9. Cấu trúc của luận văn
3.3. Khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và phân tích thực trạng công tác quản lý hoạt động tự học của sv hệ VLVH tại trường Đại học Sài Gòn, chúng tôi đưa ra 5 giải pháp quản lý nhằm góp phần thực hiện hiệu quả công tác quản lý hoạt động tự học của sv hệ VLVH của nhà trường nói chung và sv do phòng Đào tạo tại chức của trường trực tiếp quản lý nói riêng. Tuy nhiên, do thời
Bảng 3.1. Kết quả thăm dò mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp quản lý
Nhận xét chung:
Sau khi tập hợp, tổng hợp số phiếu điều tra thu về cho thấy: Đế quản lý hoạt động tự học của sv hệ VLVH tại trường Đại học Sài Gònlà rất cần thiết và cần tiến hành 5 giải pháp nêu trên và các giải pháp này đều có tính khả thi cao, trong đó mỗi một giải pháp được thể hiện bằng các tỷ lệ điều tra theo từng mức độ cụ thể như sau:
- Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giảng viên và sinh viên của Trường Đại học Sài Gòn về sự cần thiết của hoại động tự học. Có 47/50 phiếu(94%) cán bộ, giảng viên được hỏi cho là rất cần thiết.Có 3/50 phiếu (2%) cho là cần thiết trong khi đó có 46/50 phiếu (92%) cán bộ cho là rất khả thi khi tiến hành giải pháp này, 6% cho là khả thi và 2% cho là không khả thi. Nhìn chung, có trên 90% cán bộ, giảng viên của Nhà trường khi được hỏi cho là rất cần thiết và khả thi đê tiến hành giải pháp “Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giảng viên và sv của Trường Đại học Sài Gòn về sự cần thiết của hoạt động tự học”.
- Giải pháp 2: Xây dựng mô hình quản lý hiệu quả hoạt động tự học của sinh viên hệ vừa làm vừa học tại Trường Đại học Sài Gòn, giải pháp này có 42/50 phiếu (84%) cho là rất cần thiết, có 7/50 phiếu (14%) cho là cần thiết, 1/50 phiếu (2%) cho là không cần thiết; trong khi đó có 44/50 (88%) cho là rất khả thi và 4/50 phiếu (8%) cho là khả thi và 2/50 phiếu (4%) cho là ít khả thi khi thực hiện giải pháp này. Như vậy, có trên 85% số phiếu cho là rất cần thiết và khả thi khi tiến hành giải pháp “Xây dựng mô hình quản lý hiệu quả hoạt động tự học của sV hệ VLVH tại Trường Đại học Sài Gòn”.
- Giải pháp 3: Xây dựng quy trình quản lý hoạt động tự học của sinh viên hệ VLVH tại Trường Đại học Sài Gòn.Có 38/50 phiếu (76,%) cho là rất cần thiết, có 7/50 phiếu (14%) cho là cần thiết và có 37/50 (74%) cho là rất khả thi và 8/50 phiếu (16%) cho là khả thi và 5/50 phiếu (10%) cho là không
khả thi khi tiến hành giải pháp này. Tóm lại, có trên 75% cho là rất cần thiết và rất khả thi khi thực hiện giải pháp “Xây dựng quy trình quản lý hoạt động tự học của sv hệ VLVH tại Trường Đại học Sài Gòn”.
- Giải pháp 4: Đa dạng hóa các phương pháp và hình thức quản lý hoạt động tự học của sinh viên hệ Ỉ T 1 7 Ỉ tại Trường Đại học Sài Gòn.Giki
pháp này có 43/50 phiếu (86%) cho là rất cần thiết, 4/50 phiếu (8%) cho là cần thiết và 3/50 (6%)cho là không cần thiết; trong khi đó có 42/50 phiếu (84%) cho là rất khả thi, 6/50 phiếu (12%) cho là khả thi và 2/50 phiếu (4%) cho là không khả thi khi thực hiện giải pháp này. Như vậy, có gần85% số phiếu cho là rất cần thiết và khả thi khi tiến hành giải pháp “Đa dạng hóa các phưong pháp và hình thức quản lý hoạt động tự học của sv hệ VLVH tại Trường Đại học Sài Gòn”.
- Giải pháp 5: Đảm bảo các điều kiện đế nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động tự học của sinh viên hệ Ỉ T Ỉ T T tại Trường Đại học Sài Gòn.Giải
pháp này có 48/50 phiếu (96%) cho là rất cần thiết, có 2/50 phiếu (4%) cho là cần thiết và 0% cho là không cần thiết; và có tới 46/50 phiếu (92%) cho là rất khả thi, 4/50 phiếu (8%) cho là khả thi và có 0% cho là không khả thi khi thực hiện giải pháp này. Như vậy, có gần 95% số phiếu cho là rất cần thiết và khả thi khi tiến hành giải pháp “Đảm bảo các điều kiện để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động tự học của sv hệ VLVH tại Trường Đại học Sài Gòn”.
Từ những nội dung đã đề cập ở các chương trên, luận văn đã hoàn thành được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. Tác giả luận văn rút ra một số kết luận và kiến nghị như sau: