ những bậc sinh thành. Chính những bậc ấy đã khoét sâu mâu thuẫn trong con cái. Ông bà An đã vuốt ve Phụng, làm cho Nga ghen tức đến phát chết đi được. Nga đã tố cáo cha mẹ đẻ mình với chồng : "Cũng là con, cũng là rể, mà một đằng thầy coi như hòn gạch, hòn sỏi, chịu sao được" (so An với huyện Viết - chồng Phụng- ĐNH). Sự phân biệt đối xử ấy đã đẩy tấn kịch gia đình đi đến chỗ không thể dừng được nữa. Khi trong gia đình mà thất bại, tai ương của người này là niềm vui sướng của người khác thì Nga chấp nhận "hi sinh hết mọi thứ, cả ái tình chuyên nhất của chồng, cả hạnh phúc gia đình, hi sinh cho một cuộc tương lai ao ước. An thi đậu ra làm quan".

Như vậy, phía nhà vợ là một thế lực, một nguyên cớ bức ép để An bước vào hoạn lộ. Phía nhà An thì sao ?

Ở nhà riêng của An, An không chỉ đương đầu với cô vợ quá quắt mà còn phải chịu trận ông chú ngang ngược, cổ lỗ. Đây là ông chú mà An ít khi "gạ? mặt hay chuyện trò thân mật". Lấy cái bình phong "chú cũng như chà", ông Điều, chú An - liên minh với Nga để buộc An phải thi đỗ làm quan để không làm hổ danh họ Phạm thanh thế đến nỗi "Đời Trần có người làm đến thượng thư. Trải đời Tiền Lê, Hậu Lê có tới hai ông tiến sĩ. Kế đến đời Nguyễn ta, khi còn thi cử bằng chữ Hán, chẳng mấy khoa là không được ít ra một ông tú ". Trong làng, ông Điều cay cú các họ khác, ông mong An ra làm quan để cả họ được nhờ.

Bị bủa vây bởi hai gọng kìm như thế, An đã quy hàng. Anh thi đỗ chính ngạch, ra làm quan, sống một cuộc đời "vô lí quá, khờ dại quá". Thế là, từ một anh chàng có tính tình phóng khoáng, có tư tưởng xã hội, An bị gia đình cưỡng chế vào nghề quan lại mà dưới mắt anh là một sự sống trống rỗng, trôi đi theo ngày tháng buồn lạnh.

Trong bi kịch của An, gia đình vừa là chế độ gia trưởng, vừa là mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau một cách vô lí giữa các thành viên. Đồng thời, gia đình ấy kéo rộng ra thành gia tộc. Cái tôi cá nhân cùng lúc phải chiu chuộng ngần ấy dạng thức của gia đình, nó phản ứng; và gia đình có nguy cơ rạn nứt. Những người như An không chấp nhận mô hình ấy nữa. Họ đồng tình và tán dương kiểu gia đình hạt nhân như Hạc - Bảo, Phương - Vân. Con đường trở về với ruộng đồng, với nông dân của Hạc - Bảo có thể là cải lương như đã có nhà nghiên cứu nhận định. Nhưng đó là gia đình hạnh phúc vì trong gia đình ấy, "vợ chồng phải có cùng một quan niệm", vợ và chồng đối xử với nhau trên cơ sở cái tôi cá nhân cá thể chứ không để những nếp nghĩ, nếp quan hệ gia đình truyền thống chi phối, lung lạc.

Đến thập niên ba mươi, đại gia đình cu với những sinh hoạt đặc thù của nó đang bị phê phán, chối bỏ quyết liệt. về nhà vợ cúng kị, An đau đớn nhận ra rằng "ngày kị là một ngày để cha mẹ, anh em, chị em họp mặt đông đủ giữa làn không khí hiềm khích, bất hòa". Trong cái nhìn chán chường của Loan trong Đoạn tuyệt, gia đình là nơi "hễ có dịp gặp nhau là họ nói cạnh nói khóe nhau,

và đem những chuyện tư, chuyện riêng ra nói cho hả dạ. Ngoài những chuyện ấy ra, họ cũng không biết chuyện gì, cũng như sống ở trên đời, ngoài những cỗ bàn bếp núc, họ cũng không còn công việc khác nữa".

