Đôi nét về trường Trung học cơ sở Võ Trường Toản

Một phần của tài liệu quan hệ cha mẹ với con tuổi thiếu niên thị xã dĩ an tỉnh bình dương (Trang 62 - 194)

Trường THCS Võ Trường Toản được thành lập vào ngày 6/7/2011, (tách ra từ trường THCS Dĩ An). Vị trí của trường đang được đặt tại Trung tâm hành chánh thị xã Dĩ An, địa chỉ: Khu phố Nhị Đồng II, Phường Dĩ An, Thị xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dương. Trường có đội ngũ giáo viên giỏi, nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, giáo dục học sinh. Trường được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, các phòng chức năng, phục vụ tốt cho công tác giảng dạy và học tập. Tháng 02/2011 trường Trung học cơ sở Võ Trường Toản vinh dự được công nhận Trường Chuẩn Quốc gia.

Trường đã có những thuận lợi như: được sự chỉ đạo chặt chẽ của Phòng Giáo dục – Đào tạo Dĩ An, sự quan tâm của cấp ủy chính quyền địa phương thị trấn Dĩ An, sự nhiệt tình hỗ trợ từ Ban đại diện cha mẹ học sinh đối với các mặt hoạt động của nhà trường; đa số giáo viên trẻ, năng động, nhiệt tình trong công tác bên cạnh số giáo viên lớn tuổi nhiều kinh nghiệm; trường được xây dựng mới khang trang, đủ phòng học, phòng bộ môn, trang thiết bị được cung cấp khá đầy đủ phục vụ tốt cho việc dạy và học; truyền thống nhà trường đã có được duy trì nhiều năm tạo điều kiện tốt cho việc giáo dục học sinh. Bên cạnh đó vẫn tồn tại những khó khăn nhất định như: còn nhiều giáo viên nhà xa nên việc nắm bắt giúp đỡ học sinh còn hạn chế; chất lượng học sinh không đều, ý thức học tập của một số học sinh còn kém; một số ít phụ huynh vì công việc nên chưa quan tâm đến việc học của con, thiếu phối hợp cùng nhà trường trong việc giáo dục các em.

Trong đề tài này, chúng tôi chọn nghiên cứu QHCM-C tuổi TN chỉ ở trường Trung học cơ sở Võ Trường Toản vì theo nhận định của Trưởng phòng Giáo dục thị xã Dĩ An tỉnh Bình Dương, hầu hết các em học sinh của trường đến từ các khu vực khác nhau của địa bàn, chứ không tập trung ở một vài khu vực trong địa bàn như ở những trường khác, hơn nữa, so với các trường trung học cơ sở khác tại địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương thì trường Trung học cơ sở Võ Trường Toản là một trường có đặc điểm là trường tập trung được đầy đủ nhất những tiêu chí mà đề tài có thể khảo sát ý kiến của HS và CMHS về QHCM-C tuổi TN.

2.1.2. Mẫu nghiên cứu

Học sinh (N = 320) Giới tính Lớp HS nam HS nữ HS lớp 7 HS lớp 8 HS lớp 9 N % N % N % N % N % 138 43,1 182 56,9 100 31,3 100 31,3 120 37,4 Cha mẹ học sinh (N=336)

Giới tính của con Quan hệ với con Khối lớp con đang học

CMHS có con trai CMHS có con gái Cha của HS Mẹ của HS CMHS có con học lớp 7 CMHS có con học lớp 8 CMHS có con học lớp 9 N % N % N % N % N % N % N % 116 34,5 220 65,5 120 35,7 216 64,3 116 34,5 102 30,4 118 35,1

Tại thời điểm nghiên cứu, trường có tất cả 34 lớp với 1307 HS từ lớp 6 đến lớp 9 chia ra :

Lớp 6 : 433 HS Lớp 7: 318 HS Lớp 8: 304 HS Lớp 9: 252 HS

Chúng tôi chọn mẫu theo công thức tính mẫu nghiên cứu đơn giản của Yamane (1967 – 1986):

n=N/1+N(e)2

Trong đó: n: Số lượng mẫu cần xác định cho nghiên cứu điều tra N: Tổng số mẫu

e: Mức độ chính xác mong muốn

Tổng số HS khối lớp 7, lớp 8 và lớp 9 của trường Trung học cơ sở Võ Trường Toản là 874 HS, nếu ta cho phép nghiên cứu sai số là 5% và độ tin cậy là 95%. Với công thức trên ta có:

n = 874/1 +874 (0,05)2 = 274

Để phòng khả năng các phiếu thăm dò được trả lời hoặc không đầy đủ, hoặc không trung thực, chúng tôi đã phát ra 500 phiếu thăm dò trên HS và 500 phiếu thăm dò CMHS.

