6.4.Kiến trúc mô hình JSP 1 và 2

Một phần của tài liệu HỆ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP TÍCH HỢP (Trang 54 - 57)

DỤNG CÔNG NGHỆ JSP- SERVLET

6.4.Kiến trúc mô hình JSP 1 và 2

cận theo cách là xây dựng ứng dụng theo một mô hình nào đó, và mô hình này được xây dựng trước, mô hình này giúp người phát triển không phải lo lắng về cấu trúc

chương trình vì mô hình đã được dựng sẳn, họ chỉ phải thực hiện các module nghiệp vụ thôi. Ở đây, xin nói tới 2 mô hình sau:

Hai mô hình có một số điểm khác biệt. Sự khác biệt rõ ràng nhất đó là sự khác biệt về thành phần xử lý request. Với mô hình 1 thì trang JSP điều khiển mọi quá trình xử lý request và đồng thời cũng là nơi hiển thị phía client giá trị trã về của server. Hình sau:

Hình 6.3: Kiến trúc mô hình 1

Trong mô hình trên không xuất hiện servlet trong quá trình xử lý. Request của client được gửi trực tiếp tới trang JSP, trang JSP này có thể giao tiếp với các JavaBean hoặc một vài dịch vụ khác, và cuối cùng nó chọn trang JSP tiếp theo cho client. Trang tiếp theo để hiển thị giá trị trã về của server.

Trong mô hình 2, request từ phía client đầu tiên sẽ được chặn lại tại servlet, và bộ phận này người ta gọi là servlet điều khiển.Servlet sẽ thực hiện một số xử lý ban đầu của request và cũng xác định trang hiển thị tiếp theo. Hình sau:

Trong mô hình 2, client không bao giờ gửi trực tiếp request tới một trang JSP. Servlet điều khiển sẽ thực hiện như là bộ phận điều khiển giao thông. Điều này cho phép servlet thực hiện xử lý theo kiểu “front - end” – giống như là kiểm chứng và cho phép. Ta có thể hiểu, servlet như là bộ kiểm tra request sau đó tuỳ theo kết quả mà quyết định bước xử lý tiếp theo của request. Khi quá trình xử lý request tại servlet hoàn thành, servlet sẽ chuyển request trực tiếp tới trang JSP phù hợp. Ví dụ, trong một ứng dụng web đơn giản, trang JSP sẽ hiển thị kết quả của trã về của servlet, kết quả đó là các tham số trong request.

Với mô hình 2 ta thấy sự phân chia các bộ phận trong kiến trúc rõ ràng hơn, đó là ba thành phần: logic nghiệp vụ, phần hiển thị, và bộ phần xử lý request. Sự phân chia này được gọi là mô hình Model – View – Controller (MVC). Các ứng dụng web xây dựng trên mô hình 2 có ưu điểm là rất dễ bảo trì và có thể mở rộng với các ứng dụng phức tạp. Tuy nhiên, đối với các ứng dụng mang tính chuyên nghiệp cao, người ta cần một kiến trúc hổ trợ nhiều hơn.

CHƯƠNG 7. MÔ HÌNH MVC VÀ STRUTS FRAMEWORK

7.1.Mô hình ba lớp MVC (Model – View – Controller )

Theo phần trên ta đã có khái niệm về mô hình MVC. Đó là kỹ thuật được sử dụng rộng rãi trong lập trình chuyên nghiệp, đặc biệt là trong kỹ thuật làm web, tạo cho website có khả năng linh động hơn. Thực tế có rất nhiều lập trình viên phát triển ứng dụng của mình theo mô hình MVC dù đó là bất kỳ ngôn ngữ nào.

Mô hình MVC gồm 3 phần:

Model (M) : là bộ phận thực hiện chức năng nghiệp vụ, nó thay đổi theo từng ứng dụng cụ thể, có thể là truy nhập database hay tính toán

một hàm nghiệp vụ nào đó, như thực hiện hàm kế toán, ngân hàng ….Phần này thường được đặt trên server. Trong mô hình thì bộ phận này thường được thực hiện bằng JAVA, VB, COM, COM+ …

View (V): là tầng presentation trong mô hình, nó chỉ có nhiệm vụ hiển thị dữ liệu, nhận các tác thông tin từ user. Cho nên bộ phận này được đặt trên client, và thường thực hiện bằng HTML, ASP, JSP…

Một phần của tài liệu HỆ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP TÍCH HỢP (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w