Thoát li và Thừa tự cũng là những tác phẩm viết về gia đình. Nhưng ở hai tác phẩm này, cách luận giải của nhà văn về gia đình không có gì mới. Có điều, trong hai tác phẩm này, nhà văn Khái Hưng đã xây dựng hai nhân vật bà dì ghẻ làm cho vấn đề trở nến nhức nhối, gay gắt. Nhất là ở Thoát li, cái chết của nhân vật Hồng ở cuối truyện là một bản cáo trạng đanh thép chế độ đại gia đình phong kiến.

2.3 Chống chế độ hôn nhân đa thê:

Bản chất của tình yêu là không thể chia sẻ được. Nó là một loại tình cảm thiêng liêng trên cõi người. Bởi vậy, chế độ hôn nhân đa thê là một sự lăng mạ, chà đạp tàn bạo lên loại tình cảm thiêng liêng này của nhân loại. Với ý nghĩa đó, chống chế độ hôn nhân đa thê là sứ mạng cao cả của văn học chân chính. Từ xưa, ca dao đã có những câu rực lửa chiến đấu bảo vệ người phụ nữ đang rên xiết trong hàng rào hôn nhân đa thê :

Đói lòng ăn nắm lá sung

Chồng một thì lấy chồng chung thì đừng.

Sự tồn tại của chế độ hôn nhân đa thê là có thật trong lịch sử. Cơ sở của chế độ hôn nhân này là thói trọng nam khinh nữ của Nho giáo phương Bắc, du nhập vào văn hóa bản địa Việt Nam từ thời Bắc thuộc. Trong xã hội phong kiến, "Người đàn ông tự do, nghĩa là muốn chơi bời gì thì chơi, muốn đi lại đâu thì đi lại, người vợ không có quyền ngăn cấm được, mà vợ hỏi gì trái gia pháp thì chồng có thể chửi được. Chồng có thể lấy năm bảy vợ mà vợ chỉ được phép lấy một chồng" (Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, Nxb Đồng Tháp, 1990, tr 165). Sở dĩ nói hôn nhân đa thê là một chế độ vì nó được luật pháp phong kiến chấp nhận như Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức), Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long). Phải chăng vì thế mà nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã công phẫn thét lên “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung” (Lấy chồng chung) ?

Cơ sở thứ hai của hôn nhân đa thê là tư tưởng chuộng đông con (đa tử đa tôn, đa phú quý), vả chăng, trong xã hội phong kiến xưa, người con gái về nhà chồng bên cạnh những khuôn thước tinh thần như tam tòng, tứ đức, còn phải làm nhiệm vụ sinh con nối dõi. Một khi nàng dâu không có khả năng sinh con hoặc chỉ sinh toàn con gái thì người chồng có quyền lấy vợ lẽ.

Tự lực văn đoàn tiếp nối truyền thống đấu tranh cho quyền làm người của phụ nữ trong hoàn cảnh mới. Đó là thời đại của chữ tôi. Trong Cương lĩnh về Phơ-bách viết năm 1845, Mác đã khẳng định : "Bản chất con người không phải là cái gì trừu tượng vốn có trong cá nhân riêng rẽ. Xét về mặt hiện thực, bản chất là con người là tổng hòa của tất cả các quan hệ xã hội "[57; 21]. Không thể kể hết những tác dụng lí luận và thực tiễn của hai mệnh đề này. Ở đây, chúng tôi xin nêu hai ý :

- Một là, bản chất của nhân cách không mơ hồ, hư vô. Nó được hình thành trong thực tiễn.

- Hai là, nhân cách không phải là một cái gì đơn nhất. Nó là một phức hợp gồm nhiều năng lực, phẩm chất như tài năng, học vấn, nghề nghiệp, vị trí xã hội, đạo đức...và cả tình yêu nữa.

Theo mệnh đề của Mác, có thể suy ra các quan hệ xã hội (trong đó có quan hệ tình yêu, hôn nhân) chính là chất liệu cấu thành nhân cách. Đó là một quá trình tương tác biện chứng giữa con người và hoàn cảnh: thoạt tiên, con người tác động vào hoàn cảnh và rồi trong quá trình tác động này, người ấy tiếp nhận và chuyển hóa các quan hệ thành ra cái của mình. Về vấn đề này, K. Marx đã nói rất hay trong Hệ tư tưởng Đức (viết năm 1848)."Con người tạo ra hoàn cảnh bao nhiêu thì hoàn cảnh tạo ra con người bấy nhiêu" [57; 21]. Tình yêu là một quá trình cho và nhận. Do thế, hôn nhân đa thê là một sự xuyên tạc và vấy bẩn tình yêu. Nó là một sự vi phạm nhân cách kinh khủng không thể chấp nhận được.

