Tuổi TN có vị trí và ý nghĩa đặc biệt trong suốt quá trình phát triển của cả đời người. Điều này được thể hiện ở những điểm sau: Thứ nhất, đây là thời kỳ quá độ từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành, thời kỳ trẻ ở ngã ba đường của sự phát triển. Trong đó có rất nhiều khả năng, nhiều phương án, nhiều con đường để mỗi trẻ em trở thành một cá nhân. Trong thời kỳ này, nếu sự phát triển được định hướng đúng, được tạo thuận lợi thì trẻ em sẽ trở thành cá nhân thành đạt, công dân tốt. Ngược lại, nếu không được định hướng đúng, bị tác động bởi các yếu tố tiêu cực thì sẽ xuất hiện hàng loạt nguy cơ dẫn trẻ em đến sự phát triển lệch lạc về nhận thức, thái độ, hành vi và nhân cách. Thứ hai, đây là thời kỳ mà tính tích cực xã hội của trẻ trẻ em được phát triển mạnh mẽ, đặc biệt trong việc thiết lập các QH bình đẳng với người lớn và bạn ngang hàng; trong việc lĩnh hội các chuẩn mực và giá trị xã hội, thiết kế tương lai của mình và những kế hoạch hành động cá nhân tương ứng. Thứ ba, trong suốt thời kỳ TN đều diễn ra sự cấu tạo lại, cải tổ lại, hình thành các cấu trúc mới về thể chất, sinh lý, về hoạt động, tương tác xã hội và tâm lý, nhân cách. Từ đó hình thành nền tảng và vạch chiều hướng cho sự trưởng thành thực thụ của cá nhân. Thứ tư, trẻ ở tuổi TN là giai đoạn khó khăn, phức tạp và đầy mâu thuẫn trong quá trình phát triển. Trong các em thường xuất hiện nhiều mâu thuẫn: mâu thuẫn ngay trong nhận thức và nhu cầu nội tại của trẻ trong quá trình phát triển, mâu thuẫn giữa trẻ và người lớn trong quan niệm và cách hành xử của người lớn đối với trẻ. [18, tr. 177 – 178]
Thêm vào đó, trẻ ở giai đoạn này có một đặc điểm là vừa có tính trẻ con, vừa có tính người lớn, vừa có tính độc lập đồng thời lại có tính ỷ lại nên nội tâm trẻ luôn có những mâu thuẫn phức tạp. QHCM-C không còn được gần gũi như trước kia, hay xảy ra những xung đột, đó là giai đoạn xung đột và đối lập tạm thời giữa hai khuynh hướng độc lập và phụ thuộc ở trẻ. Sự quyến luyến quá mức chặt chẽ của con đối với cha mẹ như thời nhi đồng đã không còn nữa, lúc này trẻ chỉ muốn thoát khỏi sự quản giáo của cha mẹ để được độc lập, tuy nhiên nhiều lúc trẻ vẫn phải dựa vào cha mẹ. Nhiều học giả nước ngoài đã gọi thời kỳ này là “thời kỳ quan hệ nhiều nguy cơ”, tuy cái gọi là “nguy cơ” có thể không hoàn toàn chính xác, hơi mang tính tiêu cực, nhưng không thể phủ nhận QHCM-C tuổi TN thực sự có nhiều biến đổi, đây là giai đoạn mà cha mẹ cảm thấy đau đầu nhất trong việc giáo dục con. Tuy nhiên, không phải trong mọi gia đình QHCM-C tuổi này đều có những xung đột, căng thẳng …
QHCM-C tuổi TN thường nặng nề vì những xung đột và sự hiểu biết lẫn nhau giữa cha mẹ và con vẫn chưa được tốt. Trong khi nghiên cứu về tình bạn của thanh niên người ta đặc biệt ghi nhận lại rằng học sinh từ lớp 7 đến lớp 10 đánh giá mức độ hiểu biết về phía cha mẹ, tính dễ tiếp xúc và sự chan hòa, cởi mở với con như thế nào. Kết quả là các chỉ số này của cha mẹ thua xa các bạn bè đồng lứa và mức độ gần gũi tâm lý với cha mẹ hạ thấp nhanh chóng từ lớp 7 đến lớp 9. Một phần vấn đề chính là ở tâm lý người lớn, trước hết là những bậc cha mẹ không muốn nhận thấy những biến đổi trong thế giới nội tâm của thiếu niên. [41, tr.118]
