bàn Đồng Nai
Để quy hoạch đầu tư từ 3 nguồn vốn: FDI, vốn tư nhân trong Tỉnh và vốn thuộc Ngân sách Nhà nước Tỉnh, xin kiến nghị sau khi có quy hoạch ngành kinh tế - kỹ thuật,Tỉnh cần chỉ đạo tiếp việc điều tra cơ bản về năng lực sản xuất hiện có trong từng ngành, trên một số mặt hàng chủ yếu, cụ thể để có cơ sở cho việc nghiên cứu hoạch định đầu tư, việc xét cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp....Từ đó hình thành những danh mục sản phẩm kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước đến Tỉnh như sau:
- Danh mục sản phẩm cho phép vốn nước ngoài đầu tư 100%
- Danh mục sản phẩm kêu gọi vốn hỗn hợp trong và ngoài nước. Trong đó, gồm 2 danh mục: danh mục mời gọi không hạn chế và danh mục mời gọi có hạn chế không quá 50%.
- Danh mục sản phẩm đầu tư bằng vốn trong nước 100%. Trong đó, cũng cần chi tiết 3 danh mục: danh mục vốn hỗn hợp tư nhân với Nhà nước, danh mục dành riêng cho vốn Nhà Nước , danh mục dành riêng cho vốn tư nhân trên địa bàn Tỉnh.
Trong các danh mục nêu trên, danh mục sử dụng vốn hỗn hợp sẽ chiếm chủ yếu. Vì đây sẽ là một hình thức phổ biến trong thời gian tới để thực hiện chính sách đa dạng hóa sở hữu, thực hiện đối sách thu hút đa dạng hóa các nguồn vốn.
Trên cơ sở quy hoạch tổng thể các ngành kinh tế - kỹ thuật và các danh mục đầu tưnói trên,kiến nghị Tỉnh sớm chỉ đạo xây dựng các dự án “ chào hàng “ cụ theå để mời gọi các hình thức FDI . Phần nghiên cứu khả thi về tài chính của từng dự án phải luận chứng cụ thể sự cần thiết, ưu nhược điểm của cơ cấu tài trợ bằng các hình thức FDI phối hợp trong mỗi dự án.
Những lãnh vực cần được tài trợ chủ yếu bằng các hình thức FDI là:
- Xây dựng các loại cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội. Nhất là các loại CSHT trong các khu công nghiệp tập trung hiện nay trên địa bàn Tỉnh, xử lý ô nhiễm môi trường, nghiên cứu khoa học - kỹ thuật ứng dụng, đào tạo chuyên gia, chuyên viên kỹ thuật, công nhân chuyên ngành bậc cao...
Chương III :Một số giải pháp thu hút vốn FDI vào các khu công nghiệp trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai
- Sản xuất hàng hóa xuất khẩu với nguyên nhiên liệu trong nước mà Tỉnh chưa có thị trường quốc tế , sản xuất hàng tư liệu sản xuất thay thế nhập khẩu mà Tỉnh chưa có khả năng làm.
- Tập trung đầu tư vào các ngành công nghiệp kỹ thuật cao : công nghệ sinh học, tin học, vật liệu mới, công nghiệp điện tử ...
- Đầu tư đầu mới thiết bị, công nghệ trong các ngành công nghiệp tiêu dùng (dệt, may, da, nhựa gia dụng, giấy các loại ...; công nghiệp chế biến thủy, hải, nông sản để giảm đến mức tối đa xuất hàng thô và tạo công ăn việc làm.
- Đầu tư vào các ngành dịch vụ phục vụ sản xuất : bưu điện, viễn thông, tài chính-ngân hàng, bảo hiểm...
3.2.4 Cần đa dạng hóa các loại hình DN FDI ở các KCN
Luật ĐTNN hiện nay chế định DN FDI chỉ theo 1 loại hình duy nhất là Cty TNHH, Luật nên sớm cho phép các Cty liên doanh, Cty 100% vốn nước ngoài được chuyển thành dạng Cty Cổ phần, đồng thời cũng nên điều chỉnh cho phép các DN có vốn nước ngoài được thành lập dưới nhiều dạng: Cty trách nhiệm vô hạn (Partnership), Cty TNHH, Cty Cổ phần . Trong các Cty này :
- Cần quy định hạn chế người nước ngoài chỉ được sở hữu một tỷ lệ nhất định để không có tác dụng khống chế, chi phối toàn bộ hoạt động DN. Ở các nước, bên chủ nhà luôn luôn phải giữ 51% số vốn cổ phần.
