* Nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân thành công của việc xây dựng các KCN trong thời gian vừa qua là Do Đảng và Chính Phủ Việt Nam kiên trì thực hiện chính sách mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài .Luật đầu tư nước ngòai và hệ thống pháp luật đầu tư tuy chưa hòan thiện , còn tiếp tục điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với thực tế đất nước và bối cảnh cạnh tranh quốc tế , nhưng được các nhà đầu tư đánh giá là khá thông thoáng và có sức hấp dẫn nhất định .
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong đó có Đồng Nai , là nơi có cơ sở hạ tầng khá , mạng lưới dịch vụ đa dạng và năng động , nguồn cung ứng lao động dồi dào ... đây là những thuận lợi so với các địa phương khác trên lãnh thổ nước Việt Nam .
Chính phủ mạnh dạn thực hiện cơ chế phân cấp và ủy quyền trong quản lý Nhà nước về đầu tư , tích cực cải tiến thủ tục hành chính Nhà nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư .
Nguyên nhân chủ quan
Đảng , Chính quyền , đoàn thể và nhân dân địa phương đồng tâm nhất trí tìm các biện pháp hợp lý nhất để thu hút vốn FDI trong khuôn khổ quy định của pháp luật .Trong quá trình thực hiện , nếu gặp khó khăn trở ngại , cùng cộng đồng trách nhiệm tìm biện pháp giải quyết .
Tỉnh đã vận dụng sáng tạo chủ trương thu hút vốn FDI nhằm khai thác cao nhất các lợi thế của địa phương chẳng hạn :
Ngay từ những năm 1988 , Đồng Nai đã quan tâm đến công tác quy hoạch , đặc biệt là việc quy hoạch các khu công nghiệp , nhằm đáp ứng cho nhu cầu bố trí dự án đầu tư . Trong lúc cơ chế chính sách KCN chưa có , Đồng Nai đã quy hoạch và thu hút được dự án tập trung vào KCN là một sự nhạy bén trước thời cơ phát triển.
♦ Linh hoạt trong việc cho phép công ty phát triển cơ sở hạ tầng đàm phán thỏa thuận với nhà đầu tư ứng trước phí sử dụng hạ tầng , đã tạo được nguồn vốn rất quan trọng để xây dựng cơ sơ û hạ tầng ban đầu (đường giao thông , mương thoát nước trong KCN).
♦ Chú trọng công tác xúc tiến vận động đầu tư ( in ấn tài liệu giới thiệu Đồng Nai , duy trì quan hệ với các cơ quan , tổ chức , cá nhân trong nước và nước ngoài ) để tìm khách đầu tư.
♦ Thường xuyên tiếp xúc , gặp gỡ các nhà đầu tư , tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư đóng góp ý kiến , làm cầu nối giữa các doanh nghiệp và các Bộ ngành Trung ương , kịp thời giải quyết những vướng mắc phát sinh , đồng thời qua đó các cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương cải tiến dần lề lối làm việc .
Chương II :Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào các khu công nghiệp trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai
Tích cực tác động và huy động các nguồn vốn trong xã hội , để đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho các dự án đầu tư.
Trong công tác quản lý nhà nước , các cơ quan ban ngành trong Tỉnh đã có sự phối hợp chặt chẽ theo quy chế quản lý một cửa .
Công tác tổ chức đào tạo nghề , hướng nghiệp cho người lao động được Tỉnh rất chú trọng .Các trung tâm xúc tiến việc làm trước khi giới thiệu người lao động để doanh nghiệp phỏng vấn tuyển dụng phải bồi dưỡng cho người lao động biết được các quy định của Bộ luật lao động . Lao động ngoài Tỉnh được tạo điều kiện thuận lợi làm việc nếu nguồn lao động trong Tỉnh không thỏa mãn nhu cầu của doanh nghiệp . Riêng đối với đội ngũ cán bộ quản lý các cấp , tuy có hạn chế về trình độ giao tiếp ngoại ngữ , nhưng thường xuyên được đào tạo bồi dưỡng , khá về chuyên môn và có trách nhiệm đối với công việc .
