CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LÂN DỄ TIÊU TRONG ĐẤT

Một phần của tài liệu khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường cao su nhà nai bình dương (Trang 46)

3.2.1. Phương pháp Kiêcxanôp [8]

* Nguyên tắc

- Dùng dung dịch axit HCl 0,2N để hòa tan lân trong đất ra dưới dạng axit H3PO4, rồi tiến hành cho tác dụng với amonimolipdat có chất khử là Sn2+, sau đó định lượng hàm lượng lân dễ tiêu bằng cách so màu với thang chuẩn.

* Tính kết quả thí nghiệm:

- Dung dịch đất có màu ứng với ống chuẩn nào mà ta lấy kết quả theo ống đó:

Bảng 3.2: Chỉ tiêu đánh giá lân dễ tiêu trong đất theo Kiêcxanôp

Hàm lượng P2O5 trong 100g đất Đánh giá đất

< 3 mg Nghèo lân 3 – 8 mg Trung bình 8 – 15 mg Khá giàu lân > 15 mg Giàu lân 3.2.2. Phương pháp Oniani [8] * Nguyên tắc:

- Dùng dung dịch H2SO4 0,1N hòa tan lân dễ tiêu dưới dạng H3PO4, sau đó cho tác dụng với dung dịch amonimolipdat có chất khử Sn2+.

- So màu với thang chuẩn tìm kết quả. Kết quả thí nghiệm:

Dung dịch đất có màu ứng với ống chuẩn nào mà ta lấy kết quả theo ống đó.

Bảng 3.3: Chỉ tiêu đánh giá lân dễ tiêu của đất theo Oniani

Hàm lượng P2O5 trong 100g đất Đánh giá đất

< 5 mg P2O5 Đất rất nghèo lân

SVTH: Võ Thị Trà My Trang 39

10 – 15 mg P2O5 Đất có lân trung bình

> 15 mg P2O5 Đất giàu lân

3.2.3. Phương pháp Machighin [8]

- Phương pháp này dùng thích hợp cho đất có cacbonat vì ở đất đó nếu dùng axit thì cacbonat trung hòa axit và ta không rút được lân.

- Điều kiện mà phương pháp này có thể được dùng: + pHdung môi = 9.

+ Nhiệt độ: 20 – 300 C.

+ Thời gian lắc với dung dịch: 1 giờ. * Nguyên tắc

- Dùng dung dịch amoni cacbonat (NH4)2CO3 1% để rút lân ở dạng photphat 1 và 2 canxi cùng với một phần photphat hữu cơ. Sau đó đem so màu với thang chuẩn để suy ra kết quả.

Kết quả thí nghiệm

Lấy theo ống màu tiêu chuẩn.

Bảng 3.4: Chỉ tiêu đánh giá P2O5 dễ tiêu theo Machighin

Hàm lượng P2O5 trong 100g đất Đánh giá đất

> 4 mg P2O5 Đủ lân

4 – 2 mg P2O5 Lân trung bình

< 2 mg P2O5 Ít lân

3.2.4. Phương pháp axit ascorbic [12] 3.2.4.1. Nguyên tắc: 3.2.4.1. Nguyên tắc:

- Dùng dung dịch axit HCl 0,2N để hòa tan lân trong đất ra dưới dạng axit H3PO4 . Trong môi trường axit, photpho sẽ phản ứng với amoni molipdat với sự có mặt của kali antimonyl tartrat làm xúc tác để hình thành phức dị đa photphomolipdat có màu vàng:

SVTH: Võ Thị Trà My Trang 40

PO43- + 12MoO42- + 27 H+ → H3[P(Mo12O40)] + 12 H2O - Phức này bị khử bởi axit ascorbic tạo thành một hợp chất màu xanh: H3[P(Mo12O40)] + ne + nH+→ H3PMo12O40Hn

- Đo mật độ quang tại bước sóng 880nm, dựa vào phương trình đường chuẩn xác định hàm lượng P2O5 rồi suy ra hàm lượng lân dễ tiêu có trong mẫu.

