Các nhân tố kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu nghiên cứu phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố cần thơ (Trang 57 - 66)

2.2.1.1. Đô thị hóa

Quá trình đô thị hóa ở TPCT đang trong giai đoạn tăng tốc, dân số khu vực thành thị chiếm 66,15% dân số thành phố (năm 2011) với tốc độ tăng trung bình 4,85%/năm. Chính quá trình đô thị hóa ở TPCT đang diễn ra nhanh chóng là nhân tố quan trọng quyết định để đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ cao vào SXNN nhằm tạo ra khối lượng nông sản lớn với năng suất và chất lượng cao đáp ứng yêu cầu thị trường. Quá trình này tác động đến việc hình thành và phát triển NNCNC ở TPCT được thể hiện qua các vấn đề sau:

+ Đô thị hóa ở TPCT đã làm thay đổi mục đích sử dụng đất; diện tích một số loại đất SXNN ngày càng bị thu hẹp, nhất là đất trồng cây hàng năm nhưng lại có xu hướng tiêu thụ mạnh.

Bảng 2.2: Hiện trạng sử dụng đất NN ở TPCT giai đoạn 2006 - 2011

Chỉ tiêu Hiện trạng (Đơn vị: ha) Biến động 2006 2011 2006 – 2011 (ha) Tổng diện tích tự nhiên 140.894,92 140.894,92 0,00 A. Đất NN 115.069,40 115.432,10 +362,70 I. Đất SXNN 113.680,70 113.869,72 +189,12 1. Đất trồng cây hàng năm 94.143,20 93.272,75 - 870,45 a. Đất trồng lúa 92.270,40 91.837,73 - 432,67 b. Đất trồng cây hàng năm khác 1.872,80 1.435,02 -437,78

2. Đất trồng cây lâu năm 19.514,70 20.576,88 +1.062,18

3. Đất trồng cỏ cho chăn nuôi 22,70 20,09 -2,61

II. Đất nuôi trồng thủy sản 1.161,40 1.332,42 +171,02

III. Đất lâm nghiệp 227,30 227,14 -0,16

IV. Đất NN khác 0,10 2,82 +2,72

B. Đất phi NN 24.706,90 25.265,41 +558,51

1.Đất chuyên dùng 18.609,70 18.947,01 +337,31

2. Đất nhà ở 6.097,20 6.318,40 +221,20

C. Đất chưa sử dụng 1.118,62 197,40 -921,22

Nguồn: Sở Tài Nguyên và Môi Trường TPCT

+ Đô thị hóa làm cho dân số thành phố tăng lên, tăng trung bình 11.000 người/năm nên nhu cầu tiêu dùng nông sản tăng cao với đặc điểm đa dạng, hiện đại.

+ Đô thị hóa phát triển song hành cùng với quá trình CN hóa đã hình thành các khu CN với nhiều cơ sở chế biến lương thực – thực phẩm ra đời nên cần nhiều nông sản để làm nguyên liệu cho quá trình SXCN.

+ Quá trình đô thị hóa góp phần làm nâng cao trình độ của người lao động nói chung và lao động NN nói riêng nên họ dễ dàng tiếp thu được những công nghệ có thể ứng dụng trong NN và ý thức được hiệu quả do KHCN đem lại; mặt khác, tư duy của người lao động NN thay đổi theo phương thức SXCN tập trung.

+ Đô thị hóa và CN hóa phát triển, TPCT cần mở rộng các mối quan hệ với các quốc gia trên thế giới, đây là điều kiện để Cần Thơ thu hút các nguồn lực để phát triển kinh tế nói chung và NN nói riêng; nhất là chuyển giao và tiếp thu những KHCN hiện đại vào SX phát triển NN; và còn là cơ hội để Cần Thơ giới thiệu nông sản ứng dụng công nghệ cao đến thị trường thế giới.

+ Đô thị hóa đã làm cho cơ sở vật chất – hạ tầng kỹ thuật ở TPCT phát triển, điều này đã tác động tích cực đến việc hành thành và phát triển nền NNCNC.

Như vậy, dưới tác động của quá trình đô thị hóa đã thúc đẩy nền NN ở TPCT phát triển theo hướng ứng dụng công nghệ cao vào SX nhằm tạo ra khối lượng hàng hóa lớn và chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu của thị trường đang tăng cao. Tuy nhiên quá trình đô thị hóa ở Cần Thơ đang diễn ra mạnh gây khó khăn cho công tác quy hoạch phát triển KT – XH nói chung và phát triển NN nói riêng.

