Định hướng phát triển và các chỉ tiêu chủ yếu của ngành nông nghiệp tạ

Một phần của tài liệu nghiên cứu phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố cần thơ (Trang 99 - 148)

tại Thành phố Cần Thơ

3.2.1. Định hướng phát triển nông nghiệp

Từ những căn cứ nêu trên, định hướng phát triển NN của TPCT đến năm 2020 được xác định như sau:

+ Phát triển NN, nông thôn theo hướng CN hóa – Hiện đại hóa, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu theo hướng SX hàng hóa hướng mạnh vào xuất khẩu và cung cấp dịch vụ NNCNC cho các tỉnh vùng ĐBSCL.

+ Coi trọng phát triển CNSH trong SX và tạo giống cây trồng vật nuôi; cung cấp các SP NN và thủy sản truyền thống có chất lượng cao, xây dựng nhiều thương hiệu đặc sản cho ngành nông – ngư nghiệp thành phố.

+ Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế NN, nông thôn TPCT gắn với chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động, tạo thêm việc làm và nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn khu vực ngoại thành.

+ Xây dựng nông thôn mới có cơ sở hạ tầng phát triển, quan hệ SX phù hợp tạo tiền đề để NN, nông thôn phát triển toàn diện, bền vững và nâng cao điều kiện sống của dân cư nông thôn khu vực ngoại thành.

3.2.2. Chỉ tiêu phát triển chung của ngành nông nghiệp

+ Ngành NN tăng trưởng nhanh: bình quân 6,2%/năm giai đoạn 2011 – 2015 và 6,5%/năm giai đoạn 2016 – 2020.

+ Tỷ trọng ngành NN trong cơ cấu GDP của thành phố giảm dần từ 17,4% năm 2005; xuống 10,65% năm 2010; 6,33% năm 2015 và 3,74% vào năm 2020.

+ Tỷ trọng lao động NN trong cơ cấu lao động thành phố giảm từ 34,1% năm 2005 xuống 27,4% năm 2010; 23,7% năm 2015 và đạt 21,7% vào năm 2020.

+ Tỷ lệ lao động trong độ tuổi lao động qua đào tạo tăng từ 14,5% năm 2005 lên 20,6% năm 2010; 30,8% năm 2015 và đạt 47,7% vào năm 2020.

+ Giá trị SXNN đạt bình quân từ 2900 – 3000 USD/ha vào năm 2010 và từ 6100 – 6200USD vào năm 2020.

3.2.3. Các chỉ tiêu chủ yếu về nông nghiệp

3.2.3.1. Trồng trọt

-Mức tăng trưởng của ngành trồng trọt ổn định trong giai đoạn 2006 – 2010 và 2011 – 2015, tăng trưởng mạnh hơn trong giai đoạn 2015 – 2020 nhờ ứng dụng đại trà các công nghệ cao trong trồng trọt và phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ liên quan đến cây trồng.

-Đối với các loại cây trồng:

+ Về SX lúa, đa dạng hóa trên đất lúa, phát triển ổn định cơ cấu lúa hai vụ chất lượng cao; chú trọng các cơ cấu 2 – 3 vụ lúa – màu, lúa – thủy sản.

+ Mở rộng diện tích rau màu luân canh với lúa và chuyên canh cây rau màu theo hướng đầu tư phát triển các loại hình rau sạch, rau an toàn.

+ Xây dựng ổn định vùng cây ăn trái, chú trọng vùng chuyên canh cây có múi, từng bước đa dạng hóa các loại cây trồng; tập trung triển khai tổng hợp tiềm năng kinh tế vườn.

+ Hình thành và phát triển các loại hình SX giống và hoa kiểng đặc trưng; giống cây ăn trái đầu dòng, giống đặc sản với chất lượng xác nhận, giống lúa, giống rau, các giống hoa kiểng nhập nội và lai tạo mới như phong lan, xương rồng và các loại sinh vật cảnh nhiệt đới khác.

3.2.3.2 . Chăn nuôi

- Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng ngành chăn nuôi trên cơ sở khống chế các dịch bênh lây lan trên diện rộng như cúm gia cầm, lở mồm long móng,… Đến năm 2020, chuyển dần phương thức chăn nuôi hộ và trại gia đình (giảm còn 37%) sang phương thức chăn nuôi CN – bán CN (30%) và trang trại (24%) để có điều kiện ứng dụng công nghệ cao.

- Về gia súc, phấn đấu hơn 95% được lai theo quy ước 2 – 3 máu; sau năm 2010 tiến hành thử nghiệm nuôi bò CN cung ứng thịt chất lượng cao và nhân rộng mô hình sau năm 2015.