-Cần có quy định chính sách chuyển nhượng vốn dần dần cho phía chủ nhà. Thí dụ ở Indonesia, không quy định tỷ lệ góp vốn phía nước ngoài, nhưng quy định DN 100% vốn nước ngoài, sau 15 năm phải chuyển nhượng dần cho phía Indonesia. -Cần ban hành các quy chế chuyển đổi và quản lý các doanh nghiệp nằm ngoài KCN chuyển thành doanh nghiệp KCN cũng như các quy chế chuyển đổi cho phép hợp thức hóa các dự án vốn do nước ngoài đầu tư , nhưng về mặt pháp lý lại do các doanh nghiệp trong nước đứng tên.
- Cần phải khuyến khích huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào các KCN . Tìm kiếm đối tác nước ngoài có năng lực tài chính lớn , cho phép các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước thầu lại phần diện tích chưa cho thuê để cho thuê lại lần 2 nhằm lắp đầy diện tích đất công nghiệp trong các KCN.
Bên cạnh đó , cần gấp rút đưa ra các biện pháp xử lý trong việc chuyển đổi hình thức đầu tư từ liên doanh thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài vì đây là vấn đề đang trở thành mối quan tâm của nhiều doanh nghiệp do các đối tác Việt Nam không có đủ năng lực tài chính để theo đuổi dự án.
3.2.5 Cải thiện môi trường đầu tư thúc đẩy thu hút FDI vào các KCN Đồng Nai 3.2.5.1 Hoàn thiện khung pháp lý
Môi trường pháp lý là một nội dung quan trọng nhất trong môi trường đầu tư nói chung. Mục tiêu cần đạt đến là phải không ngừng hoàn thiện khung pháp lý trên cả 3 mặt sau đây nhằm bảo đảm cho các nhà đầu tư nước ngoài - cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp - đều an tâm đặt vốn vào Tỉnh, vào các KCN Đồng Nai,
Tỉnh Đồng Nai
tiến tới đưa quy định về đặc khu kinh tế vào dự thảo và cần sớm ban hành luật khu công nghiệp .
- Cần xây dựng các nội dung luật thống nhất, đồng bộ
Tình trạng thiếu luật cần khẩn trương bổ sung, nhưng tình trạng chồng chéo mâu thuẫn nhau hoặc mập mờ khó hiểu, diễn giải như thế nào cũng được khiến cho nhiều nhà đầu tư nước ngoài dè dặt, cảm thấy khó làm ăn tại VN. Đạo luật bị kêu nhiều nhất về tình trạng này là Luật thuế, Luật đất đai...
Ngay Luật đầu tư nước ngoài tuy đã có 3 lần sửa đổi bổ sung vẫn chưa hoàn chỉnh. Luật này tuy chế định các hoạt động đầu tư nước ngoài tại VN nhưng vẫn mới chỉ tập trung vào đầu tư trực tiếp của vốn FDI, chưa chế định các hình thức Vốn nước ngoài đầu tư gián tiếp.
Một tình trạng khác cũng cần sớm khắc phục. Đó là tình trạng ban hành quá nhiều văn bản hướng dẫn Luật, văn bản sau chỉ điều chỉnh một phần văn bản trước, văn bản nào cũng còn hiệu lực nhưng không trọn vẹn. Điều này khiến cho những người có liên quan - cả nhà đầu tư nước ngoài và các đối tác trong nước - đều cảm thấy luật pháp VN quá phức tạp, khó tham chiếu chính xác, nhanh chóng. Danh mục các văn bản có liên quan đến thu hút vốn FDI mà Sở Kế hoạch và đầu tư Tỉnh liệt kê cũng có thể cho thấy rõ tình trạng “lạm phát” văn bản, thiếu hệ thống hóa tinh gọn.
Philipines cho thấy một bài học cần rút kinh nghiệm là chính phủ đã ban hành quá nhiều bộ luật liên quan đến đầu tư nước ngoài khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài ngán ngại đầu tư vào Philipines hơn các nước khác.
Những tồn tại nêu trên cũng còn là nguyên nhân dẫn đến tình trạng các đối tác VN không nắm vững luật pháp của ngay nước mình, một trong những mặt yếu kém năng lực đối tác với nước ngoài.
