Khả năng cung cấp lân cho cây của đất và phương pháp đánh giá [2]

Một phần của tài liệu khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường cao su nhà nai bình dương (Trang 31 - 33)

1.3.3. Khả năng cung cấp lân cho cây của đất và phương pháp đánh giá [2] [2]

1.3.3.1. Khả năng cung cấp lân cho cây của đất

- Đất cung cấp lân cho cây dưới dạng photphat dễ tiêu là những loại photphat ở thể muối hòa tan như: Ca(H2PO4)2 , KH2PO4, Mg(H2PO4)2…vì chúng có thể cung cấp ion H2PO4– và đây cũng là dạng ion mà cây có thể hút trực tiếp được. Nhưng trong thực tế những dạng muối này chiếm tỷ lệ rất thấp, thường không quá 1mg trong 1kg đất. Tuy vậy, nhờ khả năng tiết ra axit hữu cơ của rễ nên các muối photphat khó tan có thể tan được và cây có thể sử dụng được. Ngoài ra, còn có sự hòa tan của những ion H+trong đất và tác dụng công phá do sự hoạt động vi sinh vật bên trong đất. - Bên cạnh đó, cây trồng còn hút được H2PO4– (tương đối tốt), còn ion PO43-thực tế không có ý nghĩa với dinh dưỡng của cây, vì chỉ ở pH ≥ 10 trong dung dịch ion này không đáng kể.

- Khi tăng cung cấp photpho của đất cho cây phụ thuộc nhiều vào pH của môi trường đất.

- Chu trình của lân trong tự nhiên: bắt đầu từ khoáng chứa lân trong đất, trong vòng tuần hoàn do quá trình đất cháy, do phân giải yếm khí một phần rất nhỏ thoát ra khỏi vòng tuần hoàn.

1.3.3.2. Đánh giá khả năng cung cấp lân cho cây của đất

- Do sự chuyển hóa lân trong đất trồng màu và đất ngập lúa nước khác nhau nên khi đánh giá khă năng cung cấp lân cho cây của đất cũng có những điểm khác nhau: + Đối với đất trồng lúa nước, có thể dựa vào lượng lân tổng số. Theo Lê Văn Căn (1968) thì thấy được mối tương quan giữa hàm lượng lân tổng số và năng suất lúa với hệ số tương quan r = +0,716.

Theo Wohtman (1940) phân cấp:

+ Hàm lượng P2O5 tổng số = 0,1% - 0,2% : đất xấu + Hàm lượng P2O5 tổng số ≥ 0,2% : đất tốt + Hàm lượng P2O5 tổng số ≤ 0,06% : đất rất xấu

SVTH: Võ Thị Trà My Trang 24

+ Đối với đất trồng màu phải dựa vào lượng lân dễ tiêu do lân nằm trong đất dưới dạng có khả năng hòa tan rất khác nhau nên các phương pháp xác định lân dễ tiêu trên các loại đất là khác nhau. Mặt khác, do khả năng đồng hóa của mỗi một cây trồng khác nhau, nên khi chọn phương pháp phân tích phải quan tâm đầy đủ đến từng cây trồng cụ thể nữa.

- Sau đây là một số ví dụ về việc phân tích đất để xác đinh lượng P2O5 dễ tiêu trên một số loại đất: hàm lượng P2O5 dễ tiêu được rút bằng HCl 0,2N trong một số loại đất vùng Bắc Việt Nam:

Bảng 1.8: Lượng P2O5 dễ tiêu trên một số loại đất

Loại đất P2O5 dễ tiêu (mg/100g đất) I. Đất đồng bằng: - Đất phù sa trung tính sông Hồng - Đất mặn trung tính kiềm - Bạc màu - Phù sa sông Mã - Chiêm trũng - Mặn chua - Phù sa sông Thái Bình 4 – 15 7 1,0 – 3,2 0,1 – 2,5 0,1 – 2,0 0,2 – 2,8 0,1 – 5,1

II. Đất vùng đồi núi:

- Macgalit trên đá bọt - Macgalit trên đá vôi - Feralit trên đá bazan - Feralit trên đá vôi - Feralit trên phiến thạch

7 – 30 4 – 7 1,2 – 9,2

0 – 3,5 3,0

SVTH: Võ Thị Trà My Trang 25

- Feralit trên núi

- Feralit trên đá poephia

2,6 0 – 1,2

- Qua đây ta thấy đất vùng đồi núi thường giàu lân dễ tiêu hơn đất vùng đồng bằng (ngoại trừ phù sa sông Hồng và đất mặn trung tính). Do hàm lượng P2O5 dễ tiêu trong đất luôn luôn thay đổi nên diễn biến đó có ý nghĩa rất lớn đối với chế độ dinh dưỡng lân của cây trồng.

- Hàm lượng P2O5 dễ tiêu trong một số loại đất của Liên Xô cũ:

Bảng 1.9: Lượng P2O5 dễ tiêu trên một số loại đất của Liên Xô cũ

Loại đất Hàm lượng P2O5 dễ tiêu (mg/100g đất)

Dung môi dùng để rút lân

Đất potzon 0 -10 Axit xitric 1%

Đất đen ôn đới 17 – 23 Axit xitric 1%

Đất hạt dẻ 18 HNO3 0,2N

Đất xám Trung Á 10 – 14 (NH4)2CO3 1%

- Qua đó, ta thấy hàm lượng lân dễ tiêu của các nước ôn đới thường cao hơn các loại đất ở Bắc Việt Nam (ví dụ trên).

Một phần của tài liệu khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường cao su nhà nai bình dương (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)