MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG VIỆC THU HÚT

Một phần của tài liệu hoàn thiện các biện pháp huy động vốn đầy tư trực tiếp từ nước ngoài (Trang 50)

3 .2.1. Đa dạng hóa các nguồn vốn và phương thức huy động vốn FDI

Có 3 lý do để thực hiện giải pháp này :

Thứ nhất, để tránh sự phụ thuộc về kinh tế vào một số thế lực tài chính , có thể gây sức ép về những yêu sách nào đó đối với ta.

Thứ hai, mỗi nguồn vốn, mỗi phương thức huy động FDI đều có những ưu nhược điểm riêng. Cần đa dạng hoá để bổ sung ưu điểm - khắc phục nhược điểm của mỗi phương thức huy động FDI.

Thứ ba, mỗi đối tượng tài trợ đều đa dạng hóa đầu tư để phân tán rủi ro. Vì thế ta không thể hy vọng huy động được nguồn vốn lớn từ một số ít đối tượng tài trợ. Cần phải huy động nhằm vào nhiều đối tượng khác nhau. mỗi đối tượng đều có ưu nhược điểm riêng.

-Đa phương hóa các đối tác, các đối tượng nước ngoài đưa vốn vào Tỉnh

Hiện nay ở Tỉnh đã thu hút vốn của người Hoa ( Đài Loan , Hồng Kông , Singapore, Trung Quốc..) chiếm tỷ trọng cao nhất. Sắp tới, chúng ta cần đẩy mạnh thu hút vốn từ nhiều quốc gia khác, nhất là vốn từ các nước châu Âu, Bắc Mỹ, Úc và các nước đông Nam Á khác.. sao cho các thế lực tài chính đều cân bằng sức mạnh tài chính của Tỉnh, mỗi thế lực đều chiếm một tỷ trọng nhỏ.

Bên cạnh đó Tỉnh cũng cần phải có xu hướng thu hút vốn từ các Cty đa quốc gia, các Tập đoàn tài chính lớn, cần chú trọng thu hút vốn của cả các DN vừa và nhỏ của nhiều nước sao cho đối tượng này hợp tác với các DN VN trên địa bàn Tỉnh, để có thể trở thành những đối trọng cân sức với các Cty đa quốc gia, các Tập đoàn lớn. Kinh nghiệm ở một số nước thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho thấy, chính các DN nhỏ và vừa tạo ra số việc làm nhiều hơn các Cty đa quốc gia và họ toàn tâm toàn ý hơn trong việc làm ăn.

Tỉnh cũng cần chú trọng thu hút vốn của Việt kiều trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế của Tỉnh. Hiện nay mới chỉ vận động Việt kiều đưa vốn về đầu tư trực tiếp tại Tỉnh. Chúng ta cần vận động và hỗ trợ Việt kiều sử dụng vốn kinh doanh tại chỗ (ngay ở nước ngoài) làm đầu cầu cho hàng VN xâm nhập vào thị trường nước ngoài. Đó cũng là một cách thu hút vốn gián tiếp phục vụ mục tiêu tăng trưởng của Tỉnh.

Chương III :Một số giải pháp thu hút vốn FDI vào các khu công nghiệp trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai

3.2.2 - Đổi mới phương thức quản lý vốn đầu tư nước ngoài

Hạn chế tối đa, tiến tới chấm dứt việc cấp phép đầu tư các dự án nằm ngoài danh mục đầu tư kêu gọi vốn

Chú trọng đầu tư vốn cho công tác thiết lập các dự án “ chào hàng “ kêu gọi đầu tư nước ngoài, theo các nội dung quy hoạch ngành và lãnh thổ, để có thể dẫn dắt nhà đầu tư nước ngoài thực hiện theo mục tiêu mà Tỉnh đề ra.

Trước mắt khoanh một số lĩnh vực đầu tư và chỉ cho phép thực hiện - nếu dự án có trong danh mục kêu gọi đầu tư , thực hiện nguyên tắc: không cấp phép đầu tư đối với các dự án nằm ngoài danh mục kêu gọi đầu tư.

Cần chấm dứt ngay tình trạng: cứ đơn vị nào có nhà đất, thì đương nhiên trở thành đối tác liên doanh với nước ngoài. Cần xây dựng tiêu chuẩn đối tác chặt chẽ và áp dụng một cách cứng rắn.

- Kiểm soát hoạt động đầu tư nước ngoài thông qua vai trò của những người đối tác

Kinh nghiệm ở nhiều nước cho thấy, dù bộ máy quản lý Nhà nước lớn đến đâu, nếu thiếu vai trò “ giữ gôn” có hiệu quả đối với lợi ích của Tỉnh, của đất nước của những người đối tác với FDI - nhất là những người được cử vào các liên doanh - thì cũng không thể kiểm soát được các hoạt động của các liên doanh, các lợi ích của đất nước nói chung.

