Tình hình quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp

Một phần của tài liệu hoàn thiện các biện pháp huy động vốn đầy tư trực tiếp từ nước ngoài (Trang 29)

2.2.1.1 Tình hình quy hoạch và thành lập các KCN

* Trước ngày 30/4/1975

Khu công nghiệp ở tỉnh Đồng Nai ra đời sớm nhất cả nước .Khu kỹ nghệ Biên Hòa ( mà nay gọi là khu công nghiệp Biên Hòa 1 ) được thành lập ngày 21/5/1963 trên diện tích 511 ha, được đặt tại nơi có vị trí thuận lợi cho phát triển công nghiệp . Khi xây dựng khu kỹ nghệ Biên Hòa , vấn đề về cơ sở hạ tầng đã được chú trọng . Các nhà máy trong khu kỹ nghệ được cung cấp điện đầy đủ , được thủy cục Sài Gòn cung cấp bình quân 25.000 m3/ ngày ,có thủy đài 8.500 m3 ( 1/3 lượng nước cung cấp ) và hệ thống ống cung cấp cho từng nhà máy . Hệ thống đường nội khu dài 15 km nhựa và 10 km sỏi đỏ . Hệ thống thoát nước mưa , nước thải đã được thiết kế nhưng không có hệ thống xử lý nước thải , hệ thống thông tin chưa được bảo đảm .Ngoài ra còn có trung tâm dịch vụ bao gồm : ngân hàng , kỹ thuật công nghệ , maketing, câu lạc bộ …,có cư xá cho công nhân ,có bệnh xá, trường tiểu học , viện định chuẩn.

* Từ sau ngày 30/4/1975

Tính đến ngày 30/4/1975 khu kỹ nghệ Biên Hoà có 95 nhà máy , xí nghiệp được thành lập , trong đó có 62 nhà máy đã đi vào hoạt động ,26 đang được xây dựng , 7 đang thiết kế ; 86% đất đai trong khu kỹ nghệ được sang nhượng hoặc cho thuê , số công nhân là 20.000 người . Tuy vậy nó vẫn còn có một số nhược điểm là xây dựng không theo quy hoạch tổng thể , do đó nhà máy thực phẩm lại được xây dựng cạnh nhà máy ắc quy , nhà máy đường cạnh nhà máy hoá chất ,… Khí thải thì chưa được xử lý , toàn khu không có xử lý nước thải và chất thải rắn nên đã gây tác động rất xấu đến môi trường trong khu và xung quanh .

Sau 30/4/1975 khu công nghiệp được Bộ và Tỉnh Đồng Nai quản lý . Do quản lý theo cơ chế bao cấp nên phát sinh nhiều nhược điểm : đất đai bị dân cư lấn chiếm ( 150/ 511 ha với 5.000 dân ), đất trong hàng rào nhà máy cũng bị sử dụng tùy tiện , sai mục đích ,lãng phí; ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng , không ai giám sát . Thông tin liên lạc cũ nát, hệ thống giao thông , chiếu sáng bị hư hại hoàn toàn . Các nhà máy chỉ chăm lo trong hàng rào , cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào không ai quản lý , bị sử dụng bừa bãi , nhanh chóng xuống cấp , cấp nước bị thất thoát đến 60%.

Ngày 15/12/1990 được sự đồng ý của HĐBT , Tỉnh Đồng Nai đã thành lập lại Sonadezi ( công ty phát triển khu công nghiệp Biên Hòa ) và khu công nghiệp Biên Hòa và đây là thời gian làm cho KCN Biên Hòa có chủ trở lại . Sau khi được