- Cần thực thi luật nghiêm chỉnh
Việc thi hành pháp luật, chính sách có nơi, có lúc còn tùy tiện, dẫn đến một mặt làm cho tính hấp dẫn của Luật Đầu tư nước ngoài bị suy giảm, hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhiều DN bị ảnh hưởng, mặt khác lại tạo kẽ hở cho những cơ sở và cá nhân có động cơ không nghiêm túc lợi dụng để kinh doanh trái pháp luật, thu lợi cá nhân. Một số DN trong KCN có biểu hiện trốn, tránh, dây dưa việc thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, đặc biệt là nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân, thuế xuất nhập khẩu và thuế lợi thu nhập doanh nghiệp, chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.
Các văn bản qui định chính sách, thủ tục mới đối với các DN có vốn đầu tư nước ngoài tương đối nhiều, nhất là phần lao động, tiền lương. Nhưng người thực hiện là các DN đối tác bên trong và bên ngoài chưa được tổ chức phổ biến quán triệt một cách đầy đủ, nên việc hiểu và vận dụng rất hạn chế.
Đây chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng lộn xộn trong kinh doanh, tranh chấp về lao động, đình công, lãn công trong thời gian vừa qua tại một số KCN trên địa bàn Tỉnh và tình trạng chủ DN không thực hiện đúng các qui định của Bộ Luật Lao động có xu hướng gia tăng, đặc biệt là các vi
Chương III :Một số giải pháp thu hút vốn FDI vào các khu công nghiệp trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai
phạm về ký kết hợp đồng lao động, tiền lương, giờ lao động, tuyển dụng và sa thải ở các DN có vốn đầu tư nước ngoài trong các KCN trên địa bàn Tỉnh..
- Cần thưởng - phạt , chế tài thực thi luật sao cho có ý nghĩa
Đây là một nhược điểm chung của môi trường luật pháp VN, không riêng đối với lĩnh vực đầu tư nước ngoài. Tình trạng chế tài vi phạm luật quá nhẹ nhàng đã khiến cho những người có trách nhiệm thực thi luật đã xem thường pháp luật VN. Từ đó dẫn đến tệ trạng vi phạm luật lại càng phổ biến.
3.2.5.2- Điều chỉnh các chính sách
Qua hơn 10 năm đổi mới, cải cách kinh tế đã có rất nhiều cơ chế chính sách được thay đổi. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế thế giới ngày nay đang có một cuộc cạnh tranh thu hút vốn đầu tư quốc tế ngày càng gay gắt giữa các nước đang phát triển thì việc điều chỉnh các chính sách cần phải được làm thường xuyên nhằm ngày càng tạo điều kiện thuận lợi cho mọi nguồn FDI vào Tỉnh Đồng Nai nói riêng và vào Việt Nam nói chung dưới mọi hình thức hợp pháp và trong trật tự có sự kiểm soát quản lý của Nhà nước.
Những chính sách quan trọng có liên quan đến việc thu hút FDI có thể bao trùm rất nhiều lĩnh vực: tài chính - tiền tệ - ngoại hối - đất đai - lao động - chuyển giao công nghệ. Điều quan trọng trong việc điều chỉnh các chính sách này không phải là tạo ra những ưu đãi hơn so với các hoạt động đầu tư sử dụng vốn trong nước mà chính là những đặc điểm có tính cạnh tranh, hấp dẫn hơn so với các nước trong khu vực đang có cùng mục tiêu thu hút FDI . Mặt khác cũng cần sớm khắc phục tình trạng tự cạnh tranh nội bộ giữa các địa phương bằng những cơ chế chính sách “mềm”, phá vỡ khung chính sách chung của Nhà nước qui định.
3.2.5.2.1 Chính sách tài chính - tiền tệ
-Chính sách tiền tệ
Kinh nghiệm của các nước Nam Mỹ và một số nước trong vùng Đông Nam Á trong thời gian qua đã cho thấy “hội chứng vay nợ nước ngoài quá mức” và sự thất bại của thị trường trong việc điều chỉnh vốn đầu tư quốc tế. Một chính sách nôn nóng “tự do hóa” trong điều kiện kinh tế vĩ mô chưa ổn định đã đẩy nhiều nước đi đến chỗ khủng hoảng tài chính và lạm phát phi mã. Nền kinh tế của các nước Nam Mỹ đã không có đủ khả năng kiểm soát bên trong nội bộ nền kinh tế trước khi tiếp nhận dòng chảy ồ ạt của vốn nước ngoài đổ vào đã khiến hàng loạt ngân hàng bị đe doạ đổ vỡ vì nợ nần nước ngoài quá mức.
