Những yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ cha mẹ với con tuổi thiếu niên

Một phần của tài liệu quan hệ cha mẹ với con tuổi thiếu niên thị xã dĩ an tỉnh bình dương (Trang 33 - 40)

1.3.2.1. Những yếu tố thuộc về học sinh

Dấu hiệu cơ bản để biết một đứa trẻ đã trở thành một thiếu niên đó là hiện tượng dậy thì, là lứa tuổi chín muồi giới tính và sự trưởng thành các hệ thống sinh học khác. Theo các nhà Tâm lý học, dậy thì là thời điểm mà cá nhân đạt được sự hoàn thiện về mặt tính dục và có thể tham gia vào quá trình sinh sản nòi giống. Ở các nước phương Tây, đối với các em gái, sự thay đổi này bắt đầu từ 10 tuổi rưỡi, chậm lại khi đạt đến tuổi 13, 14. Đối với các xã hội châu Á, các em gái bắt đầu thay đổi hình thể vào độ tuổi 12, 13 và chậm lại ở tuổi 15, 16. Ở Việt Nam lứa tuổi này gần trùng với thời kỳ trẻ học ở bậc

trung học cơ sở. Bởi vậy, lứa tuổi TN còn được gọi là lứa tuổi trung học cơ sở. Tuy nhiên trong thực tế, sự dậy thì (bắt đầu tuổi TN) có thể không hoàn toàn trùng với việc học sinh vào học lớp 6, mà có thể sớm hoặc muộn hơn. Thời gian kết thúc tuổi TN, các chỉ số sinh học thường gắn với sự trưởng thành cơ thể và sinh dục, còn về phương diện văn hóa – xã hội không rõ ràng như yếu tố sinh học. Các em trai bắt đầu quá trình này chậm hơn khoảng hai đến ba năm so với em gái. Vì các em gái bắt đầu quá trình này sớm hơn, nên ở độ tuổi này, các em nữ thường cao bằng hoặc hơn các em trai cùng lớp. Ngoài việc cao và nặng hơn, dưới tác động của estrogen, hình thể em gái bắt đầu nở ra ở hông, ngực to ra, các mô mỡ hình thành dưới da, da mịn và bóng hơn, tử cung và âm đạo to ra, lông bắt đầu mọc ở những chỗ kín. Em trai bắt đầu nở vai, tỷ lệ nét mặt cũng thay đổi, trán nhô ra, mũi và quai hàm nổi hơn, cơ quan sinh dục to ra, mọc râu ở mặt, mọc lông chỗ kín, bụng và tay chân. Em trai tiếp tục phát triển cơ bắp và sức mạnh thể lực trong khi các em gái giảm tốc độ phát triển cơ bắp tay chân [12]. Thêm vào đó, những thay đổi sinh lý ở tuổi TN cũng gây một số khó khăn đặc trưng cho lứa tuổi này. Cơ thể phát triển mạnh mẽ nhưng không đồng đều. Ví dụ xương tay, xương chân phát triển rất nhanh, nhưng xương ngón tay, ngón chân lại phát triển chậm. Vì thế các em có vẻ lóng ngóng, vụng về, không khéo léo khi làm việc, hay làm đổ vỡ… gây ra tâm lý khó chịu cho người xung quanh. Sự phát triển cơ thể mạnh mẽ và các tuyến nội tiết thường dẫn đến sự rối loạn của hoạt động thần kinh, do đó các em dễ xúc động, bực tức, có phản ứng gay gắt, mạnh mẽ. Hoặc có khi các em ở tình trạng ức chế mạnh, sống thu mình, uể oải, thờ ơ, lơ đễnh hoặc có hành vi xấu không đúng bản chất của các em. Sự phát dục là bình thường theo quy luật phát triển của sinh học. Sự phát dục kéo theo sự trưởng thành của cơ thể, nhưng sự trưởng thành về mặt xã hội và tâm lý chưa theo kịp. Khó khăn của thiếu niên chính là ở chỗ, các em chưa đánh giá, chưa

biết kìm hãm và hướng dẫn bản năng, ham muốn của mình một cách đúng đắn, chưa biết kiểm tra tình cảm của người khác và hành vi của mình, chưa biết xây dựng mối quan hệ đúng đắn với bạn bè khác giới.