* Tính kết quả thí nghiệm:

- Hàm lượng P2O5 trong mẫu được tính theo công thức: P2O5 (mg/100g đất)= 2 1 C x V x V x 100 m x V Trong đó: - C: nồng độ so màu mg P2O5/l.

- V1: số ml dung dịch lấy so màu (5ml). - V2: thể tích định mức (50 ml).

- m: khối lượng mẫu cân (g).

- V: thể tích dung dịch chiết (25 ml). - Hàm lượng P2O5 trong mẫu:

SVTH: Võ Thị Trà My Trang 41

Chương 4: TỔNG QUAN VỀ CÁC ION GÂY ẢNH HƯỞNG ĐẾN XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG LÂN TRONG ĐẤT

4.1. VAI TRÒ CỦA SẮT TRONG ĐẤT[6]

Nguồn gốc sắt trong đất từ các khoáng vật hematit, manhetit, ogit, mica đen, hocnoblen, limonit, pyrit… Khi phong hóa các khoáng vật đó thì sắt được giải phóng ra dạng hydroxit, công thức chung là FeO.nH2O.

Sắt trong đất có thể ở dạng hợp chất hóa trị 2 hoặc 3. Các muối sắt hóa trị 2 dễ tan trong nước và một phần nhỏ thủy phân làm cho đất chua. Các muối sắt hóa trị 3 khó tan trong nước như FePO4. Tuy nhiên, trong đất lúa nước FePO4 có thể bị khử oxi tạo thành Fe2(PO4)3 dễ tan, từ đó có thể cung cấp được lân dễ tiêu cho cây lúa.

Đặc tính của sắt có khả năng tạo thành các phức chất ở dạng vô cơ hoặc hữu cơ. Hàm vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm đất tích lũy nhiều sắt, thí dụ đất nâu đỏ trên đa bazan vùng Phủ Qùy (Nghệ An) có 20 – 22% Fe2O3, thậm chí ở đất Nipe (Cuba) chứa 60% Fe2O3 (theo Alexander và Holmes). Ngoài ra, còn phụ thuộc một số điều kiện khác, thí dụ do bị khử oxit sắt hóa trị 3 chuyển thành sắt hóa trị 2 hòa tan bị rửa trôi đi làm cho hàm lượng sắt trong tầng đất mặt thấp (đất mùn alit trên núi Hoàng Liên Sơn chỉ có 3-5% Fe2O3 ở tầng đất mặt, đất xám bạc màu chỉ có 3 -6 % Fe2O3 trong tầng đất canh tác).

Sắt là một trong những nguyên tố cần cho thực vật. Những cây xanh thiếu sắt sẽ không tạo được chất diệp lục. Nhờ có sắt mà các loại đất đồi núi ở nước ta có kết cấu tốt, đất tơi xốp và có màu đỏ nâu hoặc vàng.

4.2. VAI TRÒ CỦA NHÔM TRONG ĐẤT

Nhôm có trong thành phần của alumin silicat. Khi phong hóa đất mẹ, nhôm được giải phóng ra dạng Al(OH)3 là keo vô định hình, cũng có thể kết tinh thành Al2O3.3H2O.

SVTH: Võ Thị Trà My Trang 42

Al2O3.H2O là khoáng vật điển hình tích lũy ở vùng đất đồi núi vùng nhiệt đới ẩm như ở nước ta. Tỷ lệ A2O3 trong đất khoảng 10 – 20%, nó phụ thuộc thành phần khoáng vật của đá mẹ, khí hậu và địa hình.

Nhôm trong đất có thể kết hợp với Cl-, Br-, I- ,SO42-+ tạo thành các hợp chất dễ thủy phân làm cho môi trường thêm chua:

AlCl3 + 3H2O  Al(OH)3 + 3HCl

Al2(SO4)3 + 6H2O  2Al(OH)3 + 3H3PO4

Nhôm còn kết hợp với lân trong đất tạo thành AlPO4 hoặc Al2(OH)3PO4 không tan, đó là một trong những nguyên nhân giữ chặt lân trong đất.

