- Nếu chiếu một dòng sáng (cường độ I0) vào một cuvet đựng dung dịch thì phần của nó (cường độ Ir) bị phản xạ từ mặt cuvet, một phần khác (cường độ Ia) bị dung dịch hấp phụ, phần còn lại (cường độ It) đi qua cuvet. Ta có:
I0 = Ia + Ir + It
- Khi sử dụng một loại cuvet có thể xem cường độ dòng sáng phản xạ là không đổi, và thường không lớn nên có thể bỏ qua. Khi đó, phương trình có dạng:
I0 = Ia + It
- Dựa trên vô số thực nghiệm, Bouguer và Lambert đã thiết lập định luật và phát biểu như sau: “Những lớp chất có chiều dày đồng nhất trong những điều kiện khác như nhau luôn luôn hấp thụ một tỷ lệ như nhau của chùm sáng rọi vào lớp chất đó”. - Biểu thức toán học của định luật là:
It = I0e-kl
l: chiều dày lớp hấp thụ.
k: hệ số tắt, hệ số này chỉ phụ thuộc vào lớp chất tan và bước sóng ánh sáng chiếu vào dung dịch. Do đó, định luật Bouguer - Lambert chỉ đúng cho tia đơn sắc. - Khi nghiên cứu sự hấp thụ ánh sáng bởi dung dịch, Beer đã thiết lập rằng hệ số tắt k tỉ lệ với nồng độ hấp thụ:
k = ε.C
C: nồng độ dung dịch chất hấp thụ ánh sáng. ε: là hệ số, không phụ thuộc nồng độ.
SVTH: Võ Thị Trà My Trang 32
- Phát biểu định luật Beer: “ sự hấp thụ dòng quang năng tỉ lệ bậc nhất với số phân tử của chất hấp thụ mà dòng quang năng đi qua”.
- Kết hợp với những nghiên cứu của Bouguer – Lambert - Beer ta có:
It = I010-𝛆Cl
Nếu nồng độ C tính bằng mol/l, chiều dày lớp dung dịch l đo bằng cm thì ε được gọi là hệ số tắt phân tử hay hệ số hấp thụ phân tử gam; ε là một đại lượng không đổi phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng, bản chất của chất tan, nhiệt độ dung dịch.