2.2.1.2. Thị trường

Là thành phố trực thuộc trung ương, TPCT có dân số đứng thứ 4 cả nước với trên 1,2 triệu người, quá trình CN đang phát triển nhanh,… Đó là thị trường tiêu thụ lớn về các sản phẩm NN như lương thực, hoa quả thực phẩm, thủy sản,… vì thế cần tìm ra giải pháp để tăng năng suất và khối lượng nông sản.

Thị trường nội tiêu:

Để xác định được thị trường tiêu thụ nông sản của thành phố, cần dựa trên số liệu thống kê về tình hình SX và nhu cầu tiêu dùng lương thực thực phẩm của người dân thành phố.

+ Nhu cầu về lương thực: năm 2011 TPCT sản xuất 1.289.713 tấn lúa, đạt trung bình 1.066,6 kg/người/năm. Theo NC, mức tiêu thụ gạo thực tế của người Việt Nam là 341,8g/người/ngày, quy đổi ra lúa bằng 230 kg/người/năm. Như vậy, TPCT đảm bảo đủ lương thực tiêu dùng trong thành phố.

+ Nhu cầu về thực phẩm: so sánh nhu cầu và SX các loại rau, thực phẩm ở TPCT như sau:

Bảng 2.3: Tình hình SX và nhu cầu thực phẩm ở TPCT năm 2011

TT Loại thực phẩm Nhu cầu SX Thiếu

năm 2011 Lượng %

1 Rau xanh các loại

(kg/người/năm) 120,00 (*) 72,96 47,04 39,20 2 Thực phẩm chung, gồm rau đậu, thịt, cá (đồng/người/năm ) 2.705.700 (**) 2.370.600 335.100 12,38

Nguồn: Tổng hợp từ BMI và Niên giám Thống kê TPCT năm 2011

Như vậy, hiện nay TPCT mới đáp ứng được khoảng 60,80% rau xanh các loại, cần phải SX thêm 39,20%. Theo NC về dinh dưỡng của tổ chức WHO, lượng rau xanh cần cho người Việt Nam từ 300g – 350g/người/ngày. Như vậy, để đủ khẩu phần rau xanh, một người cần từ 110 – 128 kg/năm. Thực tế năm 2011 sản lượng rau xanh các loại ở TPCT đạt 88.225 tấn, còn thiếu khoảng 57.000 tấn. Nhu cầu về thực phẩm hiện nay TPCT mới đáp ứng được 87,62%; còn thiếu 12,38% nên thành phố đã nhập một số mặt hàng rau quả, hoa màu thực phẩm từ các địa phương khác như Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang, Hà Nội, Nghệ An, Lâm Đồng, ... đáng chú ý là các mặt hàng này là những nông sản ứng dụng công nghệ cao. Điều đó chứng tỏ rằng nhu cầu tiêu thụ nông sản hàng hóa chất lượng cao ở TPCT là rất lớn.

+ Thị trường KHCN: TPCT có đủ điều kiện để NC, tiếp nhận và hoàn thiện các KHCN ứng dụng trong NN, đồng thời sẽ chuyển giao KHCN cho các tỉnh thành trong khu vực đang có nhu cầu rất lớn.

Ghi chú: (*): Nhu cầu rau xanh của WHO, Báo cáo SX 2008, Bộ NN và Phát triển Nông thôn.

(**): Số liệu của Tổ chức Quan sát Doanh nghiệp Quốc tế (BMI); (**) = 129,4 USD

+ Thị trường CN: tận dụng những lợi thế có sẵn của địa phương ngành CN chế biến nông sản đang phát triển mạnh, nhất là chế biến thủy sản, SX thức ăn chăn nuôi nên cần một lượng lớn nguyên liệu lớn.

+ Thị trường du lịch: là một thị trường đầy tiềm năng đối với các SP của nền NNCNC. Vì thế, thông qua hoạt động NC, học tập, du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái,... ngành NN Cần Thơ có thể đẩy nhanh việc áp dụng KHCN hiện đại vào SX nhằm tạo ra những SP đáp ứng yêu cầu du khách.

Thị trường xuất khẩu:

Các loại nông sản nước ta đang dần khẳng định vị trí trong xuất khẩu như lúa gạo, cà phê, chè, điều, thuỷ hải sản… và đã mang lại nhiều ngoại tệ cho đất nước. Các mặt hàng rau, hoa cũng đang được đẩy mạnh xuất khẩu. Các thị trường như Liên Bang Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,... là những thị trường tiêu thụ mạnh các mặt hàng rau, hoa, quả, thủy sản,... Các SP của nền NNCNC ở TPCT cũng sẽ hướng tới thị trường trong và ngoài nước.

Có thể nói rằng, “đầu ra” của nền NNCNC ở TPCT là rất lớn không những thị trường trong thành phố mà còn các tỉnh thành khu vực và cả thị trường quốc tế.