nghiệp trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai

chỉnh trang , quy hoạch lại , khu công nghiệp Biên Hòa I chỉ còn 380/ 511 ha . Bằng nguồn vốn ngân sách cấp 8,3 tỷ đồng , công ty đã cải tạo nâng cấp 10.044 km đường nội khu , mương thoát nước , đèn nhà bảo vệ khu công nghiệp ; xây dựng mạng lưới thông tin 520 số bằng vốn vay . Bằng vốn do các do các nhà máy đóng góp hàng năm ( 400 đồng /m2/ năm ) , trong vòng 3 năm : 1992,1993,1994 công ty đã thu được 3 tỷ đồng và dùng số tiền này để duy tu , bảo dưỡng đường , thoát nước , cây xanh , bảo vệ KCN . Do vậy KCN Biên Hòa I đã có nhiều thay đổi , có thêm 4 doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài và 4 doanh nghiệp liên doanh giữa Việt nam với nước ngoài thuê đất trong khu công nghiệp . Riêng môi trường vẫn chưa được cải tạo nhiều , chủ yếu là vẫn do các nhà máy tự làm , với 22.238 công nhân hàng năm ,các doanh nghiệp trong khu công nghiệp nộp cho ngân sách khoảng từ 200 đến 300 tỷ đồng . Đây là khu công nghiệp tập trung có nhiều doanh nghiệp nhà nước nhất ( 56 doanh nghiệp ) trong đó có 40 doanh nghiệp lớn , 7 doanh nghiệp trung bình , 9 doanh nghiệp còn đang thua lỗ .

Ngoài việc cải tạo , nâng cấp khu công nghiệp cũ , ngay từ đầu năm 1988 Tỉnh Đồng Nai đã có những dự định thành lập những khu công nghiệp mới . Ngày 24/11/1988 Hội đồng Bộ trưởng đã giao đất với diện tích 376 ha của khu quân sự Long bình cho tỉnh để thành lập khu công nghiệp Biên hòa II .Ngày 7/9/1992 giấy phép đầu tiên đã được cấp cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập trong khu công nghiệp này . Cho đến tháng 10/1997 tỉnh Đồng Nai đã có 17 KCN đã được quy hoạch , 8 KCN đã được Chính Phủ phê duyệt . Khu công nghiệp Biên hòa II đã cơ bản cho thuê hết 100% diện tích , khu công nghiệp Gò Dầu và Nhơn Trạch đã thu hút được nhiều vốn đầu tư và 3 khu công nghiệp này đang dẫn đầu về thu hút vốn đầu tư so với 45 khu công nghiệp trong cả nước ( cao hơn cả khu chế xuất Tân Thuận ).

Biểu 2.17 : So sánh một số chỉ tiêu giữa KCX Tân Thuận và KCN Biên Hòa II

Stt Hạng mục Khu chế xuất Tân Thuận

Khu công nghiệp Biên Hòa II

1 Diện tích ( ha ) 300 374

2 Diện tích đất đã cho thuê (ha ) 50% 100%

3 Số DN (KCN ) 138 100

4 Số VĐT của DNKCN ( Triệu USD ) 475 1.026

5 Số lao động trong KCN ( người ) 16.000 30.000

6 Cây xanh tập trung ( ha ) 8 34

7 Diện tích đất công nghiệp ( % ) 70 61

Nguồn : Chương trình phát triển kinh tế đối ngïoại Tỉnh Đồng Nai đến năm 2010

Trong năm 1996 chủ tịch UBND Tỉnh Đồng Nai có quyết định số 4.451 (ngày 10/9/1996 ) về việc quản lý quy hoạch tổng thể và đầu tư xây dựng các KCN trên địa bàn tỉnh , với tổng diện tích là 7.508 ha , gồm 13 khu công nghiệp : KCN Biên Hòa 2 (400 ha) ,Amata ( 760 ha ) , Loteco ( 100 ha) , Tam phước (380 ha ), An Phước ( 800 ha ), Gò Dầu (356 ha ) , Nhơn trạch ( 2.700 ha ), Long khánh ( 100 ha ),

Chương II :Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào các khu công nghiệp trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai

Sông Mây ( 850 ha ), Hố Nai (570 ha ), Bàu Xéo (215 ha ) , Thạnh Phú ( 177 ha ), Xuân Lộc ( 100 ha ).

Trong năm 1997 , có 3 dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thành lập KCN, gồm Nhơn Trạch 1 ( Tuy Hạ A mở rộng ), Nhơn trạch 2, Nhơn Trạch 3. Như vậy , tại thời điểm này đã có 7 KCN được thành lập , với tổng diện tích là 1.928 ha ,gồm Biên Hoà 2 ( 365 ha ), Amata ( 129 ha ), Loteco (100 ha ), Gò Dầu (186 ha). Nhơn Trạch 1 (430 ha), Nhơn Trạch 2 ( 350 ha ), Nhơn Trạch 3 ( 368 ha ) .

