XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG LÂN DỄ TIÊU

Một phần của tài liệu khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường cao su nhà nai bình dương (Trang 61 - 64)

6.3.1. Xây dựng đường chuẩn

Lấy 5 bình định mức có dung tích 50ml lần lượt cho vào đó số ml dung dịch tiêu chuẩn theo bảng:

Bảng 6.1. Số ml dung dịch tiêu chuẩn cho vào 5 bình định mức

STT Số ml dung dịch tiêu chuẩn 10mg/l Số ml hỗn hợp thuốc thử Nồng độ lân C mg P2O5/l TC1 0,3 4 0,06

SVTH: Võ Thị Trà My Trang 54

TC2 1 4 0,2

TC3 2 4 0,4

TC4 3 4 0,6

TC5 4 4 0,8

Ở các bình định mức trên pha loãng bằng nước cất đến vạch. Đun sôi 10 phút rồi đem so màu tại bước sóng 880nm trên máy so màu quang điện Perkin Elmer.

Kết quả:

Từ mật độ quang đo được và nồng độ P2O5 có sẵn ứng với mỗi bình tiêu chuẩn, ta dựng đồ thị lân tiêu chuẩn. Số đo mật độ quang nằm ở trục tung, nồng độ P2O5 nằm ở trục hoành của đồ thị:

Hình 6.1. Đồ thị lân tiêu chuẩn xác định lân dễ tiêu

6.2.2. Nguyên tắc

- Dùng dung dịch axit HCl 0,2N để hòa tan lân trong đất ra dưới dạng H3PO4 rồi tiến hành cho tác dụng với amonimolipdat và axit ascorbic làm chất khử. Sau đó xác định hàm lượng lân dễ tiêu.

6.2.3. Tiến hành phân tích

- Cân 5g đất khô trong không khí cho vào bình tam giác 100ml, cho vào đó 25ml dung dịch axit HCl 0,2N, lắc đều 1 phút để yên 15 phút, lọc bằng giấy lọc.

SVTH: Võ Thị Trà My Trang 55

- Cho 5ml mẫu vào bình định mức 50ml, sau đó thêm 4ml dung dịch thuốc thử, định mức bằng nước cất đến 50ml. Trộn đều hỗn hợp đun sôi 10 phút để màu được lên hoàn toàn. Đem đi so màu trên máy tại bước sóng 880nm.

6.2.4. Kết quả

- Dựa vào mật độ quang của các dung dịch mẫu đất và phương trình đường chuẩn hấp thu lân, ta tính ra nồng độ P2O5 trong các dung dịch đã lên màu của các mẫu đất. Từ đó ta tính được:

+ Số mg P2O5 trong 100g đất khô tương đối + Số mg P2O5 trong 100g đất khô tuyệt đối

+ Khoảng bất ổn của kết quả phân tích mẫu thực tế (công thức tính xem phụ lục 12)

Bảng 6.2: Số mg P2O5/100g đất khô tuyệt đối

Kí hiệu dung dịch Nồng độ lân C mg P2O5/l Số mg P2O5 /100 g đất khô tương đối

Số mg P2O5 /100 g đất khô tuyệt đối

1 0,073 ± 0,028 0,37 ± 0,14 0,47 ± 0,18 2 0,187 ± 0,025 0,94 ± 0,13 0,95 ± 0,13 3 0,681± 0,026 3,41 ±0,13 3,44 ± 0,13 4 0,543 ± 0,023 2,72 ± 0,12 2,75± 0,12 5 0,415± 0,022 2,08 ± 0,11 2,13 ± 0,11 6 0,384± 0,022 1,92 ± 0,11 1,94 ± 0,11 7 0,706 ±0,027 3,53 ± 0,14 3,57 ± 0,14

Bảng 6.3. Đánh giá lân dễ tiêu trong các mẫu đất theo Kiêcxanop

Kí hiệu dung dịch Tên mẫu đất Số mg P2O5/100g đất

Đánh giá đất

1 Lô I14 0,47 ± 0,18 Nghèo lân

SVTH: Võ Thị Trà My Trang 56

3 Lô K10 3,44 ± 0,13 Trung bình

4 Lô K15 2,75 ± 0,12 Nghèo lân

5 Lô C17 2,13 ± 0,11 Nghèo lân

6 Lô L2 1.94 ± 0,11 Nghèo lân

7 Lô E21 3,57 ± 0,14 Trung bình

Nhận xét:

Hàm lượng lân dễ tiêu trong đất ở nông trường Nhà Nai – Bình Dương từ nghèo đến trung bình.

Hàm lượng lân dễ tiêu một mặt phụ thuộc vào hàm lượng lân tổng số, nhưng quan trọng là sự phụ thuộc vào các điều kiện lý, hóa, sinh của đất và vào điều kiện khí hậu thời tiết.

Theo kết quả thực nghiệm, có 5/7 mẫu lân ở mức nghèo lân, 2/7 mẫu đất ở mức trung bình. Như vậy đất ở đây có hàm lượng lân tương đối thấp. Dựa vào thành phần cơ giới và kết quả lân khảo sát được tôi thấy đất thịt pha cát có hàm lượng lân cao hơn đất thịt.

Một phần của tài liệu khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường cao su nhà nai bình dương (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)