Có nhiều cách phân loại khác nhau về các kiểu QHCM-C tuổi TN. Sau đây, chúng tôi xin được trích dẫn một vài cách phân loại tiêu biểu:
Trong cuốn “Phương pháp cải thiện mối quan hệ giữa cha mẹ và con”, tác giả Mạnh Dục Quần, Từ Tụ Như đã trình bày năm thái độ và một mô hình trong QHCM-C trong thời kỳ mới. Tương ứng với mỗi thái độ, các tác giả cũng đã chỉ ra rất cụ thể các loại hình QHCM-C như sau: [32, tr.20 – 28]
- Thái độ từ chối: Đây chỉ là khuynh hướng từ chối trong tình cảm hoặc thái độ của cha mẹ đối với con.
+ Loại hình từ chối một cách tiêu cực, cha mẹ không chú ý đến lời nói của con, không coi trọng, thả lỏng con một cách tùy tiện, không quan tâm, không tin tưởng, thái độ không nhất quán…
+ Loại hình từ chối một cách tích cực: cha mẹ hay trừng phạt con bằng các hình thức như úp mặt vào tường, ngược đãi, có những yều cầu quá khắt khe đối với con, chối bỏ trách nhiệm nuôi dưỡng con.
- Thái độ can thiệp: Đó là những cha mẹ thích can thiệp quá mức đến con, coi con là vật sở hữu của mình, thường lấy quyền làm cha làm mẹ để khống chế con.
Thái độ từ chối
Thái độ bảo hộ
Thái độ phục tùng Thái độ can thiệp
Thái độmâu thuẫn, không nhất quán
Mô hình dân chủ
Loại hình đặt nhiều hi vọng
Loại hình từ chối một cách tiêu cực
Loại hình nghiêm khắc
Loại hình từ chối một cách tích cực
Loại hình phục tùng một cách mù quáng Loại hình nuông chiều quá mức
Loại hình bất an Loại hình can thiệp
Loại hình không nhất quán Loại hình mâu thuẫn
+ Loại hình nghiêm khắc, mặc dù những cha mẹ rất yêu thương con nhưng thường có thái độ quá nghiêm khắc, quá cứng nhắc để ép buộc, ra lệnh, giám sát con.
+ Loại hình đặt nhiều hi vọng: Các bậc cha mẹ thuộc loại hình này thường đặt tất cả mọi niềm tin vào con nhưng lại không hiểu rõ khả năng và sở thích của con. Họ thường muốn con phục tùng theo những yêu cầu của mình để thực hiện mọi ước mơ mà mình mong đợi.
- Thái độ bảo hộ: Cha mẹ thường lo lắng một cách quá mức với con. + Loại hình can thiệp: giống như loại hình đặt nhiều hi vọng vào con, cha mẹ chăm sóc tỉ mỉ, dặn dò con từng li từng tí để con mình làm tốt mọi việc.
+ Loại hình bất an: cha mẹ thường lo lắng quá mức tới cuộc sống, học hành, sức khỏe, quan hệ bạn bè và tương lai của con. Vì thế khiến họ cảm thấy phải có trách nhiệm trên mức bình thường, quan tâm tới con một cách quá mức.
- Thái độ phục tùng: Đó là những cha mẹ luôn chấp nhận một cách vô điều kiện trước những yêu cầu và đòi hỏi của con, đồng thời họ thường thấy thỏa mãn khi làm được điều đó. Những cha mẹ thuộc thái độ này này thường gặp những trắc trở trong tình cảm như vợ chồng bất hòa, có mâu thuẫn với cha mẹ, mất vợ hoặc mất chồng. Vì vậy học muốn dùng tình cảm của mình để bù đắp những tổn thất trong tình cảm cho con.
+ Loại hình nuông chiều quá mức: trước những yêu cầu đòi hỏi của con cha mẹ thường chấp nhận những đòi hỏi, yêu cầu đó một cách vô đều kiện. Vì thương yêu con quá mức nên cha mẹ thường tìm mọi biện pháp để đáp ứng các yêu cầu của con. Thậm chí khi con làm những điều sai trái, họ vẫn tìm cớ biện bạch cho con.
+ Loại hình phục tùng một cách mù quáng: cha mẹ thường để cho con có quyền trong mọi việc. Họ thường chấp nhận tất cả những yêu cầu của con cho dù phải hy sinh mọi thứ.
- Thái độ mâu thuẫn, không nhất quán: Đó là những trường hợp một trong hai bên cha mẹ mâu thuẫn trong việc giáo dục con ở các thời điểm và hoàn cảnh khác nhau hoặc cách giáo dục của hai bên cha mẹ không thống nhất.