Đến năm 1998 , tiếp tục quy hoạch 6 KCN khác , có tổng diện tích 692 ha ,gồm KCN Thạnh Phú ( 177 ha ), Long khánh ( 100 ha ) , Xuân Lộc ( 100 ha ) , Định Quán (50 ha ) , Tân Phú ( 50 ha ) và Bào Xéo ( 215 ha ). Hai KCN : Sông Mây và Hố Nai cũng đã được thành lập trong thời gian này .

Trong năm 1999, Ban quản lý tiếp tục hoàn chỉnh quy hoạch 5 khu công nghiệp , chuyển tiếp từ năm 1998 sang , gồm KCN Bào Xéo , Tân Phú , Định Quán , Xuân Lộc , Thạnh Phú .Ban quản lý đã lập tờ trình trình Uûy ban nhân dân Tỉnh ra quyết định phê duyệt quy hoạch chung KCN Xuân Lộc , Định Quán và Tân Phú . Trừ KCN Bào Xéo , tất cả các khu công nghiệp này đã được quyết định phê duyệt quy hoạch .

Như vậy đến nay , toàn Tỉnh Đồng Nai đã quy hoạch chung xong 17 KCN , với tổng diện tích là 8.112 ha , gồm :

Biểu 2.18 : Tình hình quy hoạch các KCN trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai

STT Khu Công Nghiệp Diện Tích ( ha )

1 An Phước 800 2 Amata 760 3 Bàu Xéo 215 4 Biên Hòa 1 335 5 Biên Hòa 2 365 6 Định Quán 50 7 Gò Dầu 186 8 Hố Nai 523 9 Long Khánh 100 10 Loteco 100 11 Sông Mây 227 12 Nhơn Trạch 1 448 13 Nhơn Trạch 2 350 14 Nhơn Trạch 3 368 15 Oâng Kèo 800 16 Tam Phước 380 17 Thạnh Phú 177 Tổng cộng 6.184

Nguồn : Báo cáo của ban quản lý các KCN tỉnh Đồng Nai . 2.2.1.2 Tình hình xây dựng cơ sở hạ tầng KCN

Năm 1996 , tổng vốn thực hiện đầu tư hạ tầng của các khu công nghiệp đạt được 35,5 triệu USD . Tổng diện tích đã cho thuê là 468 ha , có 20,6 km đường giao thông nội bộ ; 24,5 km đường cống thoát nước mưa ; tổng đài KCN Biên Hòa 712

nghiệp trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai

số ( chủ yếu là ở KCN Biên Hòa 2 và KCN Gò Dầu ). Một số công trình khác như : cấp nước , cấp điện , xử lý nước thải … mới chỉ bắt đầu tiến hành thi công hoặc đang trong quá trình tiến hành lập dự án xây dựng .

Năm 1997, tổng vốn thực hiện đầu tư hạ tầng của các KCN đạt được 56 triệu USD . Tổng diện tích đã cho thuê là 570 ha . Trong năm này , tổng đài điện thoại KCN Biên Hòa 2 và KCN Gò Dầu được bàn giao cho bưu điện Long Bình quản lý .

Năm 1998, Tổng vốn xây dựng hạ tầng trong các KCN đã đạt được 65 triệu USD .

Hiện nay , tại 9 KCN Đồng Nai , tổng vốn xây dựng hạ tầng trong các KCN đã thực hiện gần 66 triệu USD , đã cho thuê 660 ha , chiếm hơn 39% diện tích dùng cho thuê (1.708,5 ha) gồm :

Biểu 2.19 : Diện tích đất đang được cho thuê ở các KCN địa bàn Tỉnh Đồng Nai

Stt Khu công nghiệp Diện tích cho thuê ( ha ) Tỷ lệ %

1 Amata 44 48% 2 Biên Hòa 2 233 89% 3 Gò Dầu 107 79% 4 Hố Nai 29 21% 5 Loteco 6 8% 6 Nhơn Trạch 1 51 15% 7 Nhơn Trạch 2 127 46% 8 Nhơn Trạch 3 28 11,7% 9 Sông Mây 35 21% Tổng cộng 660

Nguồn : Báo cáo vùng kinh tế ( ban quản lý các KCN Đồng Nai 1999 )

Như vậy, các công trình hạ tầng chủ yếu đã có trong các khu công nghiệp gồm:

• 41,7 km đường giao thông và thoát nước mưa .