2.4.2 Những ưu điểm trong việc huy động vốn FDI
FDI đã bổ sung nguồn vốn và công nghệ rất quan trọng để phát triển
Khu Công nghiệp Biên Hòa I trước đây là niềm tự hào của công nghiệp Đồng Nai, nhưng trong khoảng thời gian từ 1991-1997 sự phát triển mạnh mẽ vốn FDI đã giúp Đồng Nai phát triển nhiều khu công nghiệp mới có tầm mức đã vượt qua KCN Biên Hòa I
Kinh phí Nhà nước đầu tư xây dựng cơ bản cho địa phương hàng năm không quá 100 tỷ đồng Việt Nam , dù Tỉnh đã bổ sung nhiều nguồn vốn khác huy động được trong xã hội , song chưa thỏa mãn được nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển . Do vậy mức vốn thực hiện của FDI đã thực hiện tại Tỉnh Đồng Nai trong thời gian hơn 10 năm qua là rất lớn và có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế . Nhiều loại công nghệ và khoa học kỹ thuật của thế giới đã được tiếp cận , từng bước rút ngắn khoảng cách giữa Việt Nam và các nước trong khu vực .
FDI đã thúc đẩy công nghiệp Đồng Nai phát triển
Với việc góp phần quan trọng vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực : công nghiệp – dịch vụ – nông nghiệp . Với sự tăng trưởng nhanh về quy mô và tốc độ phát triển , công nghiệp đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng giá trị sản lượng ngành công nghiệp của Tỉnh : từ 21,2% năm 1995 tăng lên 47,7% năm 1996, 53% vào năm 1997 , năm 1998 là 52,2%.
So với kinh tế toàn Tỉnh , tỷ trọng khu vực kinh tế đầu tư nước ngòai từ không có gì đã chiếm 13% (1995 ), 18% ( 1996) , 20% ( 1997 )....
Đầu tư nước ngoài góp phần làm tăng tốc độ phát triển kinh tế Đồng Nai từ 2,7% ( giai đọan 1986-1990) lên 13% ( giai đọan 1991-1995) .Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đọan 1996-2000 dự tính khoảng 15% là tốc độ phát triển cao trong khu vực .
FDI đã thúc đẩy mạnh mẽ việc quy hoạch và đầu tư cơ sở hạ tầng
Sự hình thành các dự án đầu tư , đặt ra tình thế cấp bách phải đầu tư cơ sở hạ tầng tương ứng . Nhu cầu sử dụng điện tăng 176 MW ( tăng 10 lần ) , nước tăng 32.000 m3 / ngày đêm , giao thông tăng thêm 45 km đường , nhiều khu dân cư mới hình
nghiệp trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai
thành ....Đầu tư cơ sở hạ tầng khu vực kinh tế và khu vực xã hội đều có tốc độ tăng nhanh , huy động thêm được nhiều nguồn vốn đầu tư khác như tư nhân , ODA... khai thác có hiệu qủa những tiềm năng đa dạng của địa phương .
FDI đã làm tăng nhanh sản phẩm xuất khẩu, tiếp cận với thị trường quốc tế
Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI tăng lên rất nhanh .Năm 1995 đạt 55 triệu USD , năm 1996 đạt 180 triệu USD, năm 1997 là 663 triệu USD , năm 1998 là 705 triệu USD ... Điều đó chứng tỏ kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh chủ yếu từ các doanh nghiệp FDI , cơ cấu sản phẩm xuất khẩu chuyển từ nông sản và bán thành phẩm sang các sản phẩm công nghiệp và tinh chế . Thị trường xuất khẩu được mở rộng đến các thị trường truyền thống của công ty mẹ . Có thể nói rằng , nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào thị trường Việt Nam đã mang vào một phần thị trường quốc tế truyền thống của mình.
FDI đã thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế trong nước
Trong điều kiện cơ chế kinh doanh bao cấp trước đây ,các doanh nghiệp trong nước ít quan tâm đến đổi mới công nghệ , nâng cao chất lượng sản phẩm , tư tưởng độc quyền vẫn còn bao trùm nhiều doanh nghiệp . Sản phẩm của doanh nghiệp FDI có chất lượng cao thỏa mãn được nhu cầu người tiêu dùng , có nhiều hình thức tiêu thụ thích hợp , thu hút được khách hàng...đã tạo nên thế cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác trong nước , kích thích các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh phát triển . Một số doanh nghiệp trong nước đã phá sản trong quy luật cạnh tranh nhưng nhiều doanh nghiệp khác đã đứng vững và phát triển nhiều mặt .