+ Loại hình mâu thuẫn: Cùng một hành động ở trẻ nhưng người lớn lúc thì bị mắng, cấm đoán lúc lại chấp nhận khuyến khích trẻ làm. Cũng có nhiều cha mẹ do có thái độ căm ghét, phản cảm đối với con, nhưng nhiều lúc họ cảm thấy rất mâu thuẫn, thấy có lỗi với chúng. Mặc dù có lúc cha mẹ khen ngợi chúng nhưng cũng không thể biết lúc nào sẽ bị mắng. + Loại hình không nhất quán: Đây là loại hình chỉ thái độ quản giáo của cha mẹ không nhất quán. Ví dụ: cha quá nghiêm khắc, mẹ lại quá dễ dãi; cha mắng con nhưng mẹ lại can ngăn; cha đã quyết định một việc nào đó nhưng mẹ lại phản đối.
Trên đây là năm kiểu thái độ thường hay gặp ở các bậc cha mẹ. Tuy nhiên, trong thực tế, QHCM-C rất ít có những đặc trưng điển hình của một kiểu thái độ nào đó mà thường có sự kết hợp, đan xen lẫn nhau giữa hai hoặc ba kiểu thái độ.
Các kiểu thái độ kể trên là những thái độ mà các bậc cha mẹ nên tránh. Mô hình lý tưởng cho QHCM-C là mô hình dân chủ. Ở mô hình này, cha mẹ luôn quan tâm, giúp đỡ, khích lệ con khi chúng cần; cha mẹ phải tìm cách để hiểu con, chuyện trò, tâm sự với con để cha mẹ và con luôn được gần gũi, hòa hợp; phải tôn trọng nhân cách và quyền tự chủ của con, tạo cho con một sự tự do và độc lập phù hợp; khuyến khích con phát biểu ý kiến của mình, để cho chúng tập làm quen tự giải quyết các vấn đề của bản thân, đồng thời phải biết trách nhiệm của mình với gia đình; giáo dục con phải biết có hiếu với ông bà,
cha mẹ học dần cách sống tự lập trong cuộc sống; tình cảm, quan hệ giữa cha và mẹ phải hòa hợp, không khí gia đình luôn vui vẻ, thoải mái. Mô hình quan hệ này sẽ giúp cha mẹ trở thành người bạn “dạy dỗ nhưng không chi phối, tự do nhưng không dễ dãi, tôn trọng nhưng không nuông chiều, khích lệ nhưng không xuôi khiến” của con. Dưới sự ảnh hưởng của mô hình quan hệ dân chủ giữa cha mẹ và con, trẻ sẽ trở nên thân thiện, biết kềm chế bản thân, có khả năng thích ứng tốt với môi trường xã hội, từ đó có thể thúc đẩy được tính độc lập, tính tích cực, tinh thần tìm tòi, có trách nhiệm với xã hội của trẻ. Trẻ sẽ trở nên hoạt bát, vui vẻ, sôi nổi trong mọi việc.
Tương tự như tác giả Mạnh Dục Quần, Từ Tụ Như, tác giả I. X. Côn cũng có đề cập đến kiểu quan hệ cha mẹ và con theo mô hình dân chủ. Nhưng thêm vào đó, I. X. Côn còn đưa ra kiểu quan hệ cực đoan trong cuốn Tâm lý Thanh niên như sau: Các kiểu quan hệ cực đoan, dù là đi theo hướng độc đoán hoặc là đi theo hướng thả lỏng cho trẻ tự do đều đưa đến những hậu quả xấu [41].
Liên quan với những góc độ hành vi xã hội khác nhau của trẻ vị thành niên, Diana Baumrind nêu ra bốn kiểu QHCM-C. Đó là các kiểu độc đoán, uy quyền, thờ ơ và nuông chiều. [dẫn theo 16]
Cha mẹ độc đoán là cha mẹ rất khắt khe, bắt buộc con phải tuân theo đường hướng mà cha mẹ vạch sẵn và phải luôn xem trọng công việc và nổ lực. Cha mẹ độc đoán thường đặt ra những giới hạn chính xác, quản lý gắt gao và khống chế con hoàn toàn. Những cha mẹ kiểu này rất ít khi cho phép con được trao đổi, tranh luận với họ. Ví dụ: cha (hoặc mẹ) độc đoán có thể
Cha mẹ độc đoán
Cha mẹ uy quyền
Cha mẹ
nói: “Con phải thực hiện đúng như cha (mẹ) đã bảo, không được bàn luận gì thêm”.