Về mặt lý thuyết thì những bậc cha mẹ tốt hiểu con của mình nhiều hơn bất kỳ một người nào khác, thậm chí hơn cả bản thân đứa con. Chính vì cha mẹ quan sát chúng hàng ngày, hàng giờ trong suốt cuộc đời của chúng. Nhưng những sự thay đổi diễn ra ở TN thường thay đổi quá nhanh dưới con
mắt của cha mẹ. Đứa trẻ lớn lên thay đổi, trong khi những bậc cha mẹ quá yêu con vẫn xem trẻ như là trẻ của mấy năm về trước và những nhận xét về nó vẫn không có gì thay đổi. Một em nam thiếu niên 15 tuổi nhận xét: “Nỗi đau khổ chính đối với cha mẹ là cha mẹ biết chúng ta khi chúng ta hãy còn bé”. [41, tr.118]
Chỉ có thể hiểu thế giới bên trong của người khác khi kính trọng người đó, tiếp nhận nó như là một thực tại độc lập nào đó. Những lời than thở phổ biến nhất (và hoàn toàn hợp lý) của thiếu niên về cha mẹ của mình là: “Cha mẹ không lắng nghe con!”. Sự vội vã, sự không biết cách và không muốn lắng nghe, không muốn tìm hiểu những gì đang diễn ra trong thế giới phức tạp của thiếu niên, không chịu nhìn vấn đề bằng con mắt của con trai hay con gái của mình, sự tin tưởng – tự mãn vào kinh nghiệm không thể sai của mình – chính nó là nguyên nhân đầu tiên tạo ra hành rào tâm lý giữa cha mẹ với con ở lứa tuổi này. [41, tr.118]
Chính vì việc không nhận thức đúng của cha mẹ về trẻ tuổi TN đã dẫn đến sự không hình dung đúng sự đánh giá và tự đánh giá của nhau. Trong một cuộc nghiên cứu ở thanh thiếu niên (13 tuổi, 15 – 16 tuổi, 18 – 20 tuổi) và cha mẹ của họ được yêu cầu mô tả lại thế hệ của mình và thế hệ khác bằng các tính từ phổ biến (kiểu “trong sạch - bẩn thiểu”, “kiên trì – thiếu kiên trì”, đồng thời hình dung thế hệ này hiểu thế hệ kia như thế nào (người già đánh giá người trẻ ra sao và ngược lại), cũng như cha và con hình dung sự tự đánh giá của nhau như thế nào. Trong cả ba trường hợp kết quả đề trùng nhau: cả hai thế hệ đánh giá tốt mình và đánh giá lẫn nhau tốt (người già cao hơn người trẻ một chút); nhưng cả hai thế hệ đều không nhận định đúng phía kia nhận định mình thế nào. Con chờ đợi những đánh giá xấu từ phía cha mẹ, còn cha mẹ chờ đợi như vậy từ phía con. Nguồn gốc của sự lầm tưởng rất rõ – đó là sự khái quát hóa những đòi hỏi và những quở trách lẫn nhau không tránh khỏi
giữa con và cha mẹ. Những khái quát hóa sai lầm này làm phức tạp thêm nhiều QHCM-C. [41, tr.120]
Như vậy, sự phát triển nhân cách ở trẻ tuổi TN là tính tích cực xã hội mạnh mẽ của bản thân các em nhằm lĩnh hội những giá trị, những chuẩn mực nhất định, nhằm xây dựng những QH thỏa đáng với gia đình, với bạn bè, với tất cả mọi người để hình thành nhân cách bản thân. Nhìn chung lứa tuổi này cần được xã hội quan tâm, phải kín đáo tế nhị hỗ trợ các em, chiếu cố nhắc nhở những thiếu sót để hướng dẫn các em vào hoạt động chủ đạo của lứa tuổi thiếu niên là học tập và giao tiếp. Cũng từ đây phát hiện ra những năng lực, tài năng thực thụ vốn có của các em lứa tuổi TN tạo tiền đề vững chắc cho các em. Bên cạnh đó, để định hướng sự phát triển của các em thì các nhà giáo dục và cha mẹ cần giúp đỡ các em, đi sâu vào thế giới nội tâm để tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng, sở thích, hứng thú, từ đó tìm biện pháp đúng đắn chỉ bảo, hướng dẫn các em vào các hoạt động tích cực.