- Về gia cầm, từ năm năm 2010 phục hồi đàn gia cầm và gia súc khác theo mô hình nuôi tập trung bán CN và CN, năm 2015 gia tăng và ổn định đàn gia cầm.

3.2.3.3. Nuôi trồng thủy sản

-Đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực nông – lâm – ngư nghiệp bình quân 10,4%/năm.

-Phát triển đa dạng các mô hình nuôi thủy sản nước ngọt, bao gồm: luân canh với lúa; xen canh mương vườn và chuyên canh ao – hầm, “làng bè” trên đất ven sông Hậu, bãi bồi, vùng trũng phù hợp điều kiện tự nhiên của thành phố.

3.2.3.4. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển nông nghiệp

Nhằm thúc đẩy và đặt nền tảng để Cần Thơ xây dựng một nền NN hiện đại, có khả năng ứng dụng công nghệ cao vào SX trên quy mô lớn, cơ sở hạ tầng kỹ thuật là hạt nhân phát triển NNCNC được ưu tiên xây dựng với các nội dung sau:

-Trong giai đoạn 2006 – 2010: hình thành các khu NNCNC và mạng lưới khoảng 3 – 5 tiểu khu vệ tinh, cung cấp các SP mới có hàm lượng công nghệ cao, cung ứng các dịch vụ về chuyển giao công nghệ, thông tin KHCN,…

-Xây dựng khu SX giống tập trung, bao gồm trung tâm giống thủy sản và mạng lưới các trại vệ tinh ương giống thủy sản nước ngọt.

-Thực hiện các dự án ưu tiên để ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào SXNN và nuôi trồng thủy sản.

3.3. Mục tiêu và định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Thành phố Cần Thơ

3.3.1. Quan điểm phát triển

Khai thác tiềm năng, phát huy lợi thế của thành phố để đẩy mạnh phát triển SXNN theo hướng sinh thái đô thị, ứng dụng công nghệ cao; chú trọng phát triển mạnh các loại hình dịch vụ, nhất là dịch vụ kỹ thuật và công nghệ SX giống, chế biến, bảo quản nông - thủy sản; tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác;

đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp và thủy sản, từng bước rút ngắn khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn.

3.3.2. Mục tiêu

- Phát triển NN theo hướng ứng dụng công nghệ cao cả chiều rộng lẫn chiều sâu; trong đó, xây dựng và triển khai các khu NNCNC với mạng lưới là các trạm thực nghiệm để làm hạt nhân phát triển SXNN của TPCT phù hợp Quy hoạch tổng thể KT – XH TPCT đến năm 2020.

- Thông qua hoạt động của các khu, trạm NNCNC; phát triển mạnh các loại hình dịch vụ kỹ thuật NN và các mô hình SX hoa, sinh vật cảnh phục vụ nhu cầu du lịch và xuất khẩu.

- Nhằm tạo tiền đề cho việc ứng dụng công nghệ cao trong SXNN, cần lựa chọn các dự án ưu tiên trong mạng lưới khu – trạm khu NNCNC; từng bước chuyển giao công nghệ và SP của các khu, trạm NNCNC ra SX đại trà nhằm đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng – vật nuôi theo hướng thâm canh và đa dạng hóa các loại hình SX nông – ngư nghiệp; phát triển mạnh đàn gia súc và gia cầm dưới nhiều hình thức chăn nuôi, chú trọng loại hình chăn nuôi CN và bán CN.

- Bằng hoạt động thương mại hóa các công nghệ cao và SP đặc trưng của khu, trạm NNCNC; hình thành những vùng SX cây con lớn có định hướng thị trường tiêu thụ, ổn định về mặt kỹ thuật, có SP đạt tiêu chuẩn chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, tạo được mô hình SX gắn kết chặt chẽ với tồn trữ, bảo quản, chế biến và tiếp thị được với các trung tâm tiêu thụ trong và ngoài nước

- Đầu tư và mở rộng liên kết trong các lĩnh vực NC và ứng dụng KHCN cho các đối tượng NC trong và ngoài nước ở các khu, trạm NNCNC trên địa bàn TPCT, từng bước xây dựng TPCT trở thành trung tâm NN ứng dụng công nghệ cao của vùng ĐBSCL và Việt Nam.

