Chính sách đất đai

Một phần của tài liệu hoàn thiện các biện pháp huy động vốn đầy tư trực tiếp từ nước ngoài (Trang 59)

Có nhiều ý kiến cho rằng vẫn còn phải hạ thấp hơn nữa giá cho thuê đất để tăng thêm tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên,việc xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN nhằm tạo điều kiện thu hút đầu tư , việc thu hút đầu tư lắp đầy mới là mục tiêu cơ bản của phát triển KCN. Vì vậy nhà nước cần cho thuê đất với giá ưu đãi nhất , thậm chí chỉ thu tượng trưng để phát triển hạ tầng KCN và coi đất phát triển KCN là một phạm trù riêng khác hẳn với đất dành cho phát triển đô thị và kinh doanh các bất động sản khác. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút đầu tư lấp đầy khu công nghiệp , thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước trong việc thỏa thuận với các công ty phát triển hạ tầng cho thuê đất với giá cho thuê hợp lý đảm bảo cạnh tranh lành mạnh giữa các KCN trong cả nước , linh hoạt trong phương thức thu với thời gian trả ngắn hơn . Phải coi việc giải phóng mặt bằng để làm KCN thuộc loại đất sử dụng vào mục đích công cộng và lợi ích quốc gia thì mới có chính sách đền bù và thực hiện giải phóng mặt bằng cho KCN.Ban quản lý KCN Tỉnh và các công ty phát triển hạ tầng cần phối hợp chặt chẽ và xin ý kiến chỉ đạo thường xuyên của các cơ quan chính quyền địa phương các cấp trong việc giải quyết đền bù , giải phóng mặt bằng và giải quyết đề nghị của dân .

Việc thu hút dự án trong nước đầu tư vào KCN hiện đang gặp khó khăn do cơ chế chính sách chưa đồng bộ , giá cho thuê lại đất trong KCN còn khá cao so với khả năng tài chính của doanh nghiệp và do tập quán của các doanh nghiệp tư nhân trong nước thường chọn đầu tư từ đất đai gia đình đang sử dụng để thuận tiện đền bù , chuyển nhượng và thừa kế.Do đó , Tỉnh Đồng Nai cần phải cho rà soát lại để giảm giá cho thuê đất trong KCN, nhằm thu hút hơn nữa các nguồn vốn trong lẫn ngoài nước vì các doanh nghiệp trong nước khi đầu tư vào trong các KCN sẽ làm các nhà thầu cung cấp các dịch vụ cho các công ty nước ngoài tại đây.

3.2.6 Xây dựng và phát triển các hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế của các KCN

Một trong những yếu tố quan trọng của môi trường đầu tư là yếu tố cơ sở hạ tầng (CSHT). Nhìn chung trong 5 năm qua, nhiều loại CSHT tại các KCN như Biên Hoà 2, Amata, Loteco đã được cải thiện, nâng cấp khá đáng kể như dịch vụ bưu

Tỉnh Đồng Nai

chính viễn thông, cầu đường, điện nước, các điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, vui chơi, giải trí phục vụ cho người nước ngoài...

Tất nhiên, những loại CSHT này vẫn chưa đáp ứng nhu cầu và còn phải tiếp tục phát triển hơn nữa. Song một số loại cơ sở hạ tầng sau đây vẫn còn tồn tại yếu kém tại một số KCN như Nhơn Trạch 1,2,3; Hố Nai , Sông Mây, cần nhanh chóng khắc phục.

Trong 10 KCN , tổng diện tích đất cho thuê là hơn 1.708,5 ha , cho đến nay tổng số đất đã cho thuê đạt trên 660 ha chiếm 39% , mục tiêu đến năm 2.000 là lấp đầy 50% diện tích cho thuê đất , các biện pháp cần thực hiện:

-Thông tin

Ngày nay chúng ta đều đã ý thức rõ tầm quan trọng của thông tin và nó đã nhanh chóng trở thành hàng hóa đến mức độ các nhà đầu tư nước ngoài đã kêu than là phải chi phí quá đắt để nhận được những thông tin mà lẽ ra ở các nước khác sẵn sàng cung cấp miễn phí.

Vì thế, việc thiết lập một ngân hàng dữ liệu (Data Bank) là một nhu cầu cấp thiết phục vụ cho nhiều đối tượng khác nhau, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài muốn tìm hiểu về Đồng Nai, về các KCN trên địa bàn Tỉnh để đặt vốn đầu tư vào. Việc này đã có rất nhiều cơ quan dự tính thành lập nhưng cho đến nay vẫn chưa ra đời. Do đó Tỉnh cần sớm chủ trì phối hợp các ban ngành khẩn trương tạo lập đơn vị này.