Nhiều doanh nghiệp FDI khi sản xuất đã tạo một thị trường nội bộ rất lớn cho các cơ hội làm ăn đối với doanh nghiệp Việt Nam như làm vệ tinh gia công một số chi tiết sản phẩm cơ khí – điện , điện tử ( các doanh nghiệp lắp ráp ô tô, xe máy , ti vi , tủ lạnh , máy giặt ...), thi công xây dựng công trình , các dịch vụ tư vấn pháp lý , dịch vụ tài chính – ngân hàng – bảo hiểm , phát triển thị trường địa ốc ...
Các doanh nghiệp FDI thuộc lĩnh vực trồng trọt , chăn nuôi và công nghiệp chế biến đã tác động mạnh mẽ đến phát triển nông nghiệp ( trồng mía , khoai mì , bắp, đậu , chăn nuôi heo gà ø, các lọai trái cây ,...) , một mặt đã nâng giá trị và ổn định thị trường sản phẩm nông nghiệp , mặt khác góp phần làm thay đổi đời sống bà con vùng nông thôn còn nhiều khó khăn .
FDI đã tạo việc làm cho số lượng lớn lao động Việt Nam, tác động tích cực đến việc thực hiện các chính sách xã hội trên địa bàn
Khu vực doanh nghiệp nhà nước từ sau 1975 đến nay thu nhận trên 54.000 lao động và ít có điều kiện tăng nhanh , trong khi hơn 10 năm qua , tổng số lao động trong các khu KCN được hưởng qui chế khu chế xuất đến nay gần 81.000 người ( trong đó có 80.000 lao động Việt Nam ). Như vậy số lao động trong KCN hàng tháng vẫn tiếp tục tăng ( tổng lao động tăng hơn 3.100 , riêng lao động Việt
Chương II :Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào các khu công nghiệp trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai
Nam tăng 3.034 người so với thời điểm 6 tháng đầu năm 1999 ) , do đó có một số doanh nghiệp tiếp tục tuyển thêm công nhân để mở rộng sản xuất .
Biểu 2.27 : Số lượng lao động trong các khu công nghiệp Tỉnh Đồng Nai Stt Khu Công nghiệp Số lao động ( người )
1 Biên Hòa 1 18.000 2 Biên Hòa 2 32.422 3 Amata 1.381 4 Loteco 1.228 5 Gò Dầu 1.286 6 Nhơn Trạch 1 5.419 7 Nhơn Trạch 2 4.068 8 Nhơn Trạch 3 174 9 Hố Nai 1.243 10 Vedan 1.537 11 Pouchen 8.971 12 Chang Shin 5.000
Nguồn: Báo cáo tình hình đầu tư nước ngòai tại các KCN Tỉnh Đồng Nai (UBND Tỉnh Đồng Nai )
Với khả năng tiếp nhận lớn số lượng lao động nêu trên , FDI đã góp phần làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội , tạo nên một thị trường lao động với đầy đủ những yếu tố cung cầu và tính cạnh tranh .Qua đó đã thúc đẩy đông đảo các tầng lớp nhân dân chăm lo đến sự nghiệp giáo dục , tạo động lực và mục tiêu cụ thể với mong muốn kiếm được một việc làm có thu nhập cao và có chỗ đứng vững vàng trong xã hội .
Mặc khác, sự phát triển nhanh các doanh nghiệp FDI đã tạo nên sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp dẫn đến cải thiện chế độ tiền lương , điều kiện làm việc và các chính sách thỏa đáng hơn trong tuyển dụng , sử dụng và đào tạo người lao động .
FDI tạo cơ hội cho người lao động Việt Nam ( kể cả đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước ) tiếp cận nghề nghiệp ,kinh nghiệm quản lý tiên tiến của thế giới , làm phong phú thêm các họat động dịch vụ , giao thông vận tải , thương mại , giáo dục ,... tạo ra nhiều nhu cầu cho xã hội và giải quyết những yêu cầu này đã kích thích hoạt động của những ngành khác .