• 4 trạm biến áp 110 KV/ 22 KV , với tổng công suất 176 MVA, trong đó :

Biểu 2.20 : Công suất của các trạm biến áp trong các KCN Tỉnh Đồng Nai

Stt Khu công nghiệp Công suất ( MVA )

1 Amata 40

2 Biên Hòa 2 40

3 Nhơn trạch 56

4 Gò Dầu 40

Tổng cộng 176

Nguồn : Báo cáo vùng kinh tế, Ban quản lý các KCN Đồng Nai 1999

♦ 1 máy phát điện công suất 3,2 MVA tại Loteco .

♦ nhà máy khai thác và xử lý nước ngầm , có tổng công suất 15.000 m3/ngày tại các KCN Nhơn Trạch 1, 2 , 3 .

♦ Công trình xử lý nước thải có tổng công suất 6.500 m3/ ngày .

♦ Hệ thống thoát nước của công ty Xây Dựng Công Nghiệp tại KCN Nhơn Trạch 2 đã xây dựng được 2,6 km , trong tổng chiều dài 3 km theo quy hoạch .

Chương II :Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào các khu công nghiệp trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai

Cho đến quý tư năm 1999, việc xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp vẫn đảm bảo đúng tiến độ thi công , xây dựng các hạng mục hạ tầng kịp thời gọi vốn đầu tư và phục vụ hoạt động sản xuất công nghiệp . Các KCN như : Biên Hòa , Loteco, Amata , Gò Dầu cơ bản đã hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng . Các khu công nghiệp còn lại đang tích cực vừa xây dựng hạ tầng vừa tiếp thị gọi vốn đầu tư , các KCN mới thành lập triển khai thực hiện quy chế khu công nghiệp , cụ thể :

KCN Amata , Biên Hòa 2, Gò Dầu

Hầu hết các KCN này đã lắp đặt xong trạm 110 KV / 22 KV –40 MVA, đưa vào vận hành 2 trạm biến áp nhỏ 110 KV / 15KV –2.600 KVA . Đang xây dựng 1 nhà máy phát điện công suất 110 MW .Hệ thống đường dây điện 22 KV với chiều dài 9 km,15 km . Đảm bảo đủ điện cung cấp cho sản xuất .

- Hoàn chỉnh hệ thống cấp nước công suất 2.000 m3/ngày với hệ thống đường ống chiều dài 5 km , đảm bảo đủ nước cho sản xuất .

- Đường giao thông , cống nước thải , thông tin cũng đã hoàn chỉnh , đáp ứng yêu cầu trong KCN .

- Nhà máy xử lý nước thải có công xuất 1.000 m3/ ngày và 4.000 m3/ngày của KCN Amata và KCN Biên Hòa đã được đưa vào hoạt động từ cuối tháng 5/1999 .

Cơ sở hạ tầng nhìn chung đảm bảo sẵn sàng tiếp nhận các dự án đầu tư mới . Nhìn chung đây là các khu công nghiệp có chất lượng các công trình hạ tầng tốt , tuy nhiên do giá cho thuê lại đất cao nên đang gặp khó khăn về thu hút vốn đầu tư vào KCN.

KCN Loteco

Đây là KCN duy nhất của Tỉnh Đồng Nai có Khu chế Xuất nằm trong KCN(30 ha )

- Trạm điện công suất 3,2 MVA với hệ thống lưới điện có tổng chiều dài là 9,5 km đã hoàn chỉnh , đảm bảo cung cấp đủ điện cho sản xuất .

- Hệ thống đường ống cấp nước đã hoàn chỉnh đảm bảo đáp ứng nhu cầu trong KCN .