Tóm lại, ở các em tuổi TN, ý thức độc lập được tăng lên rất nhiều, những khác biệt trong suy nghĩ giữa hai thế hệ ngày càng rõ rệt. Trẻ đã có một trình độ nhận thức nhất định trong suy nghĩ, trong khi đó, rất nhiều các bậc làm cha mẹ không hiểu được tâm lý của con mình, từ đó vẫn giữ thái độ, ƯX với con như trẻ nhỏ. Nếu cha mẹ hiểu và chịu thay đổi thái độ, cách ƯX, không còn coi trẻ như con nít thì QH cha mẹ với con sẽ theo xu hướng tôn trọng và bình đẳng. Ngược lại, dù có hiểu hay không hiểu những thay đổi tâm lý của trẻ, cha mẹ vẫn không chịu thay đổi thái độ, cách ƯX thì trẻ sẽ có những biểu hiện phản kháng bằng cách không nghe lời, chống đối. Lúc này, QHCM-C sẽ không ngừng phát sinh mâu thuẫn, xung đột. Nếu tình trạng này vẫn cứ tiếp diễn thì quá trình thay đổi QH thời kỳ cũ sẽ kéo dài suốt thời kỳ thiếu niên cho đến khi nào cha mẹ phải có sự thay đổi thái độ và cách ƯX đối với trẻ.
Thực vậy, tác giả Nguyễn Thị Thiên Kim đã có có nghiên cứu Tìm hiểu những hành vi chưa ngoan do cách ƯX của cha mẹ ở thiếu niên tại một số trường THCS nội thành Tp. HCM, kết quả cho thấy khi cha mẹ đã có kiểu QHCM-C không phù hợp với tâm lý của trẻ, trẻ đã có những biệu hiện (theo thứ tự từ cao đến thấp): 1.Lầm lì bỏ đi chỗ khác; 2. Im lặng chịu đựng nhưng vẫn làm theo ý mình; 3. Nói dối cha mẹ; 4. Vùng vằng, dậm chân dậm cẳng vì gận dỗi; 5. Không nói chuyện với cha mẹ; 6. Cãi lại cha mẹ, 7. Chán nản và biếng học; 8. Lờ đi không chú ý đến lời của cha mẹ; 9. Bằng mọi cách (năn nỉ, la hét, nhịn cơm…) để bắt cha mẹ chiều theo ý của mình; 10.Chống đối cha mẹ, biết sai nhưng không sửa; 11. Thốt ra những điều không phải với cha mẹ; 12.Bỏ đi đến nhà bạn bè hay người quen; 13. Quăng hết đồ đạt, la hét; 14.Có hành động hay ý định làm cho cha mẹ mất mặt. [26, tr. 52]
Từ những phân tích trên cho thấy, nét đặc trưng trong QHCM-C tuổi TN là sự cải tổ lại kiểu quan hệ người lớn – trẻ con có ở tuổi nhi đồng, hình thành kiểu quan hệ đặc trưng của tuổi thiếu niên và đặt cơ sở cho việc thiết lập quan hệ của người lớn với người lớn trong các giai đoạn tiếp theo. Đặc trưng này xuất phát từ cả hai phía là cha mẹ và HS.