Bên cạnh đó cần tăng cường thông tin, tuyên truyền nhằm thu hút hơn nữa đầu tư vào KCN, tăng cường công tác vận động xúc tiến quan hệ hợp tác đầu tư NN.

-Bưu chính viễn thông, điện nước

Hiện nay, giá cả điện nước , phí dịch vụ viễn thông còn khá cao so với một số nước trong khu vực, Tỉnh cần có chủ trương giảm giá các loại hình dịch vụ này nhằm để thu hút đầu tư , cũng như chú ý tính toán đúng nhu cầu của từng giai đoạn thu hút các nguồn vốn vào các KCN.

Biểu 3.3 : so sánh giá cả một số dịch vụ của Việt Nam và khu vực Giá cả ( USD ) Loại dịch vụ Đơn vị tính

Việt Nam Philippin Thai Lan

Điện Kwh 0,08 0,06 0,01

Nước M3 0,4 0,11 0,15

Điện thoại gọi đi Nhật Phút đầu 3,8 1,32 0,7

Xăng , dầu Lít 0,226 0,163 0,17

Thuê nhà M2/năm 30-50 10-30 11-15

Nguồn : Fujitsu - Việt Nam -1998

-Đường sá, kết cấu hạ tầng bên trong và ngoài KCN

Đường sá, kết cấu hạ tầng bên ngoài KCN cũng là vấn đề quan trọng trong thu hút đầu tư , do vậy Tỉnh cần phải: đầu tư các hạng mục ngoài hàng rào KCN

Chương III :Một số giải pháp thu hút vốn FDI vào các khu công nghiệp trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai

như nhà ở cho công nhân, đầu tư nâng cấp , cải tạo các tuyến đường nằm ngoài các KCN, các dịch vụ y tế , vấn đề sinh hoạt văn hoá… nhằm tạo thuận lợi cho giao thông vào các KCN cũng như sẽ tạo lực hấp dẫn các nhà đầu tư và tạo điều kiện giải quyết có hiệu quả các vấn đề văn hoá xã hội .

Việc Chính phủ ban hành nghị định 53/1999/NĐCP ngày 26/03/1999 quy định một số biện pháp khuyến khích đầu tư đã giải quyết nhiều kiến nghị của nhà đầu tư nhưng Đồng Nai là một trong những vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nên Tỉnh cần phải kiến nghị Trung ương quan tâm xúc tiến đầu tư sớm đường cao tốc nối từ TP.HCM qua Long Thành đến Bà Rịa- Vũng Tàu . Công trình này sẽ tác động tích cực đến việc hình thành Thành phố mới Nhơn Trạch và việc đẩy mạnh phát triển các KCN tại huyện Nhơn Trạch và Huyện Long Thành , cũng như đối với việc phát triển một số KCN trên địa bàn Tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu.

Việc thu lệ phí giao thông trên quốc lộ 51 tuy chỉ mới bắt đầu từ ngày 01/03/1999 , gần đây phí được giảm khoảng 30% nhưng vẫn còn nhiều phản ánh từ các doanh nghiệp đầu tư tại Long Thành và Nhơn Trạch . Các doanh nghiệp cho rằng : nhà máy của họ nằm trên địa bàn trên , việc xe đi lại là nhu cầu thường xuyên, mức thu lệ phí như hiện nay là quá cao và làm tăng thêm khó khăn cho doanh nghiệp , thậm chí có có doanh nghiệp dự kiến sẽ ngưng cả cả việc tổ chức xe đưa rước công nhân. Do đó kiến nghị Trung ương cần có biện pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp này.

-Xử lý chất thải

Việc xử lý các loại chất thải phải được thực hiện nghiêm túc tuân thủ đúng theo tiêu chuẩn của nhà nước Việt Nam về bảo vệ môi trường.

Chất thải rắn không độc hại được đưa thu gom và xử lý như rác sinh hoạt, chất thải rắn độc hại phải tập trung để xử lý theo quy định nghiêm ngặt

Cần lập dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn chung cho toàn tỉnh Nước thải của từng doanh nghiệp được xử lý nội bộ đạt tiêu chuẩn quy định trước khi thải ra môi trường hoặc đưa vào hệ thống xử lý tập trung của KCN

Ban quản lý các KCN Đồng Nai cần liên tục phối hợp với các ngành chức năng tiến hành kiểm tra môi trường trong KCN, nhằm giúp các doanh nghiệp xử lý môi trường ngày càng tốt hơn .

Đề nghị Bộ khoa học và công nghệ môi trường sớm ban hành quy chế quản lý môi trường trong KCN.