- Đã hoàn chỉnh hệ thống đường giao thông nội khu .

- Hệ thống thoát nước nước mưa , nước thải cũng đã hoàn chỉnh .

- Hệ thống xử lý nước thải được xây dựng đồng bộ với các hạng mục hạ tầng khác . Đặc biệt KCN Loteco là KCN đầu tiên của Tỉnh Đồng Nai có nhà máy xử lý nước thải với công suất 1.500 m3 /ngày đã hoàn thành và đang đưa vào sử dụng .

- Thông tin đảm bảo tốt .

Việc xây dựng hạ tầng đến nay đã hoàn thành đồng bộ các công trình hạ tầng , đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu cho các hoạt động công nghiệp trong KCN .

Đây là KCN mà các công trình hạ tầng được đánh giá thuộc loại tốt , hoàn thiện . Giá cho thuê lại đất cao . Hiện tại diện tích đã cho thuê còn ít , năm 2.000 gặp nhiều khó khăn cho việc gọi vốn đầu tư .

nghiệp trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai

KCN Nhơn Trạch 1,2,3

Hiện nay, cơ sở hạ tầng trong KCN 1 đảm bảo đáp ứng tốt cho thông tin cũng như hoạt động sản xuất công nghiệp , cụ thể một số công trình trong khu đã được xây dựng xong như :

- Trạm điện 110 KV / 22 KV giai đoạn 1 có công suất 56 MVA ( trạm điện này cung cấp đủ điện cho cả 3 KCN Nhơn trạch 1,2,3 ), giai đoạn 2 được triển khai xây dựng vào năm 1999 để nâng công suất lên 80 MVA .

- Nhà máy nước đợt 1 với công suất 4.500 m3 / ngày, cuối năm 1998 đưa vào sử dụng giai đoạn 2 nâng công suất lên 10.000 m3 /ngày đêm , giai đoạn 3 sẽ được hoàn thành vào năm 2.000 nâng tổng công suất của nhà máy lên 15.000 m3 / ngày đêm .

- Đã tiến hành triển khai khảo sát , thiết kế hệ thống xử lý nước thải với công suất 12.000 m3 /ngày . Hệ thống này đã triển khai xây dựng giai đoạn 1 công suất 4.000 m3/ ngày , giai đoạn 2 của dự án này sẽ hoàn thành vào đầu năm 2.001.

- Còn đối với KCN Nhơn Trạch 2 , đây là KCN mới được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt giữa năm 1997 và hiện nay đang tích cực triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng , tuy nhiên , công ty kinh doanh hạ tầng tại KCN này đang gặp khó khăn trong vấn đề giải phóng mặt bằng .

- KCN Nhơn Trạch 3 cũng đang tiến hành xây dựng các cơ sở hạ tầng như xây dựng đường điện ,đường ống nước.

KCN Sông Mây , Hố Nai

Đang thực hiện giao đất và triển khai xây dựng các công trình hạ tầng .

Riêng KCN Hố Nai , hiện nay các công trình hạ tầng đang bắt đầu triển khai xây dựng và đã đầu tư 1.1 triệu USD xây dựng hạ tầng , đây là KCN có điều kiện thuận lợi là gần lưới điện 110 KV và nhà máy nước Long Bình .

2.2.1.3 Vai trò của các khu công nghiệp trong việc xây dựng Tỉnh Đồng Nai và phát triển kinh tế vùng

Các khu công nghiệp Đồng Nai có quy mô diện tích từ 100 đến khoảng 400 ha .Các KCN được bố trí ở những địa điểm hợp lý , đảm bảo việc tận dụng và phát triển các hạ tầng kỹ thuật ngoài KCN như đường giao thông , sân bay , bến cảng , bưu điện , các khu dân cư , trường học …. Các KCN đảm bảo môi trường , không những tồn tại 50 năm mà còn lâu hơn, có thể hàng trăm năm trở lên .

Một số các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động , sử dụng công nghệ tiên

Một phần của tài liệu hoàn thiện các biện pháp huy động vốn đầy tư trực tiếp từ nước ngoài (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)