Các “đối tác” được tuyển chọn phải là những người :

(1) biết đặt lợi ích đất nước lên trên hết;

(2) có tinh thần thượng tôn pháp luật và

(3) có đủ năng lực để thực hiện 2 tiêu chuẩn trên.

- Chính quyền địa phương phải là người có trách nhiệm quản lý nhà nước toàn diện về mọi hoạt động của các DN FDI trên địa bàn Tỉnh.

Hiện nay việc quản lý Nhà nước về các hoạt động đối với các DN có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn bị chia cắt về thẩm quyền giữa TW và địa phương, nhất là trách nhiệm không rõ ràng. Hậu quả là vừa gây phiền hà cho nhà đầu tư vừa không kiểm soát được. Do đó:

Cần đề nghị với Trung ương: Khi một DN có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp giấy phép cần chuyển giao toàn bộ về cho chính quyền Tỉnh để quản lý toàn bộ quá trình, từ việc triển khai thực hiện đầu tư cho đến hoạt động của DN. Nguyên tắc “một cửa” chỉ áp dụng ở công đoạn đầu, khi xét cấp giấy phép đầu tư.

Về phía chính quyền Tỉnh: Tổ chức một bộ phận chuyên quản trực thuộc UBND Tỉnh để quản lý toàn diện đối với các DN FDI hoạt động trong mọi ngành .Tại các sở chuyên ngành sẽ tổ chức một nhóm chuyên viên chuyên quản liên quan đến nhiệm vụ của mình và chịu sự điều phối chung của bộ phận chuyên quản của UBND Tỉnh.Bộ phận chuyên quản trên có trách nhiệm tiếp nhận các dự án đầu tư từ khi được cấp giấy phép để tổ chức quản lý. Thực hiện chế độ trách nhiệm một cửa đối với toàn bộ quá trình hoạt động của DN FDI.

Tỉnh Đồng Nai

- Cần có biện pháp chế tài mạnh mẽ đối với các DN trong nước trên địa bàn Tỉnh tiếp tay cho nhà đầu tư nước ngoài “đầu tư chui”dưới mọi hình thức

Chúng ta khuyến khích các DN trong nước tìm nguồn tài trợ từ nước ngoài (ngắn hạn và trung hạn) để tạo vốn. Tuy nhiên, cũng cần có biện pháp chế tài rất nghiêm khắc đối với các tổ chức, cá nhân núp dưới các hình thức kiều hối,tín dụng, XNK, để chuyển tải Vốn nước ngoài vào nhằm trốn tránh Luật đầu tư nước ngoài tại VN và pháp luật khác có liên quan, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh địa ốc. Cần tập trung nghiên cứu để xử lý nghiêm một số trường hợp tiêu biểu về đầu tư chui để có tác dụng ngăn ngừa gây hậu quả xấu đối với lãnh vực quản lý ngoại hối, và liên quan đến các loại hoạt động “kinh tế ngầm” khác.

3.2.3. Hoạch định đầu tư giữa nguồn vốn FDI và các nguồn vốn khác trên địa bàn Đồng Nai bàn Đồng Nai

Để quy hoạch đầu tư từ 3 nguồn vốn: FDI, vốn tư nhân trong Tỉnh và vốn thuộc Ngân sách Nhà nước Tỉnh, xin kiến nghị sau khi có quy hoạch ngành kinh tế - kỹ thuật,Tỉnh cần chỉ đạo tiếp việc điều tra cơ bản về năng lực sản xuất hiện có trong từng ngành, trên một số mặt hàng chủ yếu, cụ thể để có cơ sở cho việc nghiên cứu hoạch định đầu tư, việc xét cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp....Từ đó hình thành những danh mục sản phẩm kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước đến Tỉnh như sau:

- Danh mục sản phẩm cho phép vốn nước ngoài đầu tư 100%

- Danh mục sản phẩm kêu gọi vốn hỗn hợp trong và ngoài nước. Trong đó, gồm 2 danh mục: danh mục mời gọi không hạn chế và danh mục mời gọi có hạn chế không quá 50%.

- Danh mục sản phẩm đầu tư bằng vốn trong nước 100%. Trong đó, cũng cần chi tiết 3 danh mục: danh mục vốn hỗn hợp tư nhân với Nhà nước, danh mục dành riêng cho vốn Nhà Nước , danh mục dành riêng cho vốn tư nhân trên địa bàn Tỉnh.