3.3.3. Định hướng

- Xây dựng các mô hình NNCNC, tiến tới xây dựng các khu NNCNC đặt tại các nông trường và tại các trạm trại trên địa bàn TPCT làm hạt nhân cho phát triển

nền NNCNC. Các khu NNCNC sẽ là nơi SX các SP về giống và nông sản có chất lượng cao; cung cấp dịch vụ chuyển giao công nghệ và thông tin KHCN tiên tiến, hiện đại; liên kết với các viện, trường để tổ chức thực hiện NC KH NN, tổ chức hội nghị, hội thảo và dịch vụ lao động, môi giới thị trường,… Hoạt động của các khu này sẽ có tầm ảnh hưởng lớn về công nghệ và kỹ thuật SXNN đến các tỉnh vùng ĐBSCL.

- Qua tìm hiểu, các khu NNCNC trên thế giới và Việt Nam thường tập trung NC, SX, trình diễn, … những SP mang tính “đặc trưng – độc đáo” là đại diện “đặc sản” của vùng miền, tỉnh thành, trong đó ưu tiên các SP mang lại giá trị kinh tế cao như rau sạch, hoa quả, sinh vậy cảnh, vật nuôi chất lượng cao, thủy sản,… Do vậy, ngành NN Cần Thơ chọn hướng phát triển NNCNC cho thời gian trước mắt như:

+ Về trồng trọt: tập trung vào các lĩnh vực chọn và nhân các giống chất lượng cao; trình diễn các mô hình ứng dụng CNSH và các phương pháp canh tác tiên tiến như: nhà trồng có mái che, trồng cây không cần đất, sử dụng giống cấy mô, sử dụng chế phẩm sinh học, công nghệ tưới,… để tạo ra SP độc đáo, tinh xảo, có hàm lượng chất xám cao, mang tính sáng tạo cho bốn nhóm cây trồng chủ lực của thành phố là cây lúa, cây ăn quả, rau cao cấp, sinh vật cảnh.

+ Về chăn nuôi: tập trung vào các lĩnh vực chọn tạo và nhân các giống chất lượng cao; trình diễn phương thức chăn nuôi tiên tiến như nuôi heo thịt siêu nạc, nuôi vịt siêu thịt và siêu trứng, nuôi gà theo mô hình VAC và mô hình nuôi CN kép kín gắn liền với CN chế biến. Các vật nuôi chủ lực tập trung ứng dụng công nghệ cao là heo, bò, gà, vịt và các loại sinh vật cảnh.

+ Về thủy sản: tập trung các lĩnh vực SX giống và trình diễn mô hình nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao, an toàn sinh học như nuôi cá tra, tôm càng xanh, cá sặc rằn, cá thát lát, rô phi đơn tính dòng gift và thủy đặc sản như cá sấu, ba ba, trăn, rắn,…

+ Về nấm và các chế phẩm vi sinh: trình diễn và SX giống nấm, NC ứng dụng các chế phẩm vi sinh phục vụ xử lý ao nuôi, ruộng nuôi thủy sản và điều hòa sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng – vật nuôi.

+ Về dịch vụ: tập trung vào các dịch chính như chuyển giao công nghệ SX giống mới và SX các SP chất lượng cao; đào tạo chuyên môn sâu và huấn luyện tay nghề về các lĩnh vực NNCNC; tổ chức hội nghị, hội thảo, triển lãm, giới thiệu và bán các nông sản công nghệ cao; phối hợp với các viện, trường mở rộng các chương trình, dự án hợp tác quốc tế và tổ chức hoạt động du lịch tham quan NNCNC và bảo tồn thiên nhiên của TPCT và khu vực ĐBSCL.

- Xây dựng và phát triển nền NN đô thị sinh thái đa dạng với các SP chủ lực là lúa, rau màu thực phẩm, trái cây, chăn nuôi, thủy sản nước ngọt và ứng dụng KHCN hiện đại trong SXNN, gắn liền với sự dụng công nghệ tiên tiến trong bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông sản phù hợp với các tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.

- Từng bước định hình và phát triển nền NN ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố, trong từng giai đoạn khác nhau sẽ thực hiện các dự án ưu tiên phù hợp với từng lĩnh vực và công nghệ đã được lựa chọn ứng dụng vào SXNN.

- Về không gian SX: mạng lưới khu, trạm NNCNC là hạt nhân của nền NNCNC, là cơ sở để đẩy mạnh hoạt động SXNN ứng dụng công nghệ cao ra SX đại trà. Về lâu dài, trong giai đoạn SX đại trà cần mở rộng không gian SX ra các vùng SXNN chủ lực của thành phố hiện nay theo dạng hình thành vành đai thực phẩm ngoại thành chuyên cung cấp rau quả thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng thành phố.