Những yếu tố về thị trường trên đây là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy việc hình thành và phát triển cho nền NN ở TPCT theo hướng ứng dụng công nghệ cao. Bên cạnh thuận lợi, thị trường nông sản ở TPCT cũng gây cản trở đến quá trình phát triển NNCNC, là do:

+ Nhận thức về nông sản ứng dụng công nghệ cao của người tiêu dùng còn hạn chế, nhất là ở khu vực nông thôn.

+ Thị trường tiêu thụ chưa thật ổn định do giá của nông sản ứng dụng công nghệ cao còn cao rất nhiều so với những nông sản thông thường từ 15 – 30%, thậm chí là 50%.

+ Chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp thu mua nông sản với người SX, thường rơi vào cảnh “được mùa, rớt ra” nên người SX cũng không mặn mà với việc ứng dụng KHCN vào SX, dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao.

2.2.1.3. Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực tham gia vào quá trình hình thành và phát triển NNCNC ở TPCT phải được đánh giá cả về mặt chất lượng và số lượng.

Lao động trực tiếp trong ngành nông – lâm – thủy sản ở Cần Thơ năm 2011 là 246.821 người, chiếm 41,15% số lao động đang làm việc tại TPCT. Đội ngũ cán bộ KH kỹ thuật ngành NN ở TPCT năm 2011 là 2.517 người, tăng 3,54 lần năm 2005 (711 người); trong đó, số lao động có trình độ đại học trở lên là 587 người (năm 2005 là 179 người), cao đẳng là 408 người, trung cấp chuyên nghiệp là 689 người, dạy nghề là 833 người(*)

. Với đội ngũ lao động này có thể đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực cho sự phát triển NN nói chung và NNCNC nói riêng ở TPCT trong thời gian hiện tại.

Về phía các doanh nghiệp, cuối năm 2010 ở TPCT có 43 doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh nông sản với 1.152 lao động. Đây là cầu nối giữa người SX với thị trường; là lực lượng thúc đẩy nhanh quá trình ứng dụng công nghệ cao vào SX vì họ có khả năng đánh giá được xu hướng và tình hình tiêu thụ nông sản ứng dụng công nghệ cao thông qua hoạt động NC thị trường. Vì thế, thông qua lực lượng lao động này giúp người SX ứng dụng KHCN phù hợp với từng loại cây trồng và vật nuôi theo yêu cầu của thị trường.

Trên địa bàn TPCT hiện nay có những doanh nghiệp đóng vai trò vừa là nhà tiêu thụ vừa là nhà phân phối nông sản chất lượng cao như Metro, CoopMart, MaxiMart, Vinatex, chợ đầu mối, các cơ sở chế biến lương thực thực phẩm,… có khả năng tiêu thụ nông sản với quy mô lớn, tập trung và ổn định. Các doanh nghiệp này còn đề ra những quy định về chất lượng nông sản thông qua các hợp đồng tiêu thụ. Từ đó, giúp người SX thay đổi phương thức canh tác, ứng dụng công nghệ phù hợp để tạo ra nông sản theo yêu cầu của doanh nghiệp.

Theo kết quả điều tra năm 2011, TPCT đã hình thành một mạng lưới với 239 doanh nghiệp hoạt động chuyên môn KHCN với 2.100 lao động. Đặc biệt, TPCT đã hình thành hệ thống cơ quan NC, chuyển giao KHCN trong lĩnh vực NN; trong đó,

có nhiều viện và trung tâm NC KHCN đầu ngành của trung ương đóng trên địa bàn. Đây là nguồn lực quan trọng đóng góp cho sự nghiệp phát triển KHCN và kinh tế - xã hội của địa phương nói chung và sự phát triển NN theo hướng ứng dụng công nghệ cao nói riêng.

Đối với sự phát triển của NN, Nhà nước đóng vai trò là lực lượng lãnh đạo trong việc đề ra những định hướng, chính sách phát triển NN. Lực lượng lãnh đạo chủ chốt cho ngành NN TPCT là Sở NN và Phát triển Nông thôn TPCT, cơ quan này có nhiệm vụ phối hợp các cơ quan khác để NC và đề ra định hướng nhằm đưa NN thành phố phát triển hiện đại, ứng dụng công nghệ cao.