Ngược lại cha mẹ uy quyền khuyến khích con độc lập nhưng vẫn đặt ra những giới hạn và kiểm soát các hành động của con. Họ cho phép con họ được trao đổi và tranh luận thoải mái và luôn bày tỏ tình cảm và sự chu đáo của mình đối với con. Cách làm cha mẹ như thế thường làm tiền đề cho con học các ứng xử tốt trong xã hội. Con của cha mẹ uy quyền thường tự tin, tin cậy cha mẹ và rất có khả năng giao tiếp xã hội. Cha mẹ uy quyền cũng có thể điều khiển cuộc sống của con. Kết quả một nghiên cứu gần đây khẳng định nếu thực hiện tốt kỹ thuật cha mẹ uy quyền sẽ làm giảm những hành vi có vấn đề và cải thiện thành tích học tập của trẻ vị thành niên.
Những bậc cha mẹ có kiểu quan hệ thờ ơ và nuông chiềuđối với con được Diana Baumrind gọi chung là cha mẹ dễ dãi. Cha mẹ thờ ơ không quan tâm đến cuộc sống của con. Cha mẹ thờ ơ không thể trả lời được những câu hỏi như: “10 giờ tối rồi, ông (bà) có biết con mình hiện đang ở đâu không?”, hoặc “Hôm nay, con của ông (bà) được mấy điểm bài kiểm tra?”… Thiếu niên đặc biệt có nhu cầu được cha mẹ quan tâm, vì thế mà các em có cha mẹ thờ ơ nói chung hay nghĩ rằng, cha mẹ có quá nhiều điều khác quan trọng hơn chúng.
Cha mẹ nuông chiều là mẫu cha mẹ rất quan tâm đến con nhưng lại sao nhãng việc quản lý con và rất ít khi đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi đối với con. Nhiều cha mẹ chủ ý nuôi nấng con theo cách này bởi họ tin rằng, sự quan tâm trìu mến kết hợp với việc ít kềm chế, bó buộc sẽ giúp họ nuôi dạy con trở thành người tự tin và sáng tạo. Theo Diana Baumrind, cha mẹ loại này cho phép con làm những gì chúng muốn và kết cục là con họ không học được tính tự chủ, luôn luôn thụ động, trông chờ vào sự chỉ dẫn của người khác.
Diana Baumrind khẳng định đa số cha mẹ thường áp dụng nhiều kiểu QH với con, mặc dù trong một thời điểm nhất định một kiểu QH nào đó có thể nổi
trội hơn. Cha mẹ lúc này có thể cho con được tự quyết định những vấn đề mà trẻ có thể làm được, nhưng lúc khác lại sẽ nghiêm khắc, cứng rắn. Thứ hai, dù sử dụng kiểu QH thế nào với con đi nữa thì cha mẹ vẫn không được làm giảm đi tầm quan trọng của quá trình xã hội hóa ở trẻ – trẻ tuổi TN hòa nhập, thích nghi với cha mẹ cũng như cha mẹ thích nghi với trẻ tuổi TN. [16]
Nghiên cứu của các nhà Tâm lý học Nhật Bản về quan hệ giữa thái độ giáo dục của người mẹ với tính cách con cũng đã chỉ ra các thái độ của người mẹ như: thích chi phối tất cả, săn sóc quá mức, bảo vệ, nuông chiều, dễ dãi quá mức, không coi trọng, từ chối, tàn nhẫn, dân chủ, chuyên chế. [32, tr.30, 31]
Tác giả Vương Cực Thịnh cũng xếp QHCM-C thành bốn kiểu nhưng với những tên gọi khác và một số đặc điểm đặc trưng cho mỗi kiểu quan hệ cũng khác tuy không đáng kể. Cụ thể, ông cho rằng, có thể chia thành bốn loại cha mẹ: cha mẹ chăm sóc quá mức, cha mẹ can thiệp quá mức, cha mẹ trừng phạt quá mức và cha mẹ dân chủ lý giải ôn hòa. [32]
Kiểu cha mẹ chăm sóc quá mức tức là cái gì cha mẹ cũng làm thay cho con nên có em đã là HS trung học mà vẫn chưa biết làm bất cứ công việc gì giúp đỡ cha mẹ, thậm chí đến việc gọt hoa quả cũng không thể làm được. Cha mẹ lo liệu hết việc nhà, giúp con giải quyết hết tất cả mọi vấn đề giống như người bảo mẫu.[32]
Kiểu cha mẹ can thiệp quá mức, cha mẹ hạn chế mọi lời nói và việc làm của con. Những người làm cha, làm mẹ kiểu này quan niệm rằng, đã là con thì Kiểu cha mẹ
chăm sóc quá mức
Kiểu cha mẹ can thiệp quá
mức Kiểu cha mẹ trừng phạt quá nghiêm khắc Kiểu cha mẹ dân chủ, lý giải ôn hòa