Về mặt tâm lý, quan điểm duy vật đưa ra những đặc trưng và tiêu chuẩn để xác định thời kỳ phát triển hay độ tuổi cụ thể của đứa trẻ là những cấu trúc tâm lý mới, đặc trưng cho bản chất của mỗi lứa tuổi. Những cấu trúc mới ở mỗi lứa tuổi được xem như là một dạng cấu tạo mới của nhân cách và hoạt động của nó. Đó là những biến đổi tâm lý và xã hội, xuất hiện lần đầu tiên ở mỗi độ tuổi nhất định, quy định ý thức của trẻ, quan hệ của nó với môi trường, sự sống bên ngoài của nó. Sự phát triển của trẻ quan từng giai đoạn (thời kỳ), có những thời kỳ sự phát triển diễn ra chậm hoặc ít có sự tiến hóa rõ rệt. Ở những lứa tuổi đó nhìn chung sự thay đổi bên trong diễn ra nhẹ nhàng, uyển chuyển khó nhận thấy, sự thay đổi rất nhỏ trong nhân cách của trẻ. Những thay đổi đó tích lũy đến một gia đoạn nhất định, sau đó thể hiện rõ cấu trúc mới của lứa tuổi. Sau đây là những nét điển hình trong sự thay đổi cấu trúc tâm lý của trẻ tuổi TN:

Quan hệ bạn bè đóng vai trò cực kỳ quan trọng.

Trong nghiên cứu “Tìm hiểu mẫu thuẫn giữa cha mẹ và con về nhu cầu chọn bạn của học sinh lớp 8, 9 tại quận 10 thành phố Hồ Chí Minh, tác giả Nguyễn Văn Khoa đã chứng minh rằng: có 93% HS thích kết bạn, 89% HS xem việc kết bạn là quan trọng và 91% HS xem việc kết bạn là cần thiết [25, tr.64]. Có thể nói bạn bè có ảnh hưởng rất lớn trong việc thay đổi suy nghĩ, lời ăn tiếng nói, hành vi ứng xử của các em lứa tuổi TN. Giai đoạn này hoạt động của các em được mở rộng rất nhiều so với giai đoạn lứa tuổi trước đó, trong đó các em dành mối quan tâm đặc biệt đến hoạt động giao lưu bạn bè thông qua các hình thức: nhóm bạn thân trong lớp, các nhóm hoạt động đoàn hội, nhóm bạn bè cùng tiến bộ… Tiếp xúc càng nhiều bạn bè thì sự thay đổi về

hành vi của các em càng rõ rệt. Bởi vậy, trong giai đoạn này các bậc cha mẹ cần giúp đỡ con cách chọn bạn bè bằng cách thường xuyên quan tâm đến sự thay đổi về hành vi, ngôn ngữ, cách ứng xử của con để có những tác động uốn nắn kịp thời và một điều quan trọng nữa là phải đánh giá đúng sự tác động và ảnh hưởng của nhóm bạn bè để giúp con hòa nhập vào những nhóm bạn bè tốt, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực từ nhóm bạn bè không tốt, tạo điều kiện cho sự phát triển lành mạnh của con em mình.[18]

Ở giai đoạn tuổi TN, các em đang có sự phát triển, biến đổi mạnh mẽ về tâm sinh lý, đang trong quá trình hình thành cái tôi lần thứ hai, các em luôn đón nhận sự tác động mọi tác động và luôn luôn tìm xu hướng giống mình trong cuộc sống. Trong môi trường bạn bè các em luôn khám phá ra những điều mới mẻ, thấy mình bắt đầu lớn lên được bạn bè thừa nhận và luôn mong được bạn bè nghĩ tốt về mình, tìm thấy sự phù hợp khi sống với thế giới bạn bè. Chính điều này đã làm xuất hiện nguyện vọng tìm được một chỗ đứng trong lòng tập thể, hòa mình vào tập thể. Đây là lứa tuổi đang khao khát tìm một vị trì ở bạn bè, ở tập thể, muốn được sự công nhận của bạn bè. Các em cần giao tiếp với bạn để khẳng định mình. Mong muốn có người bạn thân để chia sẻ, giải bày tâm sự, những băn khoăn, vướng mắc… Sự tẩy chay của bạn bè, của tập thể có thể thúc đẩy thiếu niên sửa chữa nhược điểm để được hòa nhập với bạn, cũng có thể khiến các em tìm kiếm và gia nhập nhóm bạn khác, hoặc nảy sinh các hành vi tiêu cực như phá phách, gây hấn… Cha mẹ cần lưu ý điều này, vì khi thiếu niên xa rời tập thể, kết bạn thành nhóm tự phát ngoài trường học có thể dẫn tới hậu quả đáng tiếc.[18]