4.3.VAI TRÒ CỦA CANXI TRONG ĐẤT

Trong đất, canxi phổ biến ở dạng cacbonat, photphat, silicat, clorua và sunfat. Nguồn gốc quan trọng nhất là cacbonat, sau đó là photphat và sunfat.

Trong đất chua, canxi nghèo do bị rửa trôi. Đất vùng nhiệt đới ẩm hàm lượng canxi tổng số và trao đổi đều thấp (tương quan với độ pH). CaO tổng số không quá 1% (khoảng 0,7 – 0,9% với đất phù sa sông Hồng trung tính và khoảng 0,03 – 0,05% với đất bạc màu). Trong đất ôn đới thường xuyên trên 1%, có thể đến 4%.

Canxi có vai trò quan trọng trong việc hình thành tế bào, hình thành các mô cơ quan của cây.

Cùng với photpho, canxi là nguyên tố hàng đầu để tăng năng suất và chất lượng cây họ đậu.

Thiếu canxi thì đỉnh sinh trưởng và chóp rễ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do các mô phân sinh ngừng phân chia, sinh trưởng bị ức chế. Triệu chứng đặc trưng của cây thiếu canxi là các lá mới ra bị dị dạng, chóp lá uốn cong, rễ kém phát triển, ngắn. Canxi là nguyên tố ít di động nên biểu hiện thiếu canxi thường thể hiện ở các lá non trước.

SVTH: Võ Thị Trà My Trang 43

4.4. VAI TRÒ CỦA MAGIÊ

Trong đất, magiê có trong các khoáng sét thường gặp như mica, vecmiculit, clorit và đôi khi tìm thấy ở dạng cacbonat. Cùng với canxi, magiê có ý nghĩa về lý hóa tính chất của đất và dinh dưỡng của cây trồng.

Đối với đất nhẹ nghèo, magiê, các loại đất bón phân kali và supe photphat nhiều năm thì hiện tượng thiếu magiê là phổ biến.

Trong cây, magiê chiếm từ 0,1 – 0,3% so với chất khô. Trong tro thực vật thường chứa ít nhất 10% MgO và có thể lên đến 40 – 50%.

Magiê là nhân của diệp lục và một số men.Do đó, nó vừa là chất hoạt hóa nhiều enzim, vừa là thành phần quan trọng quyết định hoạt động quang hợp, quá trình hô hấp.

Magiê kích thích sự hút lân của cây trồng. Nền đất có đủ magiê thì hiệu lực lân được tăng cường.

Biểu hiện thiếu magiê ở cây trồng:

• Lá có vệt vàng hoặc bị sọc trắng, vệt xuất phát từ ở giữa lá rồi lan dần đến viền lá, có thể thành những vệt nối đuôi nhau như chuỗi hạt rồi mới dính liền thành sọc dài màu vàng nhạt hoặc trắng.

• Soi lá ra ánh sáng mặt trời thấy diệp lục phân bố không đều. Magiê là một nguyên tố dinh dưỡng không thể thiếu của cây.

SVTH: Võ Thị Trà My Trang 44

Chương 5. TỔNG QUAN VỀ NÔNG TRƯỜNG CAO SU

NHÀ NAI – BÌNH DƯƠNG

5.1. TỔNG QUAN VỀ NÔNG TRƯỜNG 5.1.1.Vị trí địa lí 5.1.1.Vị trí địa lí

Nông trường cao su Nhà Nai thuộc huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

5.1.2. Ranh Giới Hành Chính

- Phía Đông giáp Đồng Nai

- Phía Tây giáp huyện Bến Cát – Bình Dương - Phía Nam giáp thị xã Dĩ An – Bình Dương - Phía Bắc giáp huyện Phú Giao – Bình Dương 5.1.3. Địa Hình

Địa hình chủ yếu là những đồi thấp, thế đất hơi nghiêng, nền địa chất ổn định, vững chắc, phổ biến là những dãy đồi phù sa cổ nối tiếp nhau với độ cao trung bình 20-25m so với mặt biển, độ dốc 2-5% độ chịu nén 2kg/cm².