Yêu cầu đầu tiên và rõ ràng nhất là phải đạt được sự cân đối ngân sách Nhà nước. Việc kiểm soát chặt chẽ các khoản chi của Nhà nước để tránh thâm hụt ngân sách phải là điều kiện tiền đề tự do hóa tài chính.
Bước thứ hai trong tiến trình tự do hóa là việc mở cửa thị trường vốn trong nước sao cho người có vốn tiết kiệm nhận được lãi suất thực dương. Mục tiêu của bước này nhằm tiến tới khả năng vay và cho vay không hạn chế giữa các DN và công chúng có vốn tiết kiệm. Chính sách không hạn chế này chỉ thành công khi tình hình giá cả ổn định và thâm hụt ngân sách Nhà nước được loại trừ.
Tỉnh Đồng Nai
Bước kế tiếp là tự do hóa hối đoái. Trong cán cân thanh toán quốc tế, tốt nhất là nên tự do hóa giao dịch thanh toán trên tài khoản vãng lai một cách nhanh chóng hơn so với dòng vốn quốc tế chảy vào.
Chỉ khi hoạt động tín dụng trong nước diễn ra tự do theo lãi suất thị trường được cân bằng và tỷ lệ lạm phát được kềm chế đến mức không cần thiết phá giá đồng nội tệ theo tỷ giá hối đoái thì khi đó mới đủ điều kiện cho phép mua bán chứng khoán để huy động vốn một cách tự do trên thị trường vốn quốc tế.
Việc chuyển đổi ngoại tệ trên tài khoản vốn của cán cân thanh toán thường là bước đi cuối cùng trong tiến trình tự do hóa kinh tế. Việc nôn nóng xóa bỏ kiểm soát đối với dòng vốn nước ngoài đổ vào có thể dẫn đến sự hao hụt vốn hoặc làm tăng nợ quốc tế.
Tóm lại, những chính sách tài chính tiền tệ nếu không tạo cho môi trường kinh tế vĩ mô ổn định thì sự hiện diện của đồng vốn nước ngoài quá nhiều lại trở thành một tác nhân hoành hành nền kinh tế. Đến một lúc nào đó, những loại vốn nào dễ vào thì cũng sẽ dễ nhanh chóng rút ra khỏi nước ta để lại những cuộc khủng hoảng tài chính nặng nề.
-Về chính sách thuế
* Chính sách thuế cần hòa nhập với thông lệ quốc tế
Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã đóng góp đáng kể vào số thu ngân sách của Tỉnh trong thời gian vừa qua , mức tăng bình quân hàng năm trong gian đoạn 1993-1998 là hơn 125% .Đã có nhiều doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế chuyển lợi nhuận về nước .Đó là một tín hiệu lành mạnh của hoạt động đầu tư . Tuy nhiên do điều kiện nước ta hiện nay , nhất là các doanh nghiệp tư nhân ít sử dụng đầy đủ chứng từ theo quy định nên các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cũng gặp nhiều khó khăn trong công tác kế toán . Thuế thu nhập cá nhân vẫn còn thất thu do thu nhập ngoài Việt Nam của người nước ngoài đa số không kê khai đầy đủ .Do đó , trong thời gian tới vấn đề sửa đổi và bổ sung hệ thống thuế Việt Nam cần phải tham chiếu các chính sách thuế của các nước trong khu vực cũng như các nước phát triển trên thế giới , nhằm làm cho hệ thống thuế Việt Nam ngày càng hoàn thiện và phù hợp với các thông lệ của các nước .
* Sửa đổi, bổ sung chính sách thuế
Bên cạnh những tác động tích cực của những qui định ưu đãi về thuế đối vơí đầu tư nước ngoài tại VN trong thời gian qua, đến nay trước yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới, những qui định ưu đãi về thuế trong Luật đầu tư nước ngoài tại VN đã và đang bộc lộ rõ những bất hợp lý cần sớm điều chỉnh. Đồng thời để phù hợp với hướng phát triển kinh tế trong thời kỳ tới, và ăn khớp với nội dung cải cách bước hai hệ thống chính sách thuế của VN, dưới đây xin kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số qui định về thuế trong Luật đầu tư nước ngoài tại VN.
**Việc miễn thuế nhập khẩu
Hiện nay việc miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc thiết bị , phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền sản xuất , vật tư xây dựng mà trong