3.3 CÁC BIỆN PHÁP HỖ TRỢ NHẰM THU HÚT NGUỒN VỐN FDI 3.3.1. Cải cách thể chế hành chính

-Thực hiện nâng cao năng lực đối tác của hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước

Ngoài những giải pháp chung mà Nhà nước hiện nay đã triển khai đối với bộ máy cơ quan quản lý Nhà nước như: chống tham nhũng, cải cách hành chánh, tiêu chuẩn hóa viên chức Nhà nước, bên cạnh đó chúng ta cần phải:

Tỉnh Đồng Nai

Thứ nhất: nhanh chóng cải cách thể chế hành chính Nhà nước

Sở dĩ cần nhanh chóng cải cách thể chế hành chính Nhà nước vì hiện nay bộ máy này đang vận hành theo một phương thức lạc hậu, mang nặng tính thủ công và du kích. Nếu chậm thực hiện tiến hành việc cải cách bộ máy quản lý Nhà nước thì bộ máy này sẽ khó“tải hết khối lượng công việc khổng lồ phát sinh từ nỗ lực thu hút FDI tăng gấp hai, ba lần so với nhịp độ vừa qua.

Nội dung công cuộc cải cách bộ máy quản lý Nhà nước cần tiến hành đồng thời cả trên 3 khía cạnh:

Trang bị mới công cụ và phương tiện hoạt động; Đào tạo, huấn luyện và phát triển đội ngũ công chức; Đổi mới phương thức hoạt động và phương thức quản lý.

Một phương thức quản lý nổi cộm hiện nay là thẩm quyền xét duyệt cấp giấy phép đầu tư. Vấn đề then chốt nằm ở chỗ phân cấp, phân quyền cấp giấy phép hay nằm ở chỗ đưa ra một hệ thống chuẩn mực chi tiết cho việc xét cấp giấy phép đầu tư? Nếu đã có một hệ thống chuẩn mực rõ ràng, cụ thể thì sẽ không còn cần thiết phải tập trung tất cả hồ sơ dự án đầu tư về cơ quan TW để thẩm định và cấp giấy phép. Nếu tất cả các ngành có liên quan cùng để xuất những chuẩn mực làm căn cứ thẩm định và được nghiên cứu, đối chiếu, tập hợp lại thành một hệ thống chuẩn mực chung, có sự nhất trí giữa các ngành với các địa phương, được công khai hóa rộng rãi thì sẽ mang lại nhiều thuận lợi hơn:

Các chủ đầu tư sẽ đàm phán, ký kết hợp đồng, chuẩn bị hồ sơ dự án hoàn chỉnh hơn. Họ có thể dựa trên hệ thống chuẩn mực đó để tự thẩm định trước khi trình các cơ quan xét thẩm định. Họ cũng không cần thiết phải “ vận động” hay hối lộ cho các viên chức Nhà nước, nếu hồ sơ của họ thỏa mãn các chuẩn mực đã được công bố.

Về phía cơ quan quản lý Nhà nước, dù cấp nào cũng có đầy đủ căn cứ để thẩm định xét cấp giấy phép, hạn chế tình trạng thẩm định theo cảm tính - hạn chế sự trao đổi, tranh luận nhiều lần giữa các cơ quan gây kéo dài thời gian thẩm định - và nhất là không thể cố tình gây ra những khó khăn để đòi tiền hối lộ.

Những tiêu chuẩn quan trọng như ngành kinh doanh có phù hợp theo qui hoạch không? - Sử dụng kỹ thuật công nghệ gì? - Tác động đến môi trường ra sao?- sử dụng đất và thiết kế, xây dựng như thế nào?... rất cần được nghiên cứu cẩn thận trước khi đưa vào hệ thống chuẩn mực chung.

Vấn đề quan trọng còn lại là việc kiểm tra, giám sát công tác thẩm định, cấp giấy phép đầu tư có đúng theo hệ thống chuẩn mực không? Nếu việc kiểm tra này không được tổ chức tốt thì việc phân cấp - phân quyền sẽ dẫn đến tình trạng “ rào” và ngược lại dù có tập trung cao độ thẩm quyền cấp giấy phép về cơ quan TW cũng chưa thể bảo đảm đúng theo chính sách Nhà nước.

Thứ hai:tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành trong việc quản lý Nhà nước đối với việc thu hút , quản lý FDI

Chương III :Một số giải pháp thu hút vốn FDI vào các khu công nghiệp trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai

Phối hợp giữa các ngành dọc từ Sở Ban Ngành Tỉnh lên TW xuống Huyện và các địa phương khác để hoàn thành qui hoạch ngành kinh tế - kỹ thuật trên địa bàn Tỉnh.

