VAI TRÒ CỦA SẮT TRONG ĐẤT[6]

Một phần của tài liệu khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường cao su nhà nai bình dương (Trang 49)

Nguồn gốc sắt trong đất từ các khoáng vật hematit, manhetit, ogit, mica đen, hocnoblen, limonit, pyrit… Khi phong hóa các khoáng vật đó thì sắt được giải phóng ra dạng hydroxit, công thức chung là FeO.nH2O.

Sắt trong đất có thể ở dạng hợp chất hóa trị 2 hoặc 3. Các muối sắt hóa trị 2 dễ tan trong nước và một phần nhỏ thủy phân làm cho đất chua. Các muối sắt hóa trị 3 khó tan trong nước như FePO4. Tuy nhiên, trong đất lúa nước FePO4 có thể bị khử oxi tạo thành Fe2(PO4)3 dễ tan, từ đó có thể cung cấp được lân dễ tiêu cho cây lúa.

Đặc tính của sắt có khả năng tạo thành các phức chất ở dạng vô cơ hoặc hữu cơ. Hàm vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm đất tích lũy nhiều sắt, thí dụ đất nâu đỏ trên đa bazan vùng Phủ Qùy (Nghệ An) có 20 – 22% Fe2O3, thậm chí ở đất Nipe (Cuba) chứa 60% Fe2O3 (theo Alexander và Holmes). Ngoài ra, còn phụ thuộc một số điều kiện khác, thí dụ do bị khử oxit sắt hóa trị 3 chuyển thành sắt hóa trị 2 hòa tan bị rửa trôi đi làm cho hàm lượng sắt trong tầng đất mặt thấp (đất mùn alit trên núi Hoàng Liên Sơn chỉ có 3-5% Fe2O3 ở tầng đất mặt, đất xám bạc màu chỉ có 3 -6 % Fe2O3 trong tầng đất canh tác).

Sắt là một trong những nguyên tố cần cho thực vật. Những cây xanh thiếu sắt sẽ không tạo được chất diệp lục. Nhờ có sắt mà các loại đất đồi núi ở nước ta có kết cấu tốt, đất tơi xốp và có màu đỏ nâu hoặc vàng.

Một phần của tài liệu khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường cao su nhà nai bình dương (Trang 49)