Gia đình dưới góc nhìn của Tâm lí học xã hội chính là nhóm cơ sở mà các thành viên của nó gắn bó với nhau hết sức mật thiết về mọi mặt, tác động sâu sắc đến nhân cách con người, mà trước hết là đời sống tình cảm của họ. Gia đình là một nhóm xã hội mà các cá nhân trong nhóm chính là các thành viên của gia đình. Những thành viên này thường sống chung một nhà, QH vợ chồng, QH huyết thống cha mẹ và con khiến sự tác động qua lại giữa các thành viên trong gia đình có những đặc điểm riêng. Trong gia đình cá nhân bộc lộ toàn bộ nhân cách của từ tính cách cho tới những thói quen sinh hoạt hàng ngày bao gồm cả sức mạnh trí tuệ lẫn sức mạnh cơ bắp, cả lòng tốt và sự nhạy cảm, bao dung độ lượng... Sự bộc lộ được thể hiện một cách tự nhiên nhất, rõ ràng nhất và trọn vẹn nhất kể cả những nét nhân cách tốt lẫn những nét nhân cách xấu.
Tác giả Lưu Song Hà cũng đã đưa ra cách hiểu QHCM-C là “tất cả cách ứng xử, sự tác động thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách phản ứng của cha mẹ đối với các con trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Những cách ứng xử này có tác động đến con theo các cách khác nhau tùy thuộc vào sắc thái cảm nhận và trải nghiệm cảm xúc của các em về chúng”. [16, tr.17]
Khi tìm hiểu những yếu tố tâm lý, xã hội, văn hóa nào đang tác động và tác động như thế nào đến các mối QH gia đình, Lê Thi (1998) đã bàn tới QHCM-C, đặc biệt với lớp trẻ ở tuổi vị thành niên còn sống phụ thuộc vào gia đình. Theo tác giả, quan hệ giữa cha mẹ và con là sự thông cảm, lắng nghe, thuyết phục lẫn nhau, bằng lẽ phải, tình thương, họ quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng, những khó khăn của nhau mà không phải tuyệt đối như chỉ có “trên bảo dưới vâng”. Có thể nói Lê thi đã đưa ra một quan niệm về QHCM- C để định hướng cho một quan hệ tốt đẹp mà mỗi gia đình cần hướng tới. [dẫn theo 16, tr.17]
Dựa theo cách hiểu về QHCM-C hai tác giả trên đưa ra, chúng ta có thể nhận thấy QHCM-C là một bộ phận của QH xã hội, nó chính là QH giữa người với người trong một nhóm xã hội mà cụ thể là QHCM-C trong gia đình. Tuy nhiên, QH này trong gia đình mang nặng sắc thái xúc cảm - tình cảm, tác động tới tận nơi sâu thẳm, thầm kín nhất của con người. Trong gia đình, sự tác động qua lại lẫn nhau là một quá trình cho và nhận, nhưng không đơn thuần chỉ là sự trao đổi qua lại đôi bên cùng có lợi như trong các nhóm xã hội khác. Nhìn vào QH tương tác giữa các thành viên trong gia đình ta còn thấy trong đó mối dây liên hệ mật thiết của tình yêu thương, lòng kính trọng, sự bao dung độ lượng, đức hi sinh... Chính những điều đó khiến cho các chuẩn mực chủ quan của cá nhân linh hoạt hơn, dễ thích nghi hơn với các yêu cầu cụ thể của tình huống thực tế trong gia đình.
Từ những phân tích trên, chúng tôi hiểu quan hệ cha mẹ với con là tổ
hợp các cách ứng xử thể hiện kiểu quan hệ cha mẹ với con được biểu hiện
qua thái độ, hành vi, cử chỉ của cha mẹ đối với con trong các tình huống
khác nhau của đời sống gia đình.
Thứ nhất, vì QHCM-C là tổ hợp các cách ƯX của cha mẹ với con nên để xác định được kiểu QHCM-C phải dựa trên rất nhiều các tình huống ƯX trong đời sống gia đình, chứ không phải chỉ căn cứ vào một số tình huống nhất định.
Thứ hai, trong rất nhiều các tình huống ƯX đó cách ƯX của cha mẹ với con có thể bị ảnh hưởng bởi: cách biểu hiện thái độ, lời nói, hành vi của trẻ, tính chất của từng tình huống, trạng thái của cha mẹ ngay tại thời điểm tình huống xảy ra… Tuy nhiên, chúng tôi quan tâm đến cách ƯX mà cha mẹ thường xuyên sử dụng với con.
Thứ ba, vì QHCM-C phản ánh các ƯX của cha mẹ với con thông qua thái độ, hành vi và cử chỉ nên có thể trong nhận thức, cha mẹ vẫn hiểu trẻ, mong muốn ƯX phù hợp nguyện vọng của trẻ nhưng do kỹ năng biểu hiện những ý nghĩ, tình cảm của cha mẹ với con; năng lực tự chủ của cha mẹ trong các tình huống… nên sẽ dẫn đến nhiều tình huống cha mẹ đã ƯX không thành công với mục đích tốt của mình.
Thứ tư, hiệu quả của cách ƯX này của cha mẹ còn phụ thuộc vào cá tính từng đứa trẻ trong gia đình. Có nghĩa là, không có một công thức ƯX chung nào của ông bố bà mẹ dành cho tất cả các đứa trẻ, mà sự thành công hay không thành công trong cách ƯX của cha mẹ với con là do sự cảm nhận của chính đứa trẻ được ƯX. Có thể cách ƯX này phù hợp với đứa trẻ này nhưng lại không phù hợp với đứa trẻ khác và có thể tốt trong trường hợp này, lúc này, nhưng lại không tốt trong trường hợp khác, lúc khác. Để QHCM-C trở thành một nhân tố tích cực thúc đẩy sự phát triển của trẻ tuổi thiếu niên, cha mẹ đôi khi phải “điều chỉnh” sao cho ƯX đó “phù hợp” với con. Sự phù hợp hay không phù hợp của cách ƯX mà cha mẹ sử dụng với con nhiều khi lại phụ thuộc vào sự tiếp nhận cách ƯX đó của con, bởi vì mỗi một đứa trẻ là một nhân cách độc đáo, mang tính chủ thể…
Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi vận dụng khái niệm QHCM-C (vừa nêu ở trên) để tìm hiểu cách ƯX mà cha mẹ thường sử dụng với con tuổi TN, đồng thời tìm hiểu kết quả của cách ƯX đó của cha mẹ thông qua những đứa con của họ.