Khi sản xuất kinh doanh có kết qủa , các doanh nghiệp FDI cũng là các doanh nghiệp tích cực trong các hoạt động xã hội của địa phương như tham gia chương trình xóa đói giảm nghèo , tặng nhà tình nghĩa , xây dựng các công trình phúc lợi , tài trợ các hoạt động văn hóa , thể thao , ủng hộ đồng bào vùng thiên tai , lũ lụt .... tạo mối quan hệ tốt giữa doanh nghiệp với nhân dân địa phương .
nghiệp trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai
FDI đã góp phần vào sự hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam
Khi đầu tư vào Việt Nam nhà đầu tư đã mang theo cả pháp luật của nước họ và luật pháp quốc tế . Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa và đang trong quá trình hội nhập , do vậy không thể không quan tâm đến luật chơi chung . Điều này đã đặt ra với chính phủ Việt Nam và các nhà nghiên cứu không ngừng cải thiện môi trường pháp lý của nước nhà.
2.4.3. Một số hạn chế đối với nguồn vốn FDI
Bên cạnh những thành qủa đã đạt được, FDI cũng phát sinh một số vấn đề:
Môi trường sinh thái bị ảnh hưởng
Việc chuyển dịch công nghiệp có chất thải độc hại từ các nước phát triển sang các nước có nền kinh tế đang phát triển là một xu hướng đáng quan ngại.
Đầu tư hệ thống xử lý chất thải khá tốn kém, nên có một số nhà đầu tư do đặt mục tiêu lợi nhuận lên trên hết đã đầu tư hệ thống xử lý chất thải chưa đồng bộ và triệt để.
Công nghiệp tăng nhanh trong khi các KCN chưa có nhà máy xử lý chất thải chung, nên từng lúc từng nơi môi trường bị ảnh hưởng . Hơn nữa, dù hệ thống xử lý chất thải rất hoàn thiện thì ảnh hưởng của chất thải công nghiệp đối với môi trường vẫn có những tác động nhất định .
Hiện nay, tại các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tuy vấn đề về việc xử lý các loại chất thải được thực hiện nghiêm túc, tuân thủ đúng theo tiêu chuẩn của nhà nước Việt nam về bảo vệ môi trường; cụ thể như: các loại chất thải rắn không độc hại được thu gom và xử lý như rác sinh hoạt , còn đối với các loại chất thải rắn độc hại thì sẽ được tập trung để xử lý theo những quy định rất nghiêm ngặt .
Bên cạnh đó Tỉnh đang lập các dự án khả thi xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn chung cho toàn Tỉnh đặt tại huyện Long Thành . Khi đó nước thải của từng doanh nghiệp được xử lý nội bộ đạt tiêu chuẩn quy định trước khi thải ra môi trường hoặc được đưa vào hệ thống xử lý tập trung của KCN .
Ban quản lý các KCN Đồng Nai liên tục phối hợp với các ngành chức năng , tiến hành kiểm tra môi trường trong KCN , nhằm giúp doanh nghiệp xử lý vấn đề môi trường ngày càng tốt hơn .
Các khó khăn do tăng nhanh dân số cơ học
Do tốc độ tăng trưởng cao , Đồng Nai đã thu hút một số lượng lớn lao động từ các địa phương khác đến làm việc .Điều đó đã và đang gây ra áp lực rất lớn về an ninh , nhà cửa , bệnh viện , trường học , các công trình cơ sở hạ tầng ..Tình trạng lấn chiếm đất đai diễn ra phổ biến , gây khó khăn lớn cho việc quy hoạch sử dụng đất .
Một số doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh
Do hạn chế về vốn , công nghệ ,kinh nghiệm quản lý và thị trường , nhiều doanh nghiệp trong nước đã gặp khó khăn do:
Chương II :Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào các khu công nghiệp trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai
• Thị phần sản phẩm bị chia sẻ
• Yếu thế cạnh tranh bởi sức mạnh độc quyền của các tập đoàn đa quốc gia .
• Bị chèn ép trong các liên doanh ,dẫn đến doanh nghiệp bị phá sản hoặc phải chuyển nhượng vốn lại cho bên đối tác nước ngoài .
Chưa nắm bắt được thực chất kết qủa tài chính của các doanh nghiệp FDI
Do hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện , sự lỏng lẻo trong quản lý vì thiếu thông tin , các cơ quan quản lý chưa kiểm sóat đầy đủ thực chất hiệu qủa hoạt động của các doanh nghiệp FDI.
Đối với các doanh nghiệp Việt Nam , tình trạng lãi giả lỗ thật , nhưng đối với doanh nghiệp FDI , bên nước ngoài thường nâng giá đầu vào , ép giá đầu ra , nhập nhằng giữa thiết bị cũ và mới , độc quyền về thị trường nước ngoài , độc