phải làm theo mọi ý muốn của cha mẹ, không được vượt ra ngoài mệnh lệnh của cha mẹ. [32]
Kiểu cha mẹ trừng phạt quá nghiêm khắc, thông thường cha mẹ kiểu này có mấy thái độ sau: cha mẹ giáo dục con với thái độ gò ép, thiếu tình cảm, nói năng thô lỗ, cộc cằn; cha mẹ bắt con phải tiếp cận cách suy nghĩ của mình khiến trẻ nghe theo nhưng không khâm phục, bề ngoài trẻ tỏ ra phục tùng nhưng bên trong thì ngấm ngầm phản đối; cha mẹ thường mỉa mai, trách móc, thậm chí chửi mắn, đánh đập làm tổn thương lòng tự tôn của trẻ. [32]
Kiểu cha mẹ dân chủ, lý giải ôn hòa. Những cha mẹ kiểu này thường không đặt ra những yêu cầu quá cao về mặt học tập đối với con song lại yêu cầu trẻ phải là người chính trực. Môi trường gia đình dân chủ, ôn hòa chính là không gian rộng mở để con phát triển tâm lý và nhân cách. Trong những gia đình có kiểu quan hệ này, con có thể phát triển toàn diện và hoàn thiện cá tính dựa trên sở thích và hứng thú của riêng mình. Đương nhiên là các bậc cha mẹ vẫn là những người đưa ra ý kiến và chỉ đạo lý tính đối với sự trưởng thành của con họ. [32]
Khác với quan điểm của Diana Baumrind và Vương Cực Thịnh, tác giả Berger Kathleen Stassen lại cho rằng, khi tìm hiểu QHCM-C chỉ cần phân biệt ba kiểu quan hệ cơ bản: kiểu độc đoán, kiểu nuông chiều và kiểu uy quyền. [16]
Cha mẹ kiểu độc đoán mong muốn con phải tuyệt đối phục tùng. Họ quản lý con rất sát sao, đặt ra những giới hạn chính xác buộc con phải tuân thủ, không cho phép con được trao đổi hay thảo luận với cha mẹ về bất cứ vấn đề gì. Điều đặc biệt là cha mẹ độc đoán ít thể hiện sự thương yêu, chăm sóc
Cha mẹ kiểu
con.[16]
Cha mẹ kiểu uy quyền đặt ra những nguyên tắc nhưng cũng rất quan tâm, chăm sóc và thường xuyên giao tiếp với con, biết nới lỏng sự kiểm soát của mình sao cho nó phù hợp với khả năng của con và với mong muốn con đưa ra được những quyết định độc lập, trong khi cha mẹ vẫn cung cấp cho con những chỉ dẫn rõ ràng, ấm áp và cũng nhận được sự chấp nhận từ con. Điều này rất phù hợp với con tuổi TN, vốn là những đứa trẻ muốn được độc lập trong điều kiện có sự hỗ trợ vững chắc của cha mẹ và người thân trong gia đình. [16]
Cha mẹ kiểu nuông chiều dường như họ không quan tâm đến việc con làm gì. Đối với con, cha mẹ kiểu này rất tình cảm nhưng không nghiêm khắc [16]
Lưu Song Hà – tác giả công trình nghiên cứu “Cách thức cha mẹ quan hệ với con và hành vi lệch chuẩn của trẻ” - từ việc đưa ra tổng quan những nghiên cứu về cách cách phân chia QHCM-C của các tác giả trong và ngoài nước, trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn, cùng với phép phân tích nhân tố cũng đã phân loại quan hệ này thành ba nhóm (kiểu quan hệ) – là những kiểu QHCM-C có xu thế trội. Nhóm thứ nhất là nhóm quan hệ tin tưởng – bình đẳng; thứ hai là nhóm quan hệ bàng quan – xa cách, nhóm thứ ba là nhóm quan hệ nghiêm khắc – cứng nhắc. [16]
Kiểu quan hệ tin tưởng - bình đẳng: cha mẹ luôn gần gũi, quan tâm tới đời sống tình cảm cũng như các sinh hoạt của con; cha mẹ kiên nhẫn, nhẹ nhàng, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của con, luôn cố gắng để hiểu con và cho phép con nói lên ý kiến của mình. Những cha mẹ kiểu này đặt ra các
Kiểu quan hệ tin tưởng - bình đẳng
Kiểu cha mẹ bàng quan - xa cách
Kiểu quan hệ nghiêm khắc - cứng nhắc
nguyên tắc cho con nhưng cũng rất quan tâm chăm sóc và thường xuyên giao tiếp với con. [16]
Kiểu cha mẹ bàng quan – xa cách: cha mẹ dường như không quan tâm