5.1.4. Khí hậu- thời tiết

Nông trường cao su Nhà Nai nằm trong vùng khí hậu mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm với 2 mùa rõ rệt:

Mùa mưa, từ tháng 5 - 11, mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 - 2.000mm với số ngày có mưa là 120 ngày. Tháng mưa nhiều nhất là tháng 9, trung bình 335mm, năm cao nhất có khi lên đến 500mm, tháng ít mưa nhất là tháng 1, trung bình dưới 50mm và nhiều năm trong tháng này không có mưa.

Nhiệt độ trung bình hằng năm là 26,5 °C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 29°C (tháng 4), tháng thấp nhất 24 °C (tháng 1). Tổng nhiệt độ hoạt động hàng năm khoảng 9.500 - 10.000°C, số giờ nắng trung bình 2.400 giờ, có năm lên tới 2.700 giờ.

Chế độ gió tương đối ổn định, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp nhiệt đới. Về mùa khô gió thịnh hành chủ yếu là hướng Đông, Đông - Bắc, về mùa

SVTH: Võ Thị Trà My Trang 45

mưa gió thịnh hành chủ yếu là hướng Tây, Tây - Nam. Tốc độ gió bình khoảng khoảng 0.7m/s, tốc độ gió lớn nhất quan trắc được là 12m/s thường là Tây, Tây - Nam.

Chế độ không khí ẩm tương đối cao, trung bình 80-90% và biến đổi theo mùa. Độ ẩm được mang lại chủ yếu do gió mùa Tây Nam trong mùa mưa, do đó độ ẩm thấp nhất thường xảy ra vào giữa mùa khô và cao nhất vào giữa mùa mưa. Giống như nhiệt độ không khí, độ ẩm trong năm ít biến động. Với khí hậu nhiệt đới mang tính chất cận xích đạo, nền nhiệt độ cao quanh năm, ẩm độ cao và nguồn ánh sáng dồi dào, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây công nghiệp ngắn và dài ngày. Khí hậu Bình Dương tương đối hiền hoà, ít thiên tai như bão, lụt…

5.2. GIỚI THIỆU VỀ CAO SU NHÀ NAI VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CAO SU PHƯỚC HÒA SU PHƯỚC HÒA

5.2.1. Giới thiệu về cao su Nhà Nai

Nông trường cao su Nhà Nai thuộc công ty cao su Phước Hòa, được thành lập năm 1982 với nhiệm vụ trọng tâm trồng mới chăm sóc và khai thác mủ cao su, phủ xanh các vùng đất xám bạc màu chiến khu D bị tàn phá khốc liệt bởi bom đạn trong chiến tranh. Hiện nông trường đang quản lý 2556,02 ha cao su trải dài trên 4 xã Tân thành, Tân Định, Đất Cuốc, Tân Lập thuộc huyện Tân Uyên , tỉnh Bình Dương Tổng số cán bộ công nhân viên là 922 người

Diện tích vườn cây : 2556,02 ha

Trong đó vườn cây khai thác: 2482,67 ha Vườn cây kiến thiết cơ bản: 73,35 ha

Tổng số đơn vị trực thuộc : 12 Đội sản xuất và 01 đội bảo vệ

Lĩnh vực hoạt động: Trồng, chăm sóc, khai thác chế biến mủ cao su

Do vị trí địa hình vườn cây nghiêng, đồi dốc và một số vườn cây đan xen với khu dân, nên khi mới thành lập nông trường gặp không ít trở ngại trong công tác khai hoang và trồng mới song song với công tác khai thác và bảo vệ mủ. Với tinh thần vượt khó, ngày nay nông trường đã được phủ xanh bởi bạt ngàn cây cao su trải dài trên 20km, Nông trường không chỉ giải quyết việc làm cho hơn 900 lao động mà