2.2. Tổ chức nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp chính, các phương pháp nghiên cứu còn lại là các phương pháp bổ trợ.

2.2.1.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

- Mục đích: Khảo sát thực trạng QHCM-C tuổi TN và những yếu tố ảnh hưởng

- Khách thể: Học sinh lớp 7, 8, 9 và cha mẹ của các em - Quá trình thiết kế bảng hỏi

+ Giai đoạn 1: Gặp gỡ và tiếp xúc với một số nhóm HS của trường Trường trung học cơ sở Võ Trường Toản để trò chuyện và trao đổi với các em và cha mẹ của các em. Sau đó, yêu cầu các em liệt kê lên giấy (bảng hỏi mở) những vấn đề mà các em thường gặp phải trong ƯX của cha mẹ với các em.

+ Giai đoạn 2: Dựa trên sự tham khảo một số đề tài có liên quan đã được nghiên cứu trước đây, dựa vào cơ sở lý luận của đề tài, dựa vào kỹ thuật soạn thảo bảng hỏi kết hợp với phân tích, tổng hợp những thông tin thu được từ bảng thăm dò ý kiến mở ở giai đoạn 1 để đưa ra bảng hỏi đóng dành cho HS và CMHS. Sau đó, khảo sát thử một vài HS và CMHS và tham khảo ý kiến của đồng nghiệp để xác định tính thực thi của bảng hỏi đóng.

+ Giai đoạn 3: Chỉnh sửa và hoàn thiện bảng hỏi đóng chính thức dành cho HS và CMHS.

- Nội dung bảng hỏi: [PL1 ]

+ Phần 1: Thông tin cá nhân người trả lời phiếu câu hỏi (Giới tính và khối lớp học - dành cho bảng hỏi của HS; Quan hệ với con, giới tính của con và lớp học của con - dành cho bảng hỏi của CMHS).

+ Phần 2: Bảng hỏi dành cho CMHS (59 câu) được chia thành 5 nhóm câu hỏi và bảng hỏi dành cho HS (51 câu) được chia thành 4 nhóm câu hỏi.

Các nhóm câu hỏi Số lượng câu hỏi

CMHS HS

1. Nhóm câu hỏi về nhận thức của HS và CMHS về cách

ƯX của cha mẹ với con tuổi TN 26 câu 26 câu

2. Nhóm câu hỏi tình huống nhằm tìm hiểu kiểu QHCM- C tuổi TN.

- Câu hỏi đối với việc học tập của các em; - Câu hỏi đối với quan hệ bạn bè của trẻ;

- Câu hỏi đối với những vấn đề thuộc tâm tư, tình cảm trẻ;

- Câu hỏi đối với những vấn đề thường gặp của trẻ - Câu hỏi đối với cuộc trò chuyện của CMHS và HS. 3. Nhóm câu hỏi đánh giá của HS về cha mẹ (2 câu hỏi)

và tự đánh giá của CMHS về bản thân. 1 câu 2 câu 4. Nhóm câu hỏi về ý kiến của HS và CMHS về sự cần

thiết phải thay đổi cách ƯX của CMHS đối với con tuổi TN.

1 câu 2 câu

5. Nhóm câu hỏi ý kiến của CMHS về:

- Ảnh hưởng của QHCM-C đến sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ tuổi TN

- Những yếu tố ảnh hưởng đến QHCM-C - Biện pháp xây dựng QHCM-C 1 câu 8 câu 1 câu Không có - Cách tính điểm và xử lý số liệu

Tính điểm trung bình, độ lệch chuẩn và kiểm định T-test ở nhóm câu hỏi về nhận thức của HS và CMHS về cách ƯX của cha mẹ với con tuổi TN:

Các giá trị lựa chọn Đồng ý Phân vân Không đồng ý Quan điểm về cách ƯX tích cực 3 điểm 2 điểm 1 điểm Quan điểm về cách ƯX tiêu cực 1 điểm 2 điểm 3 điểm

Phần nhận thức có 26 câu hỏi liên quan đến cách ƯX của cha mẹ với con tuổi TN, điểm tối thiểu là 26 điểm (thiên về hướng tiêu cực) và điểm tối đa là 78 điểm (thiên về hướng tích cực)

- Quan điểm ƯX tích cực được hiểu là quan điểm ƯX thể hiện sự tôn trọng, tin tưởng và bình đẳng của cha mẹ trong ƯX với con.

- Quan điểm ƯX tiêu cực được hiểu là quan điểm ƯX thể hiện hoặc sự nghiêm khắc – cứng nhắc hoặc bàng quan – xa cách của cha mẹ trong ƯX với con.