Trong các danh mục nêu trên, danh mục sử dụng vốn hỗn hợp sẽ chiếm chủ yếu. Vì đây sẽ là một hình thức phổ biến trong thời gian tới để thực hiện chính sách đa dạng hóa sở hữu, thực hiện đối sách thu hút đa dạng hóa các nguồn vốn.

Trên cơ sở quy hoạch tổng thể các ngành kinh tế - kỹ thuật và các danh mục đầu tưnói trên,kiến nghị Tỉnh sớm chỉ đạo xây dựng các dự án “ chào hàng “ cụ theå để mời gọi các hình thức FDI . Phần nghiên cứu khả thi về tài chính của từng dự án phải luận chứng cụ thể sự cần thiết, ưu nhược điểm của cơ cấu tài trợ bằng các hình thức FDI phối hợp trong mỗi dự án.

Những lãnh vực cần được tài trợ chủ yếu bằng các hình thức FDI là:

- Xây dựng các loại cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội. Nhất là các loại CSHT trong các khu công nghiệp tập trung hiện nay trên địa bàn Tỉnh, xử lý ô nhiễm môi trường, nghiên cứu khoa học - kỹ thuật ứng dụng, đào tạo chuyên gia, chuyên viên kỹ thuật, công nhân chuyên ngành bậc cao...

Chương III :Một số giải pháp thu hút vốn FDI vào các khu công nghiệp trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai

- Sản xuất hàng hóa xuất khẩu với nguyên nhiên liệu trong nước mà Tỉnh chưa có thị trường quốc tế , sản xuất hàng tư liệu sản xuất thay thế nhập khẩu mà Tỉnh chưa có khả năng làm.

- Tập trung đầu tư vào các ngành công nghiệp kỹ thuật cao : công nghệ sinh học, tin học, vật liệu mới, công nghiệp điện tử ...

- Đầu tư đầu mới thiết bị, công nghệ trong các ngành công nghiệp tiêu dùng (dệt, may, da, nhựa gia dụng, giấy các loại ...; công nghiệp chế biến thủy, hải, nông sản để giảm đến mức tối đa xuất hàng thô và tạo công ăn việc làm.

- Đầu tư vào các ngành dịch vụ phục vụ sản xuất : bưu điện, viễn thông, tài chính-ngân hàng, bảo hiểm...

3.2.4 Cần đa dạng hóa các loại hình DN FDI ở các KCN

Luật ĐTNN hiện nay chế định DN FDI chỉ theo 1 loại hình duy nhất là Cty TNHH, Luật nên sớm cho phép các Cty liên doanh, Cty 100% vốn nước ngoài được chuyển thành dạng Cty Cổ phần, đồng thời cũng nên điều chỉnh cho phép các DN có vốn nước ngoài được thành lập dưới nhiều dạng: Cty trách nhiệm vô hạn (Partnership), Cty TNHH, Cty Cổ phần . Trong các Cty này :

- Cần quy định hạn chế người nước ngoài chỉ được sở hữu một tỷ lệ nhất định để không có tác dụng khống chế, chi phối toàn bộ hoạt động DN. Ở các nước, bên chủ nhà luôn luôn phải giữ 51% số vốn cổ phần.

-Cần có quy định chính sách chuyển nhượng vốn dần dần cho phía chủ nhà. Thí dụ ở Indonesia, không quy định tỷ lệ góp vốn phía nước ngoài, nhưng quy định DN 100% vốn nước ngoài, sau 15 năm phải chuyển nhượng dần cho phía Indonesia. -Cần ban hành các quy chế chuyển đổi và quản lý các doanh nghiệp nằm ngoài KCN chuyển thành doanh nghiệp KCN cũng như các quy chế chuyển đổi cho phép hợp thức hóa các dự án vốn do nước ngoài đầu tư , nhưng về mặt pháp lý lại do các doanh nghiệp trong nước đứng tên.

- Cần phải khuyến khích huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào các KCN . Tìm kiếm đối tác nước ngoài có năng lực tài chính lớn , cho phép các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước thầu lại phần diện tích chưa cho thuê để cho thuê lại lần 2 nhằm lắp đầy diện tích đất công nghiệp trong các KCN.

Bên cạnh đó , cần gấp rút đưa ra các biện pháp xử lý trong việc chuyển đổi hình thức đầu tư từ liên doanh thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài vì đây là vấn đề đang trở thành mối quan tâm của nhiều doanh nghiệp do các đối tác Việt Nam không có đủ năng lực tài chính để theo đuổi dự án.