Một đặc điểm rất quan trọng trong tâm lý của tuổi TN là có xu hướng vươn lên làm người lớn, được tự lập, muốn được trân trọng và được đối xử như người lớn. Đòi hỏi của các em là người lớn phải thừa nhận “tính người lớn” của mình. Nếu không được đáp ứng điều này, các em sẽ phản kháng rất

quyết liệt. Do muốn làm người lớn, nên các em luôn có khuynh hướng học tập người lớn về cả hai mặt tốt lẫn xấu. Các em có nhu cầu khẳng định mình, khẳng định cái tôi và muốn được tôn trọng. Các em muốn thoát khỏi sự ràng buộc của cha mẹ, tính độc lập tăng trong khi cha mẹ vẫn coi các em là trẻ con, muốn áp đặt những yêu cầu, mong muốn của mình. Do vậy, ở các em thường nảy sinh ý thức chống đối lại những ý muốn của cha mẹ. Tuy nhiên, trẻ lại có một đặc điểm là vừa có tính trẻ con, vừa có tính người lớn, vừa có tính độc lập đồng thời có tính ỷ lại, và trong nội tâm của trẻ luôn có sự mâu thuẫn phức tạp… Về mặt xã hội, sự phát triển của các em chưa tương thích với sự phát triển về tâm lý, sinh lý. Các em còn thiếu kinh nghiệm xã hội, khả năng tự kềm chế, tự kiểm soát, ứng xử và ra quyết định hợp lý còn yếu… dễ dẫn đến những hành vi sai lầm. Ở tuổi này có thể dẫn đến khủng hoảng tuổi dậy thì.[18]

Hình thành năng lực tự ý thức (biết tự nhận thức – tự đánh giá, hình thành sự tự đánh giá và hành động ý chí với những kế hoạch cụ thể) là một trong những đặc trưng quan trọng. Sự hình thành tự ý thức là một trong những đặc điểm đặc trưng trong sự phát triển nhân cách của trẻ tuổi TN. Mức độ phát triển về chất của tự ý thức sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống tâm lý của thiếu niên, đến tính chất hoạt động của thiếu niên cũng như việc hình thành mối quan hệ của thiếu niên với những người khác. Trên cơ sở tự nhận thức, tự đánh giá và tự giáo dục bản thân, các em mới có khả năng điều khiển, điều chỉnh hoạt động của bản thân cho phù hợp với yêu cầu khách quan, mới giữ được quan hệ, giữ được vị trí xứng đáng trong xã hội, trong lớp học, trong nhóm bạn. Các em rất nhạy cảm với lời đánh giá của xã hội, của người lớn, do vậy chúng ta cần đối xử với các em một cách khéo léo, tế nhị để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục ý thức các em. Bên cạnh đó, nhiều phẩm chất nhân cách khác cũng hình thành và phát triển mạnh như tính độc lập, dũng

cảm, ý thức danh dự, lòng tự hào… Tuổi thiếu niên có nhiều mơ ước trong sáng, ước mơ của các em thường đẹp và chính đáng. Đó là những phẩm chất, những ước mơ đáng được trân trọng. Thiếu niên có sức sống mãnh liệt, ý thức tự trọng và ý muốn độc lập, mong muốn được đối xử như người lớn. Thiếu niên thường có tâm lý “phóng đại” các năng lực của mình, thường đánh giá mình cao hơn thực tế. Các em không những luôn có ấn tượng sâu sắc rằng: “mình không còn là trẻ con nữa” mà còn ý thức và đánh giá được những chuyển biến trong sự phát triển của cơ thể mình, cảm thấy mình “người lớn” một cách có căn cứ. Ở thiếu niên xuất hiện thái độ quan tâm cảm xúc đối với giới tính và đồng thời có những đặc điểm hành vi riêng biệt của thiếu niên (thiếu niên bắt đầu quan tâm đến bạn khác giới một cách kín đáo). Trong quan hệ với xã hội, gia đình, bạn bè và với những trẻ em nhỏ tuổi hơn các em thiếu niên thường chọn cho mình một vai trò thích hợp. Chẳng hạn đối với các em nhỏ tuổi hơn thì thiếu niên thường có thái độ nhường nhịn, cao thượng và gương mẫu, giúp đỡ và giáo dục.[18]