SVTH: Võ Thị Trà My Trang 46

con chăm lo đời sống công nhân ngày một tốt hơn. Nông trường luôn cố gắng cải thiện và nâng cao năng suất bình quân 2tấn/ha và phát triển xa hơn trong tương lai. 5.2.2. Lịch sử thành thành công ty cao su Phước Hòa

Công ty Cao su Phước Hòa là đơn vị Thành viên của Tổng Công ty cao su Việt Nam, được thành lập ngày 25 tháng 2 năm 1982. Đơn vị tiền thân của Công ty là đồn điền cao su Phước Hòa, sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, đổi tên thành Nông trường Cao su Quốc Doanh Phước Hòa. Và, trước năm 1975, đó là đồn cao su J.lab be’ (Plan tationse de Phước Hòa) do người Pháp quản lí và khai thác. • Năm 1982, Công ty Cao su Phước Hòa được Tổng cục Cao su Việt Nam thành lập và đến năm 1993, Công ty Cao su Phước Hòa được thành lập lại theo quyết định số 142NN/QĐ ngày 04/03/1993 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn), là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.

• Từ năm 1993 – 2008, Công ty Cao su Phước Hòa hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 100966 do Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Sông Bé cấp ngày 27 tháng 03 năm 1993 và thay đổi lần thứ hai vào ngày 29 tháng 11 năm 2004 do Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp.

• Hiện nay, Công ty cổ phần Cao su Phước Hòa hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4603000509 do Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp ngày 03 tháng 03 năm 2008.

SVTH: Võ Thị Trà My Trang 47

* LƯỢC ĐỒ VÙNG KHẢO SÁT VÀ VỊ TRÍ LẤY MẪU

SVTH: Võ Thị Trà My Trang 48

5.3. LẤY MẪU VÀ XỬ LÝ MẪU ĐẤT 5.3.1. Lấy mẫu đất 5.3.1. Lấy mẫu đất

- Các mẫu đất được lấy ở khu vực trồng cây cao su trung niên, cao su tơ. - Các mẫu đất được lấy một đợt gồm 7 mẫu.

5.3.2. Cách lấy mẫu

- Lấy mẫu hỗn hợp

Nguyên tắc của lấy mẫu hỗn hợp là lấy các mẫu riêng biệt ở nhiều điểm khác nhau rồi hỗn hợp lại, lấy mẫu trung bình. Thông thường lấy từ 5 – 10 điểm rồi hỗn hợp lại để lấy mẫu trung bình (mẫu hỗn hợp). Khi lấy mẫu ở các điểm riêng biệt cần tránh các vị trí cá biệt đại diện như: chỗ bón phân hoặc vôi tụ lại chỗ cây quá tốt hoặc quá xấu, chỗ cây bị sâu bệnh. Mẫu hỗn hợp thường được lấy trong những nghiên cứu về nông hóa học, nghiên cứu động thái các chất dinh dưỡng của đất hoặc lấy ở các ruộng thí nghiệm. Mẫu đất hỗn hợp được lấy như sau:

+ Lấy các mẫu riêng biệt: tùy hình dáng khu đất cần lấy mẫu mà bố trí các điểm lấy mẫu (5 – 10 điểm) phân bố đồng đều trên toàn diện tích. Có thể áp dụng các lấy mẫu theo đường chéo hoặc đường thẳng góc (hình 1a và 1b) với địa hình vuông gọn, hoặc theo đường gấp khúc hoặc nhiều đường chéo (hình 1c và 1d) với địa hình dài. Mỗi điểm lấy khoảng 200g đất bỏ dồn vào 1 túi lớn.

Hình 5.2: Sơ đồ lấy mẫu riêng biệt và hỗn hợp

- Trộn mẫu và lấy mẫu hỗn hợp: các mẫu riêng biệt được băm nhỏ và trộn đều trên

Một phần của tài liệu khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường cao su nhà nai bình dương (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)