Tƣơng tự nhƣ trên, ta cũng giải hệ phƣơng trình với sự thay đổi của đƣờng kính ống dẫn dầu (d=2.10-3, d=3,5.10-3, d=4,8.10-3).
Hình 4.7. Đồ thị áp suất tại xi lanh bánh xe cầu sau khi đường kính ống dẫn dầu (d) thay đổi
Hình 4.8. Đồ thị dịch chuyển piston xi lanh bánh xe cầu sau khi đường kính ống dẫn dầu (d) thay đổi
Hình 4.9. Đồ thị dịch chuyển piston sơ cấp xi lanh chính khi đường kính ống dẫn dầu (d) thay đổi
Nhận xét:
Từ các đồ thị trên ta thấy:
- Nếu đƣờng kính ống dẫn dầu lớn thì thời gian chậm tác dụng của hệ thống nhỏ nhƣng lại gây ra dao động áp suất chất lỏng trong hệ thống, độ quá điều chỉnh (h) cũng tăng lên. Điều này không mong muốn cho hệ thống. Còn nếu đƣờng kính ống quá nhỏ thì độ chậm tác dụng của hệ thống là rất lơn. Vì vậy khi tính toán, thiết kế hệ thống dẫn động phanh thủy lực cho ô tô du lịch nên chọn đƣờng kính ống vào khoảng từ 3,2 ~ 4,2 mm).
4.2. Kết luận
Qua việc khảo sát ảnh hƣởng của các thông số đến chất lƣợng làm việc của hệ thống phanh thủy lực trên ô tô, chúng ta có thể rút ra đƣợc một số kết luận sau:
- Các thông số của hệ thống khi thay đổi đều có sự ảnh hƣởng nhất định tới chất lƣợng làm việc của hệ thống nhƣ áp suất hay thời gian chậm tác dụng.
- Việc lựa chọn các thông số có yếu tố quyết định đến chất lƣợng làm việc của hệ thống, các thông số lựa chọn cho phép ta phát huy đƣợc điểm mạnh của hệ thống phanh thủy lực.
- Thông qua việc khảo sát trên còn cho chúng ta thấy đƣợc sự ảnh hƣởng nhiều hay ít, ảnh hƣởng nhƣ thế nào của từng thông số. Từ đó giúp ta có thể phân tích, đánh giá khả năng làm việc của hệ thống. Ngoài ra dựa vào đây sẽ giúp chúng ta tiến hành tối ƣu hóa hệ thống phanh thủy lực.
KẾT LUẬN 1. Kết luận
Dựa trên cơ sở động lực học các hệ thống dẫn động thủy lực, luận văn đã hoàn thành đƣợc mục tiêu nghiên cứu.
Kết quả của luận văn là mô phỏng, khảo sát và tính toán đƣợc hệ thống dẫn động phanh ô tô bằng thủy lực thông quá máy tính và phần mềm Simulink trong Matlab.
Những kết quả đạt đƣợc cho thấy đây là phƣơng pháp có nhiều ƣu điểm trong lĩnh vực nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và thử nghiệm ô tô ở nƣớc ta trong điều kiện hiện nay.
Phƣơng pháp mô phỏng trong luận văn cho phép chúng ta nghiên cứu một cách có hệ thống các quá trình xẩy ra trong hệ thống dẫn động phanh thủy lực. Từ đó tìm ra những giải pháp kỹ thuật nhằm cải thiện tính năng và tối ƣu hóa các thông số của hệ thống.
Mô hình toán học của hệ thống là hệ phƣơng trình vi phân bậc hai phi tuyến và đƣợc giải nhở phần mềm Simulink trong Matlab.
Các kết quả tính toán trong luận văn đều phù hợp với lý thuyết và thực tế. Điều này khẳng định tính đúng đắn và độ tin cậy của phƣơng pháp.
Việc khảo sát ảnh hƣởng của các thông số độ nhớt chất lỏng, độ cứng quy đổi, đƣờng kính ống dẫn dầu đều làm cho thời gian chậm tác dụng của hệ thống, dao động thủy lực và độ quá điều chỉnh cũng thay đổi theo. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với lý thuyết và thực tế.
Kết quả của luận văn là cơ sở để đánh giá sơ bộ hiệu quả phanh của hệ thống ngay từ trong khâu thiết kế và kịp thời đƣa ra những giải pháp cụ thể nhằm cải thiện chất lƣợng làm việc của hệ thống phanh dẫn động thủy lực.
Tuy nhiên luận văn vẫn còn một số hạn chế sau:
+ Trong quá trình giải toán ta đã bỏ qua ảnh hƣởng của hệ số đàn hồi Ψi(pi). + Coi quá trình hoạt động xẩy ra tại các piston xi lanh chấp hành bánh xe cầu sau là giống nhau.
+ Coi quá trình hoạt động xẩy ra tại các piston xi lanh chấp hành bánh xe cầu trƣớc là giống nhau.
Vì vậy kết quả tính toán là khó đƣợc chính xác tuyệt đối cho nên việc kiểm chứng bằng thực nghiệm là cần thiết.