Tính tỷ lệ phần trăm (%) và kiểm định chi bình phương ở các nhóm câu hỏi còn lại như:

+ Nhóm câu hỏi tình huống nhằm tìm hiểu kiểu QHCM-C tuổi TN: Các giá trị lựa chọn Câu hỏi có 1 lựa chọn

Quan hệ cha mẹ - trẻ nhỏ Mỗi tình huống gồm 3 cách ƯX, trong đó, 1 cách ƯX thiên về QH cha mẹ - người bạn và 2 cách ƯX thiên về QH cha mẹ - trẻ nhỏ.

Quan hệ cha mẹ - người bạn

Điểm của phần ƯX tình huống được tính bằng cách đếm số lần chọn câu trả lời, trên cơ sở đó xác định kiểu QH ở mỗi khách thể nghiên cứu (ở cha mẹ và ở học sinh)

Đa số là câu trả lời chọn cách ƯX thể hiện sự tôn trọng, tin tưởng và bình đẳng của cha mẹ trong ƯX với con: thiên về quan hệ cha mẹ - người bạn.

Đa số là câu trả lời chọn cách ƯX hoặc sự nghiêm khắc – cứng nhắc hoặc bàng quan – xa cách của cha mẹ trong ƯX với con: quan hệ cha mẹ - trẻ nhỏ.

+ Nhóm câu hỏi đánh giá của HS về cha mẹ và tự đánh giá của CMHS về bản thân trong QHCN-C (Câu hỏi nhiều lựa chọn)

+ Nhóm câu hỏi về ý kiến của HS và CMHS về sự cần thiết phải thay đổi cách ƯX của CMHS đối với con tuổi TN (Câu hỏi một lựa chọn)

+ Nhóm câu hỏi ý kiến của CMHS về những yếu tố (thuộc về cha mẹ) ảnh hưởng đến QHCM-C (Câu hỏi một lựa chọn)

+ Nhóm câu hỏi ý kiến của CMHS về ảnh hưởng của QHCM-C đến sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ tuổi TN (Câu hỏi một lựa chọn) + Câu hỏi biện pháp xây dựng QHCM-C (Câu hỏi 1 lựa chọn)

2.2.1.2. Phương pháp phỏng vấn

- Mục đích: Nghiên cứu sâu một số trường hợp được lựa chọn theo những tiêu chí nhất định

- Hình thức: Gặp gỡ, trò chuyện và trao đổi với HS và CMHS - Khách thể: HS và CMHS

- Cách tiến hành: Gặp gỡ và trực tiếp trao đổi với HS và CMHS tại nhà hoặc tại trường học, ghi âm nội dung trả lời phỏng vấn theo câu hỏi phỏng vấn được soạn sẵn trong biên bản phỏng vấn. [PL1]

- Nội dung:

+ Thông tin cá nhân người trả lời phiếu câu hỏi

+ Phỏng vấn sâu hơn về những điều mà HS và CMHS đã thể hiện trong phiếu trả tham dò ý kiến.

- Xử lý kết quả phỏng vấn bằng phân tích định tính - Quá trình tiến hành

+ Cởi mở và giới thiệu để tạo mối quan hệ thân thiện, gần gũi với khách thể + Gợi mở và phỏng vấn ở một số nội dung đã chuẩn bị sẵn

+ Thực hiện ghi âm và kết hợp với biên bản phỏng vấn

2.3. Kết quả nghiên cứu

2.3.1. Nhận thức của học sinh và cha mẹ học sinh về cách ứng xử của cha mẹ với con tuổi thiếu niên

Kết quả khảo sát quan điểm của HS và CMHS về cách ƯX của cha mẹ với con tuổi TN được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.1: Quan điểm của HS và CMHS

về cách ƯX của cha mẹ với con tuổi TN

Quan điểm về cách ƯX của cha mẹ với con tuổi TN

HS CMHS Mức ý nghĩa ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 70,08 4,243 61,23 8,839 0,000*

Kết quả trình bày ở bảng 2.1 cho thấy, xét tổng thể ĐTB của HS (70,08) cao hơn ĐTB của CMHS (61,23) và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về cách ƯX của cha mẹ với con tuổi TN (Mức ý nghĩa = 0,000 < 0,05). Nhìn chung, HS và CMHS đều thể hiện sự đồng tình trong cách ƯX của cha mẹ với con theo hướng cha mẹ nên tôn trọng, tin tưởng và bình đẳng. Tuy nhiên, HS có sự đồng tình về cách ƯX theo hướng đó cao hơn so với sự đồng tình của CMHS.