Trên đây là những đặc trưng tâm lý của trẻ tuổi TN. Tuy nhiên, quá trình phát triển tâm lý của thiếu niên phụ thuộc vào nhiều đặc điểm và diễn ra không đồng đều về mọi mặt. Điều đó quyết định sự tồn tại vừa “tính trẻ con” vừa “tính người lớn” trong thiếu niên. Mặt khác, ở những thiếu niên cùng lứa tuổi lại có những khác nhau cơ bản trong mức độ phát triển các khía cạnh khác nhau của tính người lớn. Điều đó liên quan đến những hoàn cảnh sống khác nhau. Ngày nay, hoàn cảnh sống đó có hai mặt: một mặt kìm hãm sự phát triển tính người lớn (trẻ chú ý vào học, các em không có nghĩa vụ khác thường xuyên và nghiêm túc, vì các bậc cha mẹ không để trẻ lao động, phục vụ sinh hoạt hàng ngày, không để trẻ quan tâm, lo lắng điều gì, cha mẹ chăm sóc trẻ mọi mặt). Mặt khác những yếu tố người lớn thúc đẩy tính người lớn (tạo cho trẻ nguồn tưởng tượng lớn lao, sự phát triển gia tốc về thể lực và phát

dục, những cha mẹ quá bận rộn dẫn đến trẻ sớm có tính độc lập). Điều đó tạo ra sự khác nhau rất lớn về những điều kiện quyết định sự phát triển của thiếu niên, tạo ra biểu hiện muôn màu, muôn vẻ trong sự phát triển của thiếu niên.

Trong gia đình, các em có những vai trò nhất định: các em được thừa nhận là một thành viên tích cực, được giao nhiệm vụ cụ thể và các em có thể làm được khá nhiều công việc giúp đỡ gia đình (chăm sóc em nhỏ, nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa…). Ở những gia đình neo đơn hoặc khó khăn, các em phải tham gia lao động thật sự, góp phần thu nhập cho gia đình. Thêm vào đó, các em được cha mẹ tôn trọng, quan tâm đến ý kiến các em, được trao đổi, bàn bạc một số công việc nhà.... Các em có quyền quyết định một số việc riêng của bản thân mình mà không hoàn toàn lệ thuộc hoàn toàn và cha mẹ. Có như vậy, các em mới thấy được sự hữu dụng của chính bản thân mình đối với mọi người và điều đó giúp các em phấn đấu sống tốt hơn. Thế nên ở độ tuổi này, trẻ tuổi TN đã biết quan tâm đến việc xây dựng, bảo vệ uy tín gia đình. Nhìn chung, trẻ ý thức được vị thế mới của mình trong gia đình và thực hiện một cách tích cực.Tuy nhiên, đa số các em vẫn còn đi học nên các em vẫn phụ thuộc về kinh tế và các yếu tố xã hội khác vào cha mẹ. Điều này tạo ra hoàn cảnh có tính chất hai mặt trong đời sống của thiếu niên ở gia đình. Một mặt có những yếu tố thúc đẩy phát triển tính cách của người lớn. Mặt khác hoàn cảnh sống của các em có những yếu tố kìm hãm sự phát triển tính người lớn: phần lớn thời gian các em còn bận học, ít có nghĩa vụ khác với gia đình, nhiều bậc cha mẹ quá chăm sóc trẻ, không để các em phải chăm lo công việc gia đình.

Ngoài xã hội, thiếu niên được xã hội công nhận là một công dân như người lớn, tự chịu trách nhiêm trước hành vi của mình thông qua việc được làm chứng minh nhân dân. Cùng với học tập, thiếu niên có nhiều đóng góp tích cực cho xã hội, trực tiếp tham gia nhiều hoạt động có ích cho xã hội: tuyên truyền, làm những việc tình nguyện giúp đỡ, giáo dục các em nhỏ, giúp

đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình cách mạng, tham gia các hoạt động tập thể chống tệ nạn xã hội (cờ bạc, rượu chè, ma túy…), vệ sinh trường lớp, đường phố, làm tình nguyện viên cho các lớp xóa mù, cổ động, giữ gìn an ninh trật tự giao thông… Trẻ tuổi TN có sức lực, hiểu biết nhiều, muốn được mọi người thừa nhận mình là người lớn, thích làm những công việc mọi người đều biết đến, đặc biệt công tác xã hội (để được thừa nhận là người lớn). Chính vì những điều đó mà các em được xã hội đánh giá cao hơn. Hoạt động xã hội là một hoạt động có tính tập thể, khi tham gia vào đó, quan hệ các em được mở rộng, kinh nghiệm sống được tích lũy, tầm hiểu biết được nâng cao. Điều này sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển nhân cách của các em.

Tóm lại, do có sự thay đổi về cơ thể, điều kiện sống, điều kiện hoạt động của các em trong gia đình, nhà trường, xã hội mà vị trí các em được nâng lên. Các em ý thức được sự thay đổi này và tích cực hoạt động cho phù hợp với sự

Một phần của tài liệu quan hệ cha mẹ với con tuổi thiếu niên thị xã dĩ an tỉnh bình dương (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)