3.2.5 Cải thiện môi trường đầu tư thúc đẩy thu hút FDI vào các KCN Đồng Nai 3.2.5.1 Hoàn thiện khung pháp lý

Môi trường pháp lý là một nội dung quan trọng nhất trong môi trường đầu tư nói chung. Mục tiêu cần đạt đến là phải không ngừng hoàn thiện khung pháp lý trên cả 3 mặt sau đây nhằm bảo đảm cho các nhà đầu tư nước ngoài - cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp - đều an tâm đặt vốn vào Tỉnh, vào các KCN Đồng Nai,

Tỉnh Đồng Nai

tiến tới đưa quy định về đặc khu kinh tế vào dự thảo và cần sớm ban hành luật khu công nghiệp .

- Cần xây dựng các nội dung luật thống nhất, đồng bộ

Tình trạng thiếu luật cần khẩn trương bổ sung, nhưng tình trạng chồng chéo mâu thuẫn nhau hoặc mập mờ khó hiểu, diễn giải như thế nào cũng được khiến cho nhiều nhà đầu tư nước ngoài dè dặt, cảm thấy khó làm ăn tại VN. Đạo luật bị kêu nhiều nhất về tình trạng này là Luật thuế, Luật đất đai...

Ngay Luật đầu tư nước ngoài tuy đã có 3 lần sửa đổi bổ sung vẫn chưa hoàn chỉnh. Luật này tuy chế định các hoạt động đầu tư nước ngoài tại VN nhưng vẫn mới chỉ tập trung vào đầu tư trực tiếp của vốn FDI, chưa chế định các hình thức Vốn nước ngoài đầu tư gián tiếp.

Một tình trạng khác cũng cần sớm khắc phục. Đó là tình trạng ban hành quá nhiều văn bản hướng dẫn Luật, văn bản sau chỉ điều chỉnh một phần văn bản trước, văn bản nào cũng còn hiệu lực nhưng không trọn vẹn. Điều này khiến cho những người có liên quan - cả nhà đầu tư nước ngoài và các đối tác trong nước - đều cảm thấy luật pháp VN quá phức tạp, khó tham chiếu chính xác, nhanh chóng. Danh mục các văn bản có liên quan đến thu hút vốn FDI mà Sở Kế hoạch và đầu tư Tỉnh liệt kê cũng có thể cho thấy rõ tình trạng “lạm phát” văn bản, thiếu hệ thống hóa tinh gọn.

Philipines cho thấy một bài học cần rút kinh nghiệm là chính phủ đã ban hành quá nhiều bộ luật liên quan đến đầu tư nước ngoài khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài ngán ngại đầu tư vào Philipines hơn các nước khác.

Những tồn tại nêu trên cũng còn là nguyên nhân dẫn đến tình trạng các đối tác VN không nắm vững luật pháp của ngay nước mình, một trong những mặt yếu kém năng lực đối tác với nước ngoài.

- Cần thực thi luật nghiêm chỉnh

Việc thi hành pháp luật, chính sách có nơi, có lúc còn tùy tiện, dẫn đến một mặt làm cho tính hấp dẫn của Luật Đầu tư nước ngoài bị suy giảm, hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhiều DN bị ảnh hưởng, mặt khác lại tạo kẽ hở cho những cơ sở và cá nhân có động cơ không nghiêm túc lợi dụng để kinh doanh trái pháp luật, thu lợi cá nhân. Một số DN trong KCN có biểu hiện trốn, tránh, dây dưa việc thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, đặc biệt là nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân, thuế xuất nhập khẩu và thuế lợi thu nhập doanh nghiệp, chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.

Các văn bản qui định chính sách, thủ tục mới đối với các DN có vốn đầu tư nước ngoài tương đối nhiều, nhất là phần lao động, tiền lương. Nhưng người thực hiện là các DN đối tác bên trong và bên ngoài chưa được tổ chức phổ biến quán triệt một cách đầy đủ, nên việc hiểu và vận dụng rất hạn chế.

Đây chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng lộn xộn trong kinh doanh, tranh chấp về lao động, đình công, lãn công trong thời gian vừa qua tại một số KCN trên địa bàn Tỉnh và tình trạng chủ DN không thực hiện đúng các qui định của Bộ Luật Lao động có xu hướng gia tăng, đặc biệt là các vi

Chương III :Một số giải pháp thu hút vốn FDI vào các khu công nghiệp trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai

phạm về ký kết hợp đồng lao động, tiền lương, giờ lao động, tuyển dụng và sa thải

Một phần của tài liệu hoàn thiện các biện pháp huy động vốn đầy tư trực tiếp từ nước ngoài (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)