Sau đây xin dẫn một số ví dụ về quan điểm của HS và CMHS về cách ƯX của cha mẹ với con tuổi TN [PL2, bảng 1 và bảng 2]. Mức độ đồng tình của HS cao hơn của CMHS và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (Mức ý nghĩa < 0,05) trong cách ƯX tích cực như: Khi không muốn con làm điều gì, cha mẹ nên giải thích cho con hiểu rõ lý do và không đồng tình ở những cách ƯX tiêu cực như: Khi cấm con bất cứ điều gì cha mẹ không cần phải giải thích lý do; Con phải tuân theo mọi quyết định của cha mẹ mà không được tranh luận; Đã là con thì không có quyền đòi hỏi bất cứ điều gì ở cha mẹ; Cha mẹ có quyền biết tất cả về cuộc sống của con; Cha mẹ không nên xin lỗi con mặc dù cha mẹ làm sai; Con phải tuyệt đối phục tùng ý kiến của cha mẹ; Cha mẹ có quyền quyết định tất cả cho con; mà không cần hỏi ý kiến con; Cha mẹ nên trách phạt con mỗi khi con mắc lỗi mà không cần hỏi nguyên do.

Từ những khác biệt trên, chúng ta có thể lý giải nguyên nhân của nó là do chuyển biến trong tâm lý của trẻ tuổi TN là “mình không còn là trẻ con nữa”, thế nên mình phải được cha mẹ ƯX như người lớn. Trong ƯX của cha mẹ với con, trẻ mong muốn được cha mẹ thể hiện sự ân cần, chu đáo và thái độ chân tình, tôn trọng và đặc biệt chú ý đến quyền độc lập và tự chủ tương đối cao của trẻ. Tất nhiên, trẻ cũng muốn được sự hướng dẫn và theo dõi của cha mẹ.

Khác với HS, mức độ đồng tình của CMHS cao hơn mức độ đồng tình của HS và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (Mức ý nghĩa < 0,05) trong

ƯX tích cực như: Khi con gặp chuyện gì không hay, cha mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân của sự việc và hướng dẫn con cách giải quyết; Cha mẹ nên tạo điều kiện con tham gia vào công việc chung của gia đình; Cha mẹ không nên quản lý giờ giấc sinh hoạt của con.

Qua những số liệu trên, chúng ta có thể khẳng định rằng trong nhận thức của các bậc làm cha, làm mẹ, họ cũng đã hiểu được sự biến chuyển trong tâm lý của trẻ rằng con mình không còn nhỏ nữa, thế nên cha mẹ cũng “tạo điều kiện con tham gia vào công việc chung của gia đình” và “hướng dẫn con cách giải quyết khi con gặp chuyện không hay”. Điều quan trọng là CMHS đã đồng tình rất cao trong cách ƯX: Cha mẹ không nên quản lý giờ giấc sinh hoạt của con. Rõ ràng, trong bối cảnh xã hội hiện nay, cha mẹ luôn phải bận rộn với công việc mưu sinh để lo cho gia đình và tạo điều kiện cho các con được học hành. Trong khi đó, không ít các em thường ngoài giờ học chính quy, còn phải học phụ đạo, học thêm nhiều nơi kết hợp với nhu cầu giao tiếp bạn bè rất cao ở lứa tuổi TN nên có thể trẻ có nhiều thời gian ở bên ngoài nhiều hơn ở nhà. Thế nên việc quản lý giờ giấc sinh hoạt hàng ngày của con là điều CMHS nên làm.

Những phân tích trên cho thấy, quan điểm của CMHS về cách ƯX với con tuổi TN về cơ bản tương tự như quan điểm của HS. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cũng cho thấy, giữa quan điểm của CMHS về cách ƯX với con và nguyện vọng được ƯX như người lớn của HS vẫn còn khoảng cách nhất định. Khi người lớn chưa thay đổi nhận thức của mình đối với trẻ thì bản thân các em cũng có thể có sự phản kháng, thể hiện dưới những hình khác nhau. Phải chăng đây là nguyên nhân gây nên xung đột giữa cha mẹ và con tuổi TN?

Theo nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài, nguyên nhân trực tiếp của xung đột chính là sự khác biệt trong quan điểm của cha mẹ và con. Cha mẹ thường xuyên xem xét hành vi của con qua lăng kính đồng thuận xã hội – tức

là những điều mà xã hội chấp nhận – và cảm thấy mình có trách nhiệm điều tiết hành vi của con mình. Trong khi đó, trẻ thường cảm nhận sự điều tiết này

Một phần của tài liệu quan hệ cha mẹ với con tuổi thiếu niên thị xã dĩ an tỉnh bình dương (Trang 62 - 194)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)