Như vậy, với đội ngũ lao động NN ở TPCT hiện nay có khả năng đưa nhanh những tiến bộ KHCN vào SX, đây chính là điều kiện thuận lợi để ngành NN Cần Thơ phát triển theo hướng ứng dụng công nghệ cao để xứng đáng với vai trò là đầu tàu NN của ĐBSCL. Tuy nhiên, khi ứng dụng công nghệ cao vào SXNN cũng gặp không ít khó khăn do nguồn nhân lực ở TPCT mang lại. Đó là:

-Năm 2011, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật hoạt động NN chỉ khoảng 2.500 người, chiếm tỷ lệ khiêm tốn 1,01% tổng số lao động trong NN; còn số lao động NN chưa qua đào tạo còn chiếm một tỷ lệ 98,99%. Đây chính là một cản trở lớn trong phát triển NNCNC ở giai đoạn SX đại trà.

-Lao động NN chưa quen phương thức SXCN tập trung, khả năng tiếp cận thị trường còn hạn chế; phân bố không đều và có sự chênh lệch về trình độ.

-Lao động NN đang bị già hóa, khả năng tiếp thu KHCN còn chậm.

Do đó, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những nhiệm vụ và là giải pháp quan trọng trong chương trình phát triển NN của thành phố.

2.2.1.4. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội

So với các tỉnh thành khác ở ĐBSCL, TPCT có trình độ và điều kiện phát triển KT – XH hơn về tất cả mọi mặt; tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định; thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh và đứng đầu khu vực, năm 2011 đạt 48,90 triệu đồng/người, chất lượng cuộc sống người dân ngày càng tăng. Đây là một lợi thế quan trọng cho Cần Thơ triển khai ứng dụng KHCN vào NN nhằm cung cấp

những nông sản hàng hóa chất lượng cao phục vụ nhu cầu tiêu dùng đang tăng do chất lượng cuộc sống người dân đã được cải thiện.

Là cực tăng trưởng của đất nước và hạt nhân phát triển của ĐBSCL với cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng phát triển nhất khu vực; là nơi tập trung nhiều cơ sở giáo dục – đào tạo, NC KHCN.

Trình độ KT – XH cao và phát triển nhanh là điều kiện để thu hút dân cư đến sinh sống, tìm kiếm cơ hội học tập và làm việc,… nên dân số tăng nhanh, nhu cầu về lương thực – thực phẩm cũng tăng cao.

Nền tảng NN phát triển khá cao, lao động NN của Cần Thơ đã quen dần với phương thức SX theo cơ chế thị trường và khả năng tiếp thu nhanh những KHCN có thể ứng dụng trong NN,… cùng với những chính sách phát triển NN, ngành NN TPCT thuận lợi trong việc ứng dụng công nghệ cao, để trở thành động lực phát triển của ngành NN khu vực.

Với trình độ KT – XH nêu trên, là nền tảng quan trọng cho việc phát triển nền NN hiện đại theo hướng ứng dụng công nghệ cao, từ đó làm tăng thêm vai trò của ngành NN Cần Thơ đối với ngành NN của khu vực ĐBSCL.

2.2.1.5. Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật

1) Hệ thống giao thông vận tải

Hiện nay, TPCT được xem là đầu mối giao thông vận tải của đất nước ở khu vực ĐBSCL với nhiều loại hình và tuyến đường đang được hoàn thiện và phát triển. Như hệ thống giao thông đường bộ (quốc lộ 1, quốc lộ 91B, quốc lộ 80,…) được phân bố đều đến với tất cả khu vực trong thành phố. Khoảng 2.000 km đường sông có thể khai thác để phát triển giao thông thủy với các tuyến quan như: tuyến sông Hậu, tuyến kênh Cái Sắn, tuyến Cần Thơ – Kênh Xà No,… và các cảng như cảng Cái Cui (công suất 4,2 triệu tấn/năm), cảng Trà Nóc (công suất 200.000 tấn/năm), cảng Cần Thơ,…

Giao thông hàng không ở TPCT cũng phát triển nhanh đã tạo nên mối liên hệ “nhanh và gần hơn” giữa TPCT với các địa phương khác trong nước và với thế

giới. Đây là loại hình giao thông có tác dụng thu hút nhanh các nguồn lực phát triển KT – XH nói chung và NN nói riêng, nhất là các nguồn lực ở nước ngoài.

Ngoài ra, hiện nay đã có đề án xây dựng tuyến đường sắt nối Thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ – An Giang, khi dự án này đi vào hoạt động sẽ góp phần giải quyết những khó khăn về giao thông của TPCT trong tương lai và tăng thêm vai trò của ngành giao thông vận tải đối với sự phát triển KT – XH thành phố.

Như vậy, với hệ thống giao thông vận tải như trên ở TPCT có đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu về giao thông cho phát triển nền NNCNC. Giao thông vận tải chính là cầu nối giữa nơi SX – chế biến – phân phối và tiêu thụ nông sản chất lượng

Một phần của tài liệu nghiên cứu phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố cần thơ (Trang 57 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)