Khi nhân cách bị tước đoạt thì vợ cả hay vợ lẽ phỏng có ý nghĩa gì. Khi thấy Tuất cúi rạp trên chiếu lễ tổ tiên và cha mẹ chồng để được làm vợ lẽ, Loan thấy nhục nhã đến chết được. Không phải nhục cho bản thân. Nhục cho một

nửa cõi người. Trong một giây phút làm nhà triết học, Loan thấy cô và Tuất tuy khác nhau đôi chút về địa vị "nhưng cùng là những người bị người ta mua về, hì hục lạy người ta để nhận làm cái máy đẻ, làm con sen hầu hạ không cống". Như một hệ lụy dễ hiểu, họ mất nhân cách do họ thuộc quyền sở hữu của một người chồng chung. Đó là chưa kể trong hoàn cảnh nhà bà phán Lợi, hôn nhân đa thê không chỉ vì Loan không đẻ được nữa mà còn là để "che đậy và hơn nữa để công nhận một sự hoang dâm".

Đầu thế kỉ XX, hôn nhân đa thê quả là một cái gì quái gở, phi nhân tính. Thế hệ mới làm sao có thể dung hòa với nó được, dù chỉ trong ý nghĩ. Khi bà Án đem mồi "bà huyện" ra nhử Mai làm vợ lẽ, Mai đã dạy cho bà một bài học luân lí của thời đại mới.Ở chỗ này, các tác giả Nguyễn Quốc Luân - Hà Bình Trị đã có nhận xét khá thích đáng ."Quan niệm về hôn nhân và gia đình của Mai đồng thời cũng là của nhà văn Khái Hưng trong tác phẩm này là một quan niệm tiến bộ mang ý nghĩa nhân đạo và dân chủ"[59; 38].

Chồng con của Trần Tiêu cũng là -tác phẩm tuyên chiến với hôn nhân một cách gay gắt. Đọc tiểu thuyết này, người đọc không khỏi rùng mình trước thân phận bèo bọt của nhân vật Hĩm.

Hĩm là con gái đầu lòng của ông bà lí Bổng (lí ở đây là lí mua - ĐNH). Gia đình lí Bổng là một gia đình đủ ăn đủ mặc so với trong làng ngoài họ. Năm ấy, Hĩm mười sáu tuổi "với cái khuôn hình nở nang yểu điệu, nõn nà, một vẻ đẹp có thể làm say đắm nhiều cậu trai tơ trong làng". Người con gái đang thích làm dáng ấy đâu biết tai họa sẽ xảy đến với cô số là lão nghị ích giàu có nhất nhì trong huyện hiếm hoi con trai. Vợ lão chỉ sinh cho lão hai đứa con gái. Mà mụ vợ cũng đã luống tuổi, nghe chừng khó sinh nở được nữa. Mụ nhà giàu này sau khi đi xem bói đã quyết định lấy vợ lẽ cho chồng. Vì cái món tiền công mấy chục bạc khá hấp dẫn, mụ Chánh cùng làng với bà lí Bổng nhanh nhảu đứng ra làm mối cho Hĩm lấy lão chánh ích, nghị viên, già ngang tuổi ông lí Bổng. Hai mẹ con Hĩm kịch liệt phản đối. Mụ Chánh, được ông lí Bổng bố Hĩm bày mưu đốc kế, đã cạy cục cụ lí trưởng họ đứng ra dàn xếp. Thế là dưới sức ép của ông trưởng họ quyền uy, háo danh bẩm sinh, Hĩm phải buộc lòng

lấy lão nghị già cốc đế làm chồng.

Ngày cưới, lão nghị ích "ung dung ngồi nhà để tránh cái lễ mà hắn cho là không xứng đáng với chức tước và quyền thế của hắn". Lấy cớ "có việc quan cần kíp phải lên tỉnh hầu cụ Thượng", nghị ích sai "em ruột đến đại diện". Vậy mà uy lực của danh tiếng và giàu có cũng khiến họ nhà Hĩm chấp nhận cái đám cưới thất lễ ấy. Không còn lối thoát, Hĩm "ngoan ngoãn theo hai bà thím bước ra thềm, xuống sân, đi lẫn vào đám đông, mặt cúi gầm, một tay cầm vạt áo đưa lên lau nước mắt. Hĩm đành nhẫn nhục chịu đựng hết nỗi khổ. Mẹ Hĩm đứng

Một phần của tài liệu tìm hiểu yếu tố hiện thực trong văn xuôi tự lực văn đoàn (Trang 43 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)