3.4. Giải pháp phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Thành phố Cần Thơ đến năm 2020

Căn cứ vào thực trạng, mục tiêu và định hướng phát triển NN theo hướng ứng dụng công nghệ cao ở TPCT để trở thành đầu tàu của ngành NN khu vực và phù hợp với xu hướng phát triển chung của ngành NN Việt Nam và thế giới. Để phát triển nền NN của TPCT theo hướng hiện đại ứng dụng công nghệ cao cần tập trung vào các giải pháp chủ yếu sau:

3.4.1. Giải pháp về nguồn nhân lực

Nhằm thực hiện thành công Chương trình NNCNC, trong đó việc ứng dụng công nghệ cao vào SXNN là một yêu cầu tất yếu. Do đó, đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đủ sức triển khai các nhiệm vụ mà Chương trình NNCNC

đã đề ra là một giải pháp then chốt và hết sức cần thiết nhằm đạo tạo đội ngũ lao động NN chất lượng cao phục vụ cho giai triển khai NNCNC ra SX đại trà. Việc đào tạo đối tượng này tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:

- Tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo về ứng dụng công nghệ trong các quá trình SX cho những người trực tiếp tham gia SX tại các nơi SX thí điểm là các khu, trạm NNCNC,…

- Phối hợp công tác khuyến nông – khuyến ngư và các dự án ưu tiên ứng dụng công nghệ cao trong SX để mở các cuộc hội thảo, báo cáo chuyên đề, tham quan các mô hình SX tiên tiến, biên soạn tài liệu, phát triển rộng rãi các kênh thông tin đại chúng,… nhằm phổ biến rộng rãi đến các kỹ thuật viên, nông dân am hiểu công nghệ được ứng dụng trong NN và biết cách quản lý SX.

3.3.2. Giải pháp về khoa học – công nghệ

Phát triển nền NN ứng dụng công nghệ cao nên giải pháp về KHCN và triển khai ứng dụng chúng vào SX là hết sức cần thiết và đóng vai trò quan trọng để tạo nên sự thành công của quá trình; thông qua Chương trình xây dựng và phát triển KHCN bước đầu cần tập trung NC và triển khai ứng dụng những công nghệ then chốt có khả năng ứng dụng trong NN như:

- NC phát triển và ứng dụng CNSH trong sản xuất cây – con giống bằng các kỹ thuật như đột biến gen, nuôi cấy tế bào, nuôi cấy mô hom, nuôi cấy bao phấn,... ; trong SX các loại rau an toàn; nhân giống, nuôi trồng và SX các loại sinh vật cảnh và thủy sản; trong xử lý chất thải NN và CN chế biến nông sản, bảo quản và chế biến SP sau thu hoạch,…

-NC và ứng dụng công nghệ bảo quản và chế biến SP sau thu hoạch, CNTT và KH quản lý trong quản lý chất lượng và tiêu chuẩn hóa hàng nông sản bằng cách xây dựng tiêu chuẩn trong chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản.

- Ứng dụng kỹ thuật canh tác cây trồng tiên tiến gồm: kỹ thuật canh tác không dùng đất, tưới nhỏ giọt, tưới phun, nhà trồng có mái che.

- Công nghệ ứng dụng và sản xuất vật liệu mới: để sản xuất giá thể, khay ươm cây giống, màng phủ NN, màng bao trái, chất bảo quản nông sản.

- Ứng dụng CNTT, tự động hóa: như điều tiết nhiệt độ, ẩm độ, cường độ và thời gian chiếu sáng, tưới tiêu, sử dụng phân bón, phòng trừ dịch hại, ...

Về lâu dài, cần đề ra những giải pháp trong NC phát triển KHCN mới có thể ứng dụng vào SXNN ngày càng sâu và rộng hơn nhằm theo kịp trình độ KHCN tiên tiến của các nước trên thế giới.

3.3.3. Giải pháp về tổ chức quản lý

Tổ chức quản lý ngành NN nói chung và NNCNC nói riêng giúp cho hoạt quá trình phát triển đi vào khuôn mẫu hơn, nhằm định hướng đúng đắn cho việc phát triển NNCNC. Vì vậy cần thành lập mô hình tổ chức, quản lý toàn bộ quá trình phát triển NNCNC ở TPCT và có thể mô phỏng như sau:

Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức quản lý và điều hành Chương trình NNCNC ở TPCT

Một phần của tài liệu nghiên cứu phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố cần thơ (Trang 99 - 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)