Cần phối hợp tốt như thế nào để nhà đầu tư nước ngoài đến đâu cũng đều nghe một tiếng nói chung của VN.

Đã đến lúc Tỉnh Đồng Nai phải lập chương trình phân công, hợp tác liên kết chặt chẽ với các địa phương khác trên cơ sở qui hoạch thống nhất ngành trên từng lãnh thổ để phát huy thế mạnh của từng vùng, tránh gặp đâu làm đó, dễ bị triệt tiêu lẫn nhau vì thiếu nguồn nguyên liệu khi công nghiệp các tỉnh, Thành phố khác đang phát triển với tốc độ nóng. Nếu không có phối hợp qui hoạch tổng thể ngành và qui hoạch phát triển, đặc biệt là phát triển đầu tư với nước ngoài trên từng vùng lãnh thổ thì dễ xảy ra tình trạng khi vùng này không cho nguyên liệu ra khỏi tỉnh để bảo đảm nguồn nguyên liệu cho công nghiệp địa phương, thì sẽ có một số DN ở vùng khác (nhất là ở TP.HCM) sẽ rơi vào cảnh sản xuất đình đón vì thiếu nguyên liệu. Khi có qui hoạch cụ thể phát triển kinh tế nói chung, phát triển đầu tư nói riêng trên từng vùng lãnh thổ, UBND Tỉnh sẽ chỉ đạo qui hoạch ngành nghề cụ thể hơn trên các địa điểm qui hoạch, nói rõ giá thuê đất, thời hạn thuê đất theo qui mô và ngành nghề để thực hiện đầu tư theo phương thức một cửa, tạo mọi dễ dàng cho người đầu tư nước ngoài. Trên cơ sở qui hoạch lãnh thổ theo ngành này, địa phương mới xây dựng được các danh mục đầu tư ổn định để kêu gọi và vận động đầu tư nước ngoài theo phương thức đầu tư một cửa.

Phối hợp giữa các cơ quan chức năng của Tỉnh và TW trong viêc xét, cấp giấy phép và quản lý sau giấy phép đối với các dự án có vốn đầu tư trực tiếp.Sự phối hợp này cần chặt chẽ trong định chế chuyên quản và ở chế độ báo cáo thống kê, cung cấp thông tin cho các cơ quan quản lý Nhà nước. Điều này vừa giúp cho việc quản lý Nhà nước nắm tương đối toàn diện vừa tránh hiện tượng có quá nhiều đoàn kiểm tra, giám sát “viếng thăm XN” gây phiền hà, sách nhiễu DN.

-Cần sớm cải cách thủ tục hành chính theo hướng hợp lý và khoa học

Nhìn chung, thủ tục hành chánh để cho nguồn Vốn FDI vào Đồng Nai và cả các nguồn vốn khác như ODA, FDI và tín dụng thương mại... vẫn còn lắm quan liêu, gây nhiễu nhương phiền hà đối với cả 2 đối tác trong Tỉnh và nước ngoài, làm nản lòng các nhà đầu tư. Nguyên nhân chính vẫn ở chỗ thiếu cán bộ đủ tài - đức, đủ bản lĩnh để đảm đương công tác quản lý hợp tác đầu tư với nước ngoài.

Đã có rất nhiều trường hợp các tổ chức quốc tế, các tổ chức xã hội có nhiệt tình tài trợ cho Tỉnh - chứ không phải đầu tư kinh doanh kiếm lời - nhưng vẫn bị các thủ tục hành chánh quá nặng nề làm nguội lạnh nhiệt tình của họ.

VN còn đang thiếu nhiều luật và rồi đây sẽ ngày càng bổ sung hoàn thiện. Điều đó sẽ dẫn đến có thêm nhiều ràng buộc yêu cầu các nhà đầu tư cần tuân thủ, các thủ tục hành chính phức tạp hơn. Vì thế, công việc cải cách thủ tục hành chánh không thể đi theo hướng đơn giản hoá thủ tục, mà điều cần thiết là việc đặt ra các thủ tục đó phải hợp lyù - tức là sự hình thành các thủ tục đó phải có lý do chính đáng, đúng luật. Đồng thời, việc triển khai thực hiện các thủ tục đó phải theo một

Tỉnh Đồng Nai

qui trình khoa học để vừa phục vụ cho việc quản lý chặt chẽ, vừa tạo cho công việc được tiến hành trôi chảy, thuận lợi, rõ ràng.

Một phần của tài liệu hoàn thiện các biện pháp huy động vốn đầy tư trực